Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thái nguyên (Trang 49 - 105)

7. Bố cục của đề tài

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Các chỉ tiêu nghiên cứu về chất lượng sản phẩm tín dụng của NHTM có nhiều, song phạm vi đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích với các chỉ tiêu cụ thể như sau:

(1)-Dư nợ cho vay: Là tổng dư nợ vay của ngân hàng tại 1 thời điểm nào đó, được tính bằng: Tổng dư nợ ngắn hạn + tổng dư nợ trung, dài hạn với đơn vị đo: tỷ đồng.

Dư nợ vay là chỉ tiêu phản ánh tổng số tiền mà NHTM đã cung cấp cho các khách hàng theo nhu cầu sử dụng vốn và mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, đây cũng là chỉ tiêu đo lường “sức khỏe” của Doanh nghiệp cũng như nền kinh tế. Tổng nợ vay tăng mà chất lượng tín dụng tốt luôn mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng, doanh nghiệp, nền kinh tế và ngược lại.

(2)-Thị phần Tín dụng: Là tỷ lệ % tổng dư nợ vay của mỗi 1 NHTM so với tổng nợ của toàn bộ các NHTM trên cùng 1 địa bàn tỉnh, thành phố tại 1 thời điểm nhất định, đơn vị đo: %.

Chỉ tiêu này đánh giá thị phần kinh doanh cũng như vị thế của 1 NHTM trên địa bàn.

(3)-Dư nợ cho vay ngắn hạn: là tổng số dư các khoản cho vay có thời gian vay ≤ 12 tháng của ngân hàng, đơn vị đo: tỷ đồng

(4)-Dư nợ cho vay trung dài hạn: Là tổng số dư các khoản cho vay có thời gian vay > 12 tháng của ngân hàng, đơn vị đo: tỷ đồng

(5)-Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ: Là tỷ lệ nợ nhóm 2/tổng dư nợ của NHTM - đơn vị đo: %

(6)-Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tín dụng: là tỷ lệ giữa nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5/tổng dư nợ của NHTM, đơn vị đo: %

Công thức tính:

Tỷ lệ nợ xấu(%) =(Nợ nhóm III + Nợ nhóm IV + nợ nhóm V)/tổng dư nợ (7)-Số khoản vay ngắn hạn đã cung cấp cho khách hàng: Là tổng số khoản vay ngắn hạn (số sản phẩm tín dụng ngắn hạn) mà ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng trong 1 thời gian nhất định.

(8)-Số khoản vay trung dài hạn đã cung cấp cho khách hàng: Là tổng số khoản vay trung, dài hạn (số sản phẩm tín dụng dài hạn) mà ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng trong 1 thời gian nhất định.

(9)-Số khoản vay được kiểm tra CLSP ( đơn vị đo: %): Là chỉ tiêu đo lường số sản phẩm tín dụng đã được kiểm tra CLSP trước khi cung cấp cho khách hàng.

(10)Tỷ lệ sai lỗi sau khi kiểm tra ( đơn vị đo: %): Đo lường chất lượng sản phẩm sau khi được kiểm tra. Tỷ lệ sai lỗi cao chứng tỏ quá trình tạo sản phẩm tín dụng của ngân hàng còn lỏng lẻo, nhiều kẽ hở…dẫn đến việc phải tăng chi phí để khắc phục sai lỗi.

(11)-Tỷ lệ sai lỗi không khắc phục được sau khi kiểm tra ( đơn vị đo: %): Là tỷ lệ các lỗi được khắc phục/tổng số sai sót được phát hiện. Chỉ tiêu này đánh giá góp phần đánh giá chất lượng tín dụng, chất lượng cán bộ tạo sản phẩm tín dụng của ngân hàng.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG KIỂM TRA CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM TÍN DỤNG TẠI BIDV THÁI NGUYÊN

3.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ với chức năng ban đầu là quản lý, cấp phát vốn xây dựng cơ bản của Nhà nước. Là một NHTM quốc doanh có bề dày hoạt động 57 năm, đến nay BIDV đã trở thành NHTM Nhà nước hàng đầu Việt Nam và đã chuyển sang hình thức ngân hàng thương mại cổ phần từ tháng 5 năm 2012.

3.1.1. Lịch sử hình thành

BIDV Thái Nguyên là Chi nhánh cấp I trực thuộc BIDV, được thành lập theo Nghị định 233/NĐ-TC-TCCB ngày 27/5/1957 về việc thành lập các Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết. Sau 57 năm hoạt động, với các tên gọi khác nhau cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ và địa giới hành chính: Chi hàng Kiến thiết Bắc Thái (1957-1981); Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Bắc Thái (1981-1990); Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Thái (1990-1996); Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên từ (1997-2011); Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên (từ tháng 5 năm 2012).

