Thách thức (T)

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thái nguyên (Trang 77 - 105)

7. Bố cục của đề tài

3.3.4.Thách thức (T)

-Áp lực cạnh tranh cao khi Việt Nam ngày càng mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế: Khi Việt Nam gia nhập WTO cũng tạo nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn cho hệ thống NHTM đó là thách thức về năng lực cạnh tranh, theo lộ trình tham gia WTO trong thời gian tới đây phạm vi hoạt động kinh doanh của các NHTM nước ngoài giống như các ngân hàng nội…đòi hỏi BIDV phải chủ động nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị để có thể đứng vững trên thị trường.

- Hệ thống pháp luật còn tồn tại nhiều vấn đề: Hệ thống pháp luật Việt Nam còn thiếu chặt chẽ và đồng bộ, đôi khi chồng chéo là thách thức không nhỏ cho hoạt động kiểm tra CLSP tín dụng ngân hàng.

- Nguồn nhân lực đủ trình độ đáp ứng yêu cầu kiểm tra CLSP còn thiếu. - Sự phát triển mạnh mẽ của các Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có xu thế toàn cầu hóa,hình thành các liên kết kinh tế đa phương, song phương...tạo ra các hình thức góp vốn linh hoạt và phức tạp...đòi hỏi các NHTM phải tạo ra các sản phẩm mới thích ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Điều này cũng làm cho các NHTM phải đối mặt với các thách thức trong việc kiểm tra tốt chất lượng tín dụng đã cấp ra thị trường.

- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM về sản phẩm tín dụng, về công nghệ quản lý, chất lượng nguồn nhân lực...cũng là thách thức không nhỏ đối hoạt động kiểm tra CLSP tín dụng ngân hàng, buộc các nhà quản trị ngân hàng phải tìm lời giải cho bài toán đảm bảo tăng trưởng tín dụng nhưng an toàn, hiệu quả là cao nhất.

3.4. Phân tích cơ hội thách thức của BIDV trƣớc yêu cầu phải hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lƣợng sản phẩm tín dụng

3.4.1.Cơ hội

3.4.1.1. Hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng là cơ hội để BIDV hoàn thiện quy trình kiểm tra CLSP tín dụng theo yêu cầu của Luật định:

Hệ thống pháp luật đã và đang điều chỉnh ngày càng phù hợp với hoạt động kinh doanh ngân hàng như Luật dân sự năm 2005, Luật doanh nghiệp 2005, sửa đổi 2013, Luật đất đai sửa đổi năm 2013, Luật công chứng 2006, … đặc biệt là Luật NHNN và luật các TCTD sửa đổi năm 2010.

Luật 2010 quy định “hoạt động ngân hàng” là hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ: (i) nhận tiền gửi; (ii) cấp tín dụng; (iii) cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Những tổ chức không phải là một TCTD đang có hoạt động ngân hàng đều phải được tổ chức lại dưới hình thức là một TCTD hoặc phải chấm dứt hoạt động này. Quy định này phù hợp hơn với thông lệ áp dụng tại hầu hết các nước và một mặt giảm bớt được rủi ro cho hệ thống ngân hàng, mặt khác cho phép các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được mở rộng phạm vi cung ứng các dịch vụ ngân hàng do các quy định về an toàn sẽ được áp dụng ở mức độ thấp hơn.

3.4.1.2. Sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, của NHNN trong việc tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng là cơ hội để BIDV triển khai quyết liệt các giải pháp kiểm tra CLSP tín dụng nhằm hoàn thành mục tiêu của cơ cấu lại hoạt động của BIDV

Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số: 254/QD-TTg ngày 01/3/2012 (Đề án) đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ chính từ 2011 đến 2013 là tập trung đánh giá đúng thực trạng hoạt động, chất lượng tài sản của các TCTD, ưu tiên xử lý các TCTD yếu kém; đảm bảo khả năng chi trả của các TCTD; triển khai sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD trên nguyên tắc tự nguyện; tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu của các TCTD …

Trên cơ sở chỉ đạo của Chính Phủ, NHNN mà các TCTD đã quan tâm đổi mới, nâng cao hiệu quả hệ thống quản trị, điều hành, hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ và rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy; cơ cấu lại hoạt động kinh doanh và danh mục tài sản; từng bước định hướng chiến lược kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng gắn với thực hiện Đề án tái cơ cấu chung của toàn hệ thống cũng như từng TCTD.

