Các công cụ kiểm tra

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thái nguyên (Trang 30 - 32)

7. Bố cục của đề tài

1.1.6.Các công cụ kiểm tra

1.1.6.1. Công cụ quản trị điều hành

Các ngân hàng thương mại (NHTM) với đặc thù là các tổ chức kinh doanh “tiền”, có độ rủi ro cao và mức độ ảnh hưởng lớn thì công cụ quản trị điều hành là không thể thiếu trong hạt động quản trị nội bộ ngân hàng.Công cụ quản trị điều hành là sắp xếp lại hoạt động kinh doanh ngân hàng theo các mô hình hiện đại, chuyên nghiệp, hướng tới sự phân mảng rõ ràng trong chiến lược kinh doanh theo từng đối tượng Khách hàng, quy mô bán lẻ, bán buôn. Với nền tảng này, từ khâu quản trị của Hội đồng Quản trị, cho đến Hệ thống mạng lưới kinh doanh các Chi nhánh, Phòng Giao dịch... sẽ có sự hợp lý về cơ chế làm việc, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như được trang bị đầy đủ các hệ thống mẫu biểu, công cụ làm việc. Từ đó, Ngân hàng sẽ đạt được các mục tiêu về quản trị điều hành của mình.

Đối với sản phẩm tín dụng, các nhà quản trị NHTM thường sử dụng các công cụ điều hành để kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng trước khi cung cấp cho khách hàng bằng cách sau:

+ Thực hiện phân cấp ủy quyền trong việc phê duyệt cấp tín dụng cho khách hàng: Công cụ này thực hiện phân quyền phê duyệt cấp tín dụng cho các cấp quản trị trong ngân hàng theo đối tượng khách hàng, theo mức vốn cho vay, theo khu vực cho vay, theo ngành nghề cho vay....

+ Thực hiện bố trí nguồn nhân lực, phân công công việc rõ trách nhiệm từng cán bộ ngân hàng trong từng khâu tạo và cung cấp sản phẩm tín dụng cho khách hàng.

1.1.6.2. Công cụ giám sát tín dụng

Công cụ giám sát tín dụng là các cán bộ thực hiện giám sát chất lượng sản phẩm tín dụng sau khi đã cung cấp cho khách hàng dựa vào các số liệu báo cáo, thông tin hoạt động của khách hàng nhằm đánh giá thực trạng khách hàng và quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng.

Có 2 công cụ giám sát chính như sau:

+ Công cụ giám sát trực tiếp: Các cán bộ khách hàng (cán bộ tín dụng) thường xuyên theo dõi việc thực hiện đúng các cam kết tín dụng của khách hàng theo đúng Hợp đồng tín dụng. Ngoài ra còn phải tiến hành tái thẩm định khoản vay để xem xét lại sự phù hợp của quyết định cấp tín dụng cho khách hàng.

+ Công cụ giám sát gián tiếp: Các nhà quản trị ngân hàng sử dụng công nghệ tin học hiện đại để giám sát các khoản tín dụng cấp cho khách hàng thông qua các phần mềm dữ liệu quản lý khoản vay với các thông tin như:

->Thông tin về khách hàng vay vốn: Tên, địa chỉ, tình hình hoạt động kinh doanh... ->Thông tin về khoản vay: số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay trả...

->Thông tin về tài sản bảo đảm: loại tài sản, giá trị định giá tài sản,ngày định giá tài sản, khả năng phát mại...

...

Qua dữ liệu cập nhật hàng ngày, cán bộ giám sát tại trung tâm sẽ rà soát các dấu hiệu nghi ngờ trên file dữ liệu như: Khoản vay bằng tiền mặt có giá trị lớn, khoản vay trung hạn nhưng thời hạn trả nợ < 12 tháng, lãi suất không đúng theo quy

định, tài sản đảm bảo chưa được định giá lại sau 12 tháng...và yêu cầu các bộ phận có liên quan kiểm tra, nhằm phát hiện các sai sót trong quá trình cung cấp sản phẩm cho khách hàng.

1.1.6.3. Công cụ kiểm tra theo quy trình nghiệp vụ

Công cụ kiểm tra theo quy trình nghiệp vụ được các cán bộ kiểm tra thực hiện kiểm tra CLSP tín dụng theo từng bước cụ thể chi tiết theo quy trình nghiệp vụ mà BIDV đã ban hành. Công cụ này được áp dụng nhằm kiểm tra CLSP tín dụng cơ bản theo 2 quy trình sau:

+ Quy trình cấp tín dụng: Các cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng theo từng bước cấp tín dụng cho khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu vay vốn của khách hàng nhưng phải bảo đảm đúng quy định về cho vay và hạn chế thấp nhất rủi ro cho ngân hàng.

+ Quy trình hậu kiểm: Bộ phận hậu kiểm là những phòng nghiệp vụ thực hiện khâu rà soát hồ sơ tín dụng trước khi cấp khoản vay cho khách hàng hoặc là khâu kiểm tra sau khi khoản vay đã được cấp cho khách hàng...nhằm kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ tín dụng với các quy định nghiệp vụ trước và sau khi giải ngân, hạn chế thấp nhất các sai sót có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thái nguyên (Trang 30 - 32)