7. Bố cục của đề tài
3.2.4. Đánh giá công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng tại của
3.2.4.1. Đánh giá chung
Trong những năm gần đây, công tác kiểm tra CLSP tín dụng tại BIDV Thái Nguyên đã được quan tâm và ưu tiên hàng đầu nhằm mục tiêu cung ứng các sản phẩm tín dụng có chất lượng tới khách hàng và đảm bảo an toàn vốn ngân hàng.
Phát huy tối đa nguồn lực tại chi nhánh, bộ máy kiểm tra CLSP tín dụng tại chi nhánh đã thực hiện kiểm tra 100% hồ sơ tín dụng trước khi thực hiện giải ngân cho khách hàng với số lượng chi tiết qua bảng sau:
Bảng 3.10.Tình hình kiểm tra CLSP tín dụng của BIDV Thái Nguyên
TT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 +Số món cho vay ngắn hạn 8.809 9.601 9.968 2 +Số món cho vay trung dài hạn 198 183 144 Tổng số món cho vay (=1+2) 9.007 9.784 10.112
3 -Tổng số mónvay có sai sót 91 178 182
4 -Tỷ lệ sai sót (%) 1,01 1,82 1,80
5 -Tỷ lệ sai sót khắc phục được (%) 99,97 99,96 99,98
(Nguồn: Báo cáo thống kê BIDV Thái Nguyên, các năm 2011-2013 )
Theo bảng số liệu trên cho thấy, cùng với mức độ tăng trưởng dư nợ của chi nhánh trong 3 năm qua thì các khoản cấp tín dụng ra thị trường của BIDV Thái Nguyên cũng tăng dần qua các năm. Mặc dù tỷ lệ sai sót có chiều hướng tăng từ 2011 đến 2012 nhưng bắt đầu có dấu hiệu giảm xuống vào năm 2013 và tỷ lệ sai sót được khắc phục cũng tăng lên, điều này chứng tỏ công tác kiểm tra CLSP tín dụng tại chi nhánh đã và đang từng bước được cải thiện và hiệu quả.
Hình 3.4. Biểu đồ kiểm tra CLSP tín dụng của BIDV Thái Nguyên,2011-2013
Mặc dù hoạt động kiểm tra CLSP tín dụng tại chi nhánh đã và đang được Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ ý thức và quan tâm, song qua phân tích kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng cho thấy công tác này còn một số tồn tại như sau:
-Chất lượng các cuộc kiểm tra chưa cao, đôi khi cán bộ kiểm tra chưa phát hiện được hết các sai sót tiềm ẩn của hồ sơ tín dụng.
-Một số sai sót trở thành hệ thống, lặp lại và chưa có dấu hiệu được ngăn chặn.
3.2.4.2. Đánh giá về các giải pháp đã được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên áp dụng trong công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng
Thứ nhất, đánh giá về giải pháp kiểm tra CLSP tín dụng theo quy trình:
Với mục tiêu tiết kiệm tối đa nguồn nhân lực hiện có mà vẫn thực hiện kiểm tra tốt công tác kiểm tra CLSP tín dụng, tại các chi nhánh BIDV sử dụng giải pháp kiểm tra theo quy trình nghiệp vụ là chủ yếu. Giải pháp này bao gồm 2 hình thức kiểm tra CLSP theo 2 quy trình sau:
+Kiểm tra CLSP theo từng bước của quy trình tạo sản phẩm tín dụng:
->Các bước tiếp nhận hồ sơ, phân tích tín dụng, trình cấp tín dụng: Do phòng Quản lý khách hàng thực hiện, lãnh đạo phòng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra trực tiếp trước khi chuyển sang bước tác nghiệp và giải ngân.
->Bước tác nghiệp và giải ngân: Được thực hiện tại phòng Quản trị tín dụng. Tại đây cán bộ quản trị tín dụng kiểm tra lại toàn bộ công việc của cán bộ ở bước tiếp nhận hồ sơ, phân tích tín dụng, trình cấp tín dụng, nếu đạt yêu cầu thì nhập dữ liệu vào hệ thống và trình giải ngân. Lãnh đạo phòng Quản trị tín dụng chịu trách nhiệm kiểm tra CLSP ởbước giải ngân trước khi chuyển chứng từ cho các phòng giao dịch hạch toán các lệnh chi/ thanh toán cho khách hàng.