3.4.1.3. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng hiện đại trên thế giới là những bài học kinh nghiệm quý báu cho BIDV trong bước đường xây dựng hoàn thiện quy trình kiểm tra CLSP tín dụng

Từ khi triển khai hiện đại hóa Ngân hàng, mô hình tổ chức hoạt động của BIDV đã từng bước cải thiện phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên về góc độ

quản lý vẫn còn nhiều hạn chế, tổ chức vẫn còn cồng kềnh, nhân lực chưa được bố trí hợp lý, chưa phát huy hết năng lực của cán bộ… do vậy, việc hoàn thiện mô hình tổ chức cho quy trình kiểm tra CLSP tín dụng theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả là mục tiêu của BIDV trong hoạt động quản trị rủi ro của Ngân hàng.

3.4.1.4. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong đó có các phần mềm quản trị hoạt động ngân hàng hiện đại bảo đảm cập nhật thông tin nhanh, chính xác, an toàn hiệu quả là mục tiêu của BIDV cần áp dụng để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra CLSP tín dụng

Thực hiện hiện đại hóa ngân hàng, BIDV đã sử dụng Hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) hiện đại, vận hành tập trung, ổn định, duy trì hoạt động liên tục trên 99%; tốc độ xử lý. giao dịch hàng ngày an toàn, ổn định với trung bình từ 3 đến 5 triệu giao dịch/ngày; đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh trên toàn hệ thống BIDV với 127 chi nhánh 503 phòng giao dịch và 95 quỹ tiết kiệm.

Hệ thống An ninh bảo mật được triển khai đồng bộ đảm bảo an ninh đối với hoạt động CNTT và hoạt động ngân hàng. Hệ thống dự phòng, cơ sở hạ tầng CNTT được xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo sự an toàn, khả năng khắc phục sự cố. Hệ thống mạng WAN đã kết nối toàn bộ các đơn vị thành viên của BIDV trên toàn quốc, hệ thống mạng LAN tại các đơn vị đạt các tiêu chuẩn cao,đảm bảo tốc độ kết nối phục vụ quản lý tập trung CNTT. Hệ thống máy chủ bao gồm trên 1200 máy chủ phục vụ các ứng dụng CNTT. Thực hiện quản trị công nghệ thông tin tập trung trên toàn hệ thống.

Với định hướng đến hết 2015, xây dựng hệ thống CNTT của BIDV trở thành công cụ then chốt, tạo ra sự phát triển đổi mới và đột phá trong hoạt động, đạt được trình độ công nghệ ngân hàng hiện đại, ứng dụng đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đảm bảo vị thế hàng đầu tại Việt Nam và tiến tới ngang tầm các ngân hàng có trình độ công nghệ tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á, tạo ra thế và lực giúp BIDV chủ động và sẵn sàng hội nhập luôn là cơ hội để thiết lập một phần mềm kiểm tra CLSP tín dụng của hệ thống với cơ sở dữ liệu được lưu trữ gồm các quyết định phê duyệt tín dụng, các hồ sơ khách hàng, hồ sơ giải ngân… kèm theo các xác nhận được kiểm tra trước khi cung cấp cho khách hàng.

3.4.1.5. Nhu cầu sử dụng sản phẩm tín dụng ngân hàng của thị trường vẫn còn nhiều khi mà tại Việt Nam ngân hàng luôn là “sân sau” để cung ứng vốn cho các Doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh

Theo thống kê rất đáng chú ý của Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp có xu hướng tăng. Năm 2013, có 65,2% doanh nghiệp trong diện điều tra có nhu cầu vay vốn ngân hàng, trong khi năm 2012 có 57,3%.Đây chính là cơ hội để BIDV cung cấp các sản phẩm tín dụng đa dạng, phong phú hợp với nhu cầu của khách hàng, theo đó việc thiết lập quy trình kiểm tra CLSP tín dụng theo từng loại sản phẩm cần được xây dựng phù hợp và kịp thời đảm bảo sản phẩm được kiểm tra chất lượng trước khi cung cấp ra thị trường.