3.1.2. Tên gọi, địa chỉ

- Tên đầy đủ: Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thái Nguyên.

- Tên quốc tế: Joint stock Commercial Bank for Invesment and Development of Vietnam, Thai Nguyen Branch. Tên gọi tắt: BIDV Thái Nguyên

- Địa chỉ: Số 653, đƣờng Lƣơng Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức

* Chức năng: BIDV Thái Nguyên có chức năng như một ngân hàng thương mại.

* Nhiệm vụ: Theo điều lệ của BIDV, tất cả các chi nhánh BIDV đều kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các dịch vụ ngân hàng theo hướng đa năng

tổng hợp với mọi thành phần kinh tế, đồng thời có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân hàng nhà nước và BIDV.

* Quyền hạn:

+ BIDV Thái Nguyên được quyền ban hành mọi quy định, nội quy và các biện pháp, chính sách kinh doanh, các nghiệp vụ kỹ thuật cần thiết trong hoạt động kinh doanh tiền tệ.

+ Quy định lãi suất tiền gửi, tiền vay, tỷ giá mua bán ngoại tệ theo quy định của BIDV.

+ Quyết định tỷ lệ hoa hồng, lệ phí, tiền thưởng, tiền phạt trong các hoạt động kinh doanh và dịch vụ theo giới hạn quy định của nhà nước và BIDV.

+ Ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp tác kinh doanh với các tổ chức tài chính, tín dụng theo quy định của ngân hàng Nhà nước và BIDV.

+ Chịu trách nhiệm kinh tế, dân sự và cam kết giữa Chi nhánh với khách hàng, giữ bí mật về số liệu, tình hình hoạt động của khách hàng.

* Cơ cấu tổ chức:

Tại thời điểm 31/12/2013, tổ chức bộ máy của BIDV Thái Nguyên bao gồm: Ban giám đốc với 1 Giám đốc và 4 Phó Giám đốc quản lý, điều hành 11 Phòng nghiệp vụ và 9 Phòng giao dịch với tổng số 176 cán bộ công nhân viên.

Trong đó, bộ phận kiểm tra CLSP tín dụng bao gồm các cán bộ là lãnh đạo các phòng Khách hàng, các PGD khách hàng, và các cán bộ tại phòng Quản trị tín dụng, phòng Kế toán –tài chính .

3.1.4. Các sản phẩm tín dụng chính của BIDV Thái Nguyên

*) Sản phẩm tín dụng bán buôn như: Cho vay vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp; Cho vay tài trợ đầu tư xây dựng cơ bản; Cho vay theo dự án đầu tư; Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu; Cho vay đóng tàu; Cho vay thi công….

*) Sản phẩm Tín dụng bán lẻ như : Cho vay hộ kinh doanh; Cho vay mua ô tô; Cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở; Cho vay cầm cố giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm; Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng; Cho vay cán bộ công nhân viên trả bằng lương; Cho vay thấu chi tài khoản tiền gửi….

3.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển chi nhánh Thái Nguyên triển chi nhánh Thái Nguyên

3.1.5.1. Về hệ thống quản lý

BIDV Thái Nguyên có đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý được đào tạo bài bản, chính quy, chuyên nghiệp và đặc biệt là có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Trong 176 cán bộ đang công tác tại chi nhánh thì tất cả các cán bộ làm công tác chuyên môn đều có trình độ đại học hoặc trên đại học, có khả năng sử dụng ngoại ngữ và thành thạo trong việc sử dụng phần mềm tin học. Đội ngũ làm công tác chuyên môn đều còn rất trẻ, tuổi đời trung bình là 33 tuổi, đây là một lợi thế của chi nhánh trong công tác đào tạo và quản lý nguồn nhân lực.

Công tác quản trị điều hành của Ban lãnh đạo luôn bám sát định hướng, mục tiêu, kế hoạch của BIDV, tích cực chỉ đạovà triển khai các biện pháp để thực hiện tốt nhất các mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Trong nhiều năm qua BIDV Thái Nguyên luôn là chi nhánh có mức độ tăng trưởng hoạt động kinh doanh đứng đầu trong khu vực 14 tỉnh Miền Núi phía Bắc của hệ thống BIDV.

3.1.5.2. Về hệ thống Marketing

Hoạt động Marketing của Chi nhánh thực hiện theo kế hoạch của Ban thương hiệu và công chúng của Hội sở chính, được thể hiện như sau:

- Nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch, đánh giá hoạt động, xây dựng chính sách khách hàng: do Phòng kế hoạch tổng hợp đảm nhận.

- Tiếp thị, tìm kiếm khách hàng, chăm sóc khách hàng, bán các sản phẩm ra thị trường: Do các phòng Khách hàng và Phòng giao dịch thực hiện.

- Quảng cáo, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu BIDV: Do phòng tổ chức- hành chính thực hiện.

Trong những năm gần đây, hoạt động này đang được quan tâm và triển khai mạnh mẽ tại chi nhánh đã mang hình ảnh của BIDV đến với mọi đối tượng khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.

3.1.5.3. Về hệ thống công nghệ thông tin

Dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (WB) và chủ trương đưa Dự án Hiện đại hoá ngân hàng vào triển khai cho toàn hệ thống của BIDV, hệ thống công nghệ thông tin của BIDV được đánh giá cao về tính an toàn, bảo mật và chính xác.

Các giao dịch của khách hàng được nhập online trực tiếp vào hệ thống đảm bảo cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời cho Ban lãnh đạo các cấp trong công tác chỉ đạo điều hành kinh doanh. Các hoạt động tác nghiệp được hỗ trợ tự động nhập giao dịch ở các mảng như: Thu nợ tự động, Homebanking, ATM, VISA, Bankplus…đã mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng…

3.1.5.4. Về hệ thống kiểm tra nội bộ

BIDV áp dụng quản trị rủi ro hệ thống theo hướng tập trung về Hội sở chính. Theo đó, tại Hội sở BIDV bố trí Ban kiểm tra giám sát trực thuộc Hội đồng quản trị để thực hiện công tác kiểm tra nội bộ của toàn hệ thống. Ở các chi nhánh chỉ bố trí 01 cán bộ đầu mối của hoạt động kiểm tra nội bộ tại phòng Quản lý rủi ro của chi nhánh với chức năng tổng hợp, báo cáo hoạt động hậu kiểm của chi nhánh về Hội sở chính và thực hiện các đợt kiểm tra nội bộ tại chi nhánh theo hướng dẫn của Hội sở chính.

Trong nhiều năm qua, bộ phận kiểm tra nội bộ BIDV Thái Nguyên đã giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanhcủa các phòng nghiệp vụ từ đó tăng cường trách nhiệm kiểm soát của cán bộ lãnh đạo các phòng trong việc kiểm tra, giám sát và theo dõi các sai sót có thể xảy ra trong quá trình tác nghiệp, góp phần giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

3.1.5.5. Về tình hình tài chính

Tình hình tài chính của BIDV và Chi nhánh Thái Nguyên được đánh giá là khá tốt thể hiện qua hiệu quả kinh doanh ngày càng cao.

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh BIDV Thái Nguyên

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm2012 Năm2013 Tốc độ tăng trƣởng bình quân(%)

1.Tổng tài sản 3.721 4.752 5.113 17,65

2. Nguồn vốn huy động 2.532 3.182 3.917 24,38

3. Tổng dư nợ 3.495 4.407 4.945 19.15

4. Lợi nhuận trước thuế 102 143 141 19,8

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng tài sản Nguồn vốn huy động Tổng dư nợ Lợi nhuận trước thuế

Hình 3.1. Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh BIDV Thái Nguyên

Mặc dù hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng chịu ảnh hưởng lớn của nền kinh tế như: tổng cầu nền kinh tế còn yếu, tỷ lệ hàng tồn kho còn ở mức cao, hoạt động sản xuất hồi phục chậm, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn còn ở mức cao; Hiệu quả đầu tư, đặc biệt là đầu tư công chưa được cải thiện, bội chi ngân sách lớn. Thực trạng nợ xấu, nợ cơ cấu tăng cao, lợi nhuận ngân hàng giảm mạnh… nhưng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 của BIDV Thái Nguyên vẫn ở mức cao trên địa bàn và khu vực Miền núi phía Bắc. Tổng nguồn vốn huy động và tổng dư nợ đều tăng trưởng tốt, duy trì được chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế…hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh được giao, đảm bảo công ăn việc làm, thu nhập cho cán bộ công nhân viên, góp phần tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

3.1.5.6. Hoạt động huy động vốn

Trong điều kiện lạm phát tăng cao, hoạt động SXKD của doanh nghiệp hết sức khó khăn, thanh khoản của ngân hàng giảm, mức sống, thu nhập của tuyệt đại đa số người lao động bị suy giảm, mức cạnh tranh trên địa bàn ngày càng gay gắt thì

việc huy động vốn thực sự khó khăn. Xong bằng những giải pháp quyết liệt, sáng tạo chi nhánh vẫn giữ được quy mô tăng trưởng khá cao trong huy động vốn.

Bảng 3.2. Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh BIDV Thái Nguyên

:tỷ đồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

2.532 3.182 3.917 T : - 1.861 2.513 2.842 Tỷ trọng(%) 73 79 73 - và Định chế tài chính 671 669 1.075 Tỷ trọng(%) 27 21 27

(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Thái Nguyên các năm 2011-2013)

Mức độ tăng trưởng huy động vốn bình quân qua các năm của chi nhánh là 17,56%, cao hơn mức bình quân ngành (15,61%). Năm 2013, huy động vốn của chi nhánh đạt kết quả khá tốt, tăng trưởng 23,1% so với năm trước. Cùng với nỗ lực phát triển mạng lưới, giữ vững thị phần trên địa bàn, chi nhánh đã huy động được nguồn vốn rẻ từ các tổ chức kinh tế và các định chế tài chính, năm 2013 nguồn vốn này chiếm tỷ trọng 27% trong tổng nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.

3.1.5.7. Hoạt động tín dụng

Hiện nay tại thị trường Việt Nam, tín dụng Ngân hàng vẫn đang là kênh cung ứng vốn kịp thời và hữu hiệu nhất cho nền kinh tế nước nhà.

Trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng của BIDV Thái Nguyênngày càngchủ động, linh hoạt, tuân thủ chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và BIDV. Tín dụng tăng trưởng tương đối tốt. Cơ cấu, chất lượng tín dụng được kiểm soát một cách chặt chẽ theo đúng quy định, góp phần ổn định kinh tế. Thị phần tín dụng của BIDV trên địa bàn luôn chiếm khoảng 20 đến 22%, số liệu chi tiết thông qua bảng sau:

Bảng 3.3. Thị phần tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

: %

Ngân hàng 31/12/ 2011 31/12/ 2012 31/12/ 2013

NH TMCP ĐT&PT Thái Nguyên (BIDV) 20,24 21,86 21,81

Vietinbank(TháiNguyên+Lưu Xá+S.Công) 31,79 31,59 30,69 NH Nông nghiệp &PT NT Thái Nguyên 19,93 20,11 21,84

NH Ngoại thương Thái Nguyên - - 0,15

Ngân hàng chính sách xã hội 9,14 9,09 8,82

11 ngân hàng TMCP khác 18,83 17,28 16,57

2 Quỹ tín dụng nhân dân 0.06 0,07 0,12

(Nguồn: Báo cáo Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thái Nguyên các năm 2011-2013)

Hình 3.2. Biểu đồ thị phần tín dụng BIDV các năm 2011-2013

Là Ngân hàng TMCP hàng đầu trên địa bàn, BIDV Thái Nguyên luôn cung cấp các sản phẩm tín dụng có chất lượng cho khách hàng.

và chất lượng tín dụng qua bảng sau:

Bảng 3.4. Tình hình dƣ nợ tại Chi nhánh BIDV Thái Nguyên

: tỷ đồng

Năm2011 Năm2012 Năm 2013

3.495 4.407 4.945 - 2.068 2.874 3.376 Tỷ trọng(%) 59 65 68 - 1.427 1.533 1.569 Tỷ trọng(%) 41 35 32 Nợ nhóm II 278 261 205 Nợ xấu 14 47 34 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (%) 0,4 1,07 0,69

(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Thái Nguyên các năm 2011-2013)

Hình 3.3. Biểu đồ dƣ nợ tại Chi nhánh BIDV Thái Nguyên, 2011-2013

Do ảnh hưởng suy giảm của nền kinh tế,nên từ năm 2010 đến nay tăng trưởng tín dụng của toàn ngành ngân hàng suy giảm rõ rệt so với thời kỳ trước, thậm chí có NHTM còn tăng trưởng âm, nhưng BIDV vẫn có mức tăng trưởng tín dụng tương đối tốt qua các năm, tăng trưởng tín dụng bình quân 3 năm 2011-2013 là 19,15%. Nợ xấu luôn được kiểm soát <1,2 %. Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng bình quân 19,8% và luôn trích đủ dự phòng rủi ro theo quy định.

Với nhiều loại hình sản phẩm tín dụng phong phú, đa dạng, phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng, năm 2013 BIDV Thái Nguyên đã cung cấp hơn 10.000 khoản vay đến với mọi đối tượng khách hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương. Số liệu chi tiết qua bảng sau:

Bảng 3.5. Khối lƣợng sản phẩm tín dụng của BIDV Thái Nguyên qua các năm 2011-2013

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thái nguyên (Trang 49 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)