+Kiểm tra CLSP tín dụng theo quy trình hậu kiểm: Đây là quá trình kiểm tra sau khi giải ngân và được thực hiện bởi các cán bộ thuộc phòng kế toán- tài chính của chi nhánh. Các kế toán viên đóng vai trò là người kiểm tra toàn bộ các chứng từ giải ngân, kiểm tra sự phù hợp giữa chứng từ, hợp đồng tín dụng...với các dữ liệu được cập nhật trên hệ thống máy tính, đồng thời lưu trữ hồ sơ giải ngân theo quy định của chứng từ kế toán.
Đánh giá về giải pháp thực hiện kiểm tra CLSP tín dụng theo quy trình như sau: *Thuận lợi
-Công tác kiểm tra CLSP tín dụng được dễ dàng thực hiện theo từng bước kiểm soát của quy trình cấp tín dụng hoặc quy trình hậu kiểm đề ra.
-Công tác kiểm tra CLSP theo quy trình thực hiện tại các phòng chức năng nên không tạo áp lực ”Bị giám sát”, làm cho công tác này diễn ra một cách tự nhiên theo đúng quy định đề ra.
* Khó khăn
-Áp lực công việc của mỗi cán bộ chuyên môn nhiều, ví dụ như:
+Cán bộ quản lý khách hàng (tại phòng khách hàng) vừa phải tiếp xúc khách hàng, chăm sóc khách hàng, marketing bán sản phẩm đồng thời kiểm tra tính đầy đủ hồ sơ tín dụng nhận vào sau đó đánh giá khách hàng và lập tờ trình đề nghị cấp tín dụng..., bên cạnh đó còn phải quản lý khách hàng sau khi cho vay, theo dõi khoản vay và thu hồi nợ vay...
+Cán bộ quản trị tín dụng (tại phòng Quản trị tín dụng): vừa phải kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ tín dụng của cán bộ quản lý khách hàng vừa phải tác nghiệp nhập dữ liệu vào hệ thống và lập tờ trình đề nghị giải ngân...
Điều này làm cho khâu kiểm tra CLSP ít nhiều giảm hiệu quả, ỷ lại cho các cán bộ thực hiện hậu kiểm ở giai đoạn cuối của quy trình.
-Công tác kiểm tra CLSP tín dụng theo quy trình đôi khi làm chậm lại quá trình tạo sản phẩm tín dụng, không đáp ứng kịp thời tiến độ giải ngân cho khách hàng, có thể dẫn đến mất khách hàng và giảm thị phần kinh doanh.
* Hạn chế của giải pháp kiểm tra CLSP theo quy trình:
-Tại phòng quản lý khách hàng: Tính khách quan, độc lập của kiểm tra CLSP tín dụng chưa cao khi mà cán bộ kiểm soát CLSP cũng là lãnh đạo của phòng quản lý khách hàng.
-Tại phòng Quản trị tín dụng: Khâu kiểm tra CLSP tín dụng trước khi giải ngân còn làm thủ công, chưa có phần mềm công nghệ thông tin hỗ trợ nên đôi khi khối lượng công việc bị ùn tắc...Trong khi đó Ngân hàng vẫn phải đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán của khách hàng....nên còn rất ít thời gian dành cho kiểm tra CLSP tín dụng trước khi giải ngân, làm cho chất lượng kiểm tra CLSP tín dụng chưa cao.
-Chất lượng của công tác kiểm tra chưa được giám sát, đánh giá thường xuyên nên vai trò của công tác kiểm tra CLSP tín dụng chưa được chú trọng.
Thứ hai, đánh giá về giải pháp kiểm tra CLSP tín dụng theo quy định về kiểm tra nội bộ:
Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ là nhiệm vụ không thể thiếu trong hoạt động của Doanh nghiệp. Với mục tiêu tập trung kiểm tra về Hội sở chính, nên BIDV bố trí nguồn nhân lực cho công tác này như sau:
-Tại Hội sở chính có Ban kiểm tra giám sát trực thuộc Hội đồng quản trị. Hàng năm Ban kiểm tra giám sát thực hiện kiểm tra nội bộ hệ thống theo kế hoạch được Hội đồng quản trị phê duyệt. Theo đó, hội sở chính thành lập các đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ chủ yếu tại chi nhánh như: Kiểm tra công tác quản trị điều hành, kiểm tra công tác cấp tín dụng, kiểm tra hoạt động tài chính và mua sắm tài sản...nhằm nâng cao hiệu quả quản trị hệ thống.
