Trƣờng Cao đẳng trong hệ thống Giáo dục quốc dân

Một phần của tài liệu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật điện biên (Trang 26 - 104)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.Trƣờng Cao đẳng trong hệ thống Giáo dục quốc dân

1.3.1. Vị trí của trường cao đẳng trong hệ thống giáo dục quốc dân

Theo Luật Giáo dục 2005, trƣờng cao đẳng là một cơ sở giáo dục nằm trong hệ thống giáo dục đại học. Đào tạo trình độ cao đẳng đƣợc thực hiện từ hai đến ba năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với ngƣời có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ một năm rƣỡi đến hai năm học đối với ngƣời có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành.

Điều 39, Luật Giáo dục 2005 quy định: Mục đích đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thƣờng thuộc chuyên ngành đƣợc đào tạo [4, tr 12].

1.3.2. Nhiệm vụ của trường Cao đẳng

Điều 6, Điều lệ trƣờng cao đẳng xác định: Nhiệm vụ của trƣờng cao đẳng: 1. Đào tạo nhân lực trình độ cao đẳng có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp phù hợp, đáp ứng nhu cầu của xã hội, có khả năng hợp tác trong hoạt động nghề nghiệp, tự tạo đƣợc việc làm cho mình và cho xã hội.

2. Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học, triển khai nghiên cứu khoa học; phát triển và chuyển giao công nghệ, thực hiện các loại hình dịch vụ khoa học, công nghệ và sản xuất; sử dụng có hiệu quả kinh phí đầu tƣ phát triển khoa học và công nghệ.

3. Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc bố trí và thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, khoa học, công nghệ và hoạt động tài chính; quản lý giảng viên, cán bộ, công nhân viên; xây dựng đội ngũ giảng viên của trƣờng đủ về số lƣợng, đảm bảo yêu cầu về chất lƣợng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Đăng ký, tổ chức triển khai kiểm định chất lƣợng giáo dục và chịu sự quản lý chất lƣợng của cơ quan kiểm định chất lƣợng giáo dục.

5. Tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ theo đúng quy định của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 17

bộ giảng viên của trƣờng.

7. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài sản theo quy định của pháp luật.

8. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân và gia đình của ngƣời học trong hoạt động giáo dục.

9. Tổ chức cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và ngƣời học tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo. Chăm lo đời sống và bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của cán bộ, giảng viên nhà trƣờng.

10. Giữ gìn và phát triển những di sản văn hoá dân tộc.

11. Thực hiện chế độ báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan quản lý các cấp về các hoạt động của trƣờng theo quy định hiện hành.

12. Công khai những cam kết của trƣờng về chất lƣợng đào tạo, chất lƣợng đào tạo thực tế của trƣờng, các điều kiện đảm bảo chất lƣợng và thu chi tài chính hàng năm của trƣờng.

13. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

1.3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ quản lý trường cao đẳng

* Nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng

Hiệu trƣởng là ngƣời đại diện theo pháp luật của nhà trƣờng; chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trƣờng theo các quy định của pháp luật.

Hiệu trƣởng trƣờng cao đẳng có nhiệm vụ sau đây:

- Tổ chức xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của trƣờng. - Lập kế hoạch dài hạn và kế hoạch hoạt động hàng năm.

- Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên và sinh viên; quyết định bổ nhiệm các chức vụ từ Trƣởng khoa, Trƣởng phòng, tuyển dụng giảng viên, cán bộ, nhân viên và ký kết các hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

- Khai thác, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo, phát triển trƣờng và đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 18

công tác quản lý tài chính và tài sản của đơn vị.

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc quản lý tài chính, tài sản và các quy định của Nhà nƣớc về lao động - tiền lƣơng, tiền công, học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, các chế độ chính sách đối với giảng viên, cán bộ, nhân viên và ngƣời học của trƣờng. - Quyết định mức chi phí quản lý, chi nghiệp vụ trong phạm vi nguồn tài chính đƣợc sử dụng, tuỳ theo nội dung và hiệu quả công việc.

- Tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất và cung ứng dịch vụ, nhận tài trợ và tiếp nhận viện trợ của nƣớc ngoài để bổ sung kinh phí hoạt động và đầu tƣ phát triển nhà trƣờng.

- Bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng trong nhà trƣờng. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các đoàn thể, tổ chức xã hội trong các hoạt động của trƣờng.

- Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội trong nhà trƣờng. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng

Phó Hiệu trƣởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Giúp Hiệu