3.4.2.Thách thức

3.4.2.1.Thách thức từ sự cạnh tranh trên thị trường

Tính đến tháng 10/2013, hệ thống các NHTM Việt Nam có 39 NHTM cổ phần, 1NHTM nhà nước, 54 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh. Cho đến nay hệ thống các NHTM đã có mạnglưới bao phủđến tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt có NHTM đãxây dựng hệ thống các chi nhánh bao phủ đến tận huyện, thậm chí là tại các xã. Riêng địa phận tỉnh Thái Nguyên cũng đã có 17 NHTM làm cho mức độ cạnh tranh về sản phẩm, về giá, về phong cách phục vụ, đặc biệt là cạnh tranh quản trị hoạt động ngân hàng… trở nên ngày càng mạnh mẽ. Điều này tạo nên một thách thức lớn cho việc hoàn thiện quy trình kiểm tra CLSP tín dụng theo hướng vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi cung ứng ra thị trường nhưng lại phải tăng trưởng tín dụng, giữ vững nền khách hàng và thị phần tín dụng trên địa bàn.

3.4.2.2.Thách thức từ phía khách hàng của ngân hàng

Phần lớn khách hàng của Ngân hàng hiện nay là Doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ có nhu cầu vay vốn ngân hàng lớn nhưng năng lực điều hành của lãnh đạo doanh nghiệp còn nhiều yếu kém, thường đi từ kinh nghiệm hoạt động kinh doanh thực tiễn của mình mà chưa được đào tạo qua trường lớp, nên không nắm bắt được nguyên lý hoạt động của ngành nghề kinh tế đặc thù mà doanh nghiệp đang hoạt

động. Bên cạnh đó là báo cáo tài chính thường không trung thực và thiếu minh bạch, hầu như các doanh nghiệp đều lách luật, cố ý hạch toán tăng chi phí không thực tế trong hoạt động kinh doanh theo qui định để lợi nhuận trước thuế giảm và được giảm thuế… Thực trạng này tạo ra một thách thức không nhỏ cho ngân hàng trong quá trình hoàn thiện quy trình kiểm tra CLSP tín dụng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tín dụng nhưng phải đảm bảo giữ vững và phát triển nền khách hàng của ngân hàng.

3.4.2.3.Thách thức từ nội bộ ngân hàng

*)Thách thức phải tổ chức lại nguồn nhân lực:

Phân công lao động hợp lý, phù hợp với năng lực trình độ và khối lượng công việc luôn là bài toán mà các nhà quản trị ngân hàng phải lựa chọn.

Xuất phát từ yêu cầu của kiểm tra CLSP tín dụng phải đảm bảo tính khách quan, độc lập, đảm bảo đủ mạnh để ngăn ngừa sai sót tái diễn thì Ngân hàng phải đối mặt với thách thức bố trí lại nguồn nhân lực làm công tác tín dụng cũng như nguồn nhân lực làm công tác kiểm tra, điều này có thể gây nên những xáo trộn trong tổ chức, ảnh hưởng đến tâm lý người lao động và hiệu quả công việc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*)Thách thức phải đào tạo lại nguồn nhân lực làm công tác kiểm tra CLSP tín dụng:

Con người là chủ thể sáng tạo, là nguồn lực chủ yếu và là yếu tố quyết định sự phát triển hệ thống ngân hàng ổn định và bền vững, tạo ra những đột phá mới trong sự phát triển của hệ thống. Chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng.

Xuất phát từ thực tế nguồn nhân lực làm công tác kiểm tra CLSP tín dụng tại chi nhánh phần lớn chưa được đào tạo bài bản về công tác kiểm tra nên việc hoàn thiện quy trình kiểm tra CLSP tín dụng sẽ gặp phải thách thức không nhỏ đó là phải đào tạo lại kỹ năng kiểm tra, đánh giá CLSP tín dụng cho đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra CLSP nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm tín dụng.

*) Thách thức phải đầu tư xây dựng phần mềm công nghệ thông tin để sử dụng cho hệ thống kiểm tra CLSP tín dụng

Công nghệ thông tin (CNTT) tiên tiến, hiện đại có vai trò đặc biệt quan trọng và là công cụ đắc lực trong công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng.

Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra CLSP tín dụng và theo kịp một số ngân hàng TMCP khác như: Vietinbank, ACB…thì BIDV cần đầu tư xây dựng phần mềm kiểm tra CLSP tín dụng trong toàn hệ thống, có tích hợp với cơ sở dữ liệu về hồ sơ tín dụng hiện có, đảm bảo kiểm tra 100% sản phẩm tín dụng trước khi cung ứng cho khách hàng.

*) Thách thức về các chính sách dành cho cán bộ làm công tác kiểm tra CLSP tín dụng:

Công tác kiểm tra CLSP tín dụng luôn đòi hỏi mỗi cán bộ kiểm tra không chỉ nắm chắc quy trình nghiệp vụ tín dụng mà còn phải hiểu và nắm bắt rõ các quy định của pháp luật liên quan đến nghiệp vụ tín dụng. Thêm vào đó là người cán bộ kiểm tra cần có kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động tín dụng ngân hàng…

Tính chất công việc kiểm tra CLSP tín dụng yêu cầu trình độ nghiệp vụ cao, giàu kinh nghiệm…. mới phát hiện được những sai sót xảy ra nhưng chính sách dành cho cán bộ kiểm tra của BIDV chưa được xây dựng, do vậy chưa khuyến khích, động viên cán bộ kiểm tra “yêu” nghề. Một chính sách ưu đãi dành cho cán bộ kiểm tra là điểm thách thức lớn trong quá trình hoàn thiện quy trình kiểm tra CLSP tín dụng của BIDV.

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM TÍN DỤNG TẠI BIDV THÁI NGUYÊN

GIAI ĐOẠN 2014-2015, ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN 2020 4.1.Quan điểm định hƣớng, mục tiêu

4.1.1. Quan điểm định hướng

4.1.1.1.Định hướng của Chính phủ

+ Trong giai đoạn 2014 - 2015, tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính của các NHTM, trước hết tập trung xử lý nợ xấu, tập trung phát triển các hoạt động kinh doanh chính, bảo đảm khả năng thanh toán, chi trả và phát triển ổn định, bền vững, tập trung xử lý tình trạng sở hữu chéo và tăng tính minh bạch trong hoạt động của các NHTM.

+ Cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các NHTM để đến năm 2020 phát triển được hệ thống NHTM đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô và loại hình, có khả năng cạnh tranh cao dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về các dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế.

+ Nâng cao vai trò, vị trí chi phối, dẫn dắt thị trường của các NHTM Việt Nam, bảo đảm các ngân hàng thương mại nhà nước và các ngân hàng thương mại có cổ phần chi phối của Nhà nước thực sự là lực lượng chủ lực, chủ đạo của hệ thống. Phấn đấu đến cuối năm 2015 hình thành được ít nhất từ một đến hai ngân hàng thương mại nhà nước hoặc ngân hàng thương mại có cổ phần chi phối của Nhà nước chi phối đạt trình độ khu vực về quy mô, quản trị, công nghệ và năng lực cạnh tranh.

4.1.1.1.Định hướng của BIDV giai đoạn 2014- 2015

Nâng cao vai trò dẫn dắt, vị trí chủ đạo của BIDV trên thị trường với tư cách là một ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước chi phối, có năng lực quản trị tiên tiến, có phạm vi và quy mô hàng đầu, kinh doanh an toàn, hiệu quả. Phấn đấu đến 2015 trở thành một trong hai ngân hàng đạt quy mô và trình độ tương đương các ngân hàng khác trong khu vực về quản trị, công nghệ và khả năng cạnh tranh, có thương

hiệu uy tín, phát huy vai trò là đối tác kinh tế lớn và tin cậy trong các mối quan hệ kinh tế quốc tế quan trọng trong quá trình hội nhập của Việt Nam

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thái nguyên (Trang 77 - 105)