-Tại các chi nhánh: Chí bố trí 1 cán bộ đầu mối thuộc phòng Quản lý rủi ro để triển khai và báo cáo về công tác kiểm tra tại chi nhánh, trong đó chủ yếu là kiểm tra về nghiệp vụ tín dụng. Hàng năm, theo sự chỉ đạo của Ban kiểm tra giám sát Hội sở chính, chi nhánh thành lập các tổ kiểm tra các mặt hoạt động nghiệp vụ nhằm kiểm tra lại toàn bộ quá trình thực hiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách
hàng đảm bảo đúng quy định và chất lượng đề ra. Qua kiểm tra nhằm phát hiện và chấn chỉnh các sai lỗi cách kịp thời, nâng cao hiệu quả kinh doanh của hệ thống.
Giải pháp kiểm tra CLSP tín dụng theo quy định về kiểm tra nội bộ có các điểm thuân lợi, khó khăn và hạn chế sau:
* Thuận lợi:
Giải pháp này được áp dụng ở tất cả các NHTM và tuân theo quy định về kiểm tra nội bộ của mỗi tổ chức, nó bao gồm một số điểm thuận lợi sau:
-Khối lượng sản phẩm tín dụng được kiểm tra trọng tâm, trọng điểm theo từng đối tượng khách hàng, đối tượng sản phẩm của từng thời kỳ.
-Bộ phận kiểm tra được tách riêng ra khỏi công việc hàng ngày mà cán bộ kiểm tra đang đảm nhận.
-Công tác kiểm tra CLSP tín dụng được giám sát, đánh giá bởi Ban lãnh đạo chi nhánh, ban kiểm soát của Hội sở chính.
* Khó khăn:
- Giải pháp này yêu cầu các cán bộ kiểm tra đánh giá chính xác các sai sót đã xảy ra trong quá trình tạo và cung ứng sản phẩm tín dụng, qua đó đưa ra được biện pháp khắc phục sai lỗi, thời hiệu khắc phục sai lỗi....đảm bảo hạn chế thấp nhất các rủi ro cho ngân hàng.
* Hạn chế
-Tính độc lập khách quan chưa được bảo đảm vì đoàn kiểm tra được thành lập từ các thành viên đang công tác tại các phòng liên quan đến nghiệp vụ tín dụng tại chi nhánh.
-Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc kiểm tra -Chưa có phần mềm công nghệ thông tin hỗ trợ nên giải pháp kiểm tra này thực hiện thủ công, không thực hiện kiểm tra được 100% sản phẩm đã cung ứng cho khách hàng .
Thứ ba, đánh giá về giải pháp kiểm tra CLSP tín dụng bằng hoạt động giám sát từ Hội sở chính
Nhằm hỗ trợ cho công tác giám sát của Hội sở chính đối với các hoạt động nghiệp vụ các chi nhánh, BIDV đã xây dựng phần mềm giám sát hệ thống trên cơ sở chiết xuất dữ liệu hệ thống theo từng ngày giao dịch.
Thông qua phần mềm giám sát này, các cán bộ thực hiện giám sát chất lượng tín dụng của chi nhánh đã lọc ra các dữ liệu có nghi ngờ sai sót trong quá trình tác nghiệp như: Các khoản tiền vay ngắn hạn nhưng có thời hạn vay >12 tháng hoặc ngược lại, các khoản vay có mức lãi suất không nằm trong bảng lãi suất theo quy định, các tài sản thế chấp chưa được định giá lại...và yêu cầu các chi nhánh khắc phục kịp thời, đảm bảo đúng yêu cầu.
Những điểm thuận lợi, khó khăn và hạn chế của giải pháp: * Thuận lợi:
-Chi phí cho hoạt động kiểm tra thấp
-Thông tin được rà soát, kiểm tra nhanh, gọn đưa ra những dấu hiệu nghi ngờ yêu cầu các bộ phận liên quan rà soát, kiểm tra xác thực lại thông tin.
* Khó khăn
-Công tác này phải được thực hiện thường xuyên, liên tục theo từng ngày giao dịch.
* Hạn chế
-Hoạt động này chỉ giám sát được các thông tin về sản phẩm được cập nhật vào hệ thống dữ liệu của BIDV mà không đối chiếu được sự khớp đúng giữa hồ sơ thực tế và hồ sơ cập nhật trên hệ thống nên chỉ là những dấu hiệu nghi ngờ về sai sót đã có thể xảy ra.
-Các cảnh báo sai sót được chiết xuất từ phần mềm giám sát cần phải được điều tra lại tính xác thực của sai sót.
Thứ tư, đánh giá về giải pháp kiểm tra CLSP tín dụng theo tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000
Hiện nay, việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO trong quản trị chất lượng sản phẩm không còn xa lạ đối với các nhà Quản trị ngân hàng. Với mong muốn cung cấp các sản phẩm đúng yêu cầu chất lượng cam kết với khách hàng BIDV đã áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:2000 từ năm 2003 và đã đạt được một số thành công, tuy nhiên giải pháp kiểm tra CLSP tín dụng theo cách này có một số điểm thuân lợi, khó khăn và hạn chế sau:
* Thuận lợi
-Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 được áp dụng trong toàn hệ thống BIDV.
-Dễ dàng kiểm tra CLSP tín dụng khi có mục tiêu chất lượng sản phẩm cụ thể như mục tiêu về thời gian, mục tiêu về tỷ lệ sai lỗi, mục tiêu về sự hài lòng của khách hàng.
* Khó khăn
-Công tác này cần có nguồn lực không nhỏ để theo dõi đánh giá việc thực hiện mục tiêu chất lượng sản phẩm tín dụng của chi nhánh đã cung cấp cho khách hàng.
-Sản phẩm tín dụng là một sản phẩm, dịch vụ tài chính rất phức tạp nên việc đo lường mục tiêu chất lượng của sản phẩm này chưa thống nhất và cụ thể hóa nên rất khó khăn trong việc đo lường mục tiêu chất lượng của sản phẩm.
-Chưa có phần mềm công nghệ thông tin hỗ trợ cho công tác thực hiện và đánh giá mục tiêu chất lượng nên công tác này mất nhiều thời gian mà hiệu quả lại không cao như mong muốn.
* Hạn chế
-Công tác kiểm tra CLSP theo cách thức này mang tính chất thống kê sau đó phân tích, đánh giá tình hình cung cấp sản phẩm tín dụng của ngân hàng có đạt mục tiêu chất lượng hay không, từ đó phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp cải tiến hệ thống quản lý chất lượng cho nên không ngăn chặn được các sai sót xảy ra trước khi giải ngân cho khách hàng.
-Mặt khác, hoạt động này gần giống như công tác kiểm tra sau của kiểm tra nội bộ nên đôi khi nó trở nên hình thức, không hiệu quả.
3.2.4.3. Phân tích nguyên nhân của các tồn tại trong kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng tại BIDV Thái Nguyên
* Nguyên nhân khách quan
-Hệ thống pháp luật của Việt Nam đang trong giai đoạn điều chỉnh và hoàn thiện để phù hợp với mức độ phát triển của nền kinh tế nên có nhiều văn bản hướng dẫn chồng chéo, khó thực hiện...
-Sản phẩm tín dụng là sản phẩm, dịch vụ tài chính rất phức tạp. Người cho vay và người vay bị điều chỉnh bằng nhiều bộ luật như: Luật tổ chức tín dụng, luật đất đai, luật dân sự, luật hợp đồng, luật xây dựng, luật thương mại.... mà những Luật này đôi khi có những quy định chưa thống nhất, gây ra nhiều mâu thuẫn trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng.
-Quản trị chất lượng sản phẩm là vấn đề còn mới đối với các nhà quản trị Ngân hàng. Hiện các NHTM chỉ có quy định về kiểm tra kiểm soát nội bộ về hoạt động nghiệp vụ (trong đó có hoạt động tín dụng) mà chưa có quy định về kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng nên việc kiểm tra chất lượng tín dụng thường được kiểm tra sau khi đã cung cấp sản phẩm cho khách hàng.
-Áp lực về các chỉ tiêu kinh doanh cũng là một nguyên nhân không nhỏ để Ngân hàng bỏ qua việc kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng.
* Nguyên nhân chủ quan:
-Trình độ cán bộ thực thi nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng còn nhiều hạn chế, khả năng cập nhật thông tin không kịp thời...nên đôi khi không phát hiện ra các sai sót tiềm ẩn của hồ sơ tín dụng.
-Các đánh giá sau kiểm tra chưa đưa ra giải pháp cụ thể để ngăn chặn tái diễn các sai sót đã xảy ra.
-Công tác giám sát hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng còn lỏng lẻo, chưa đủ mạnh để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra.
3.3. Kết quả phân tích SOWT đối với kiểm tra chất lƣợng sản phẩm tín dụng tại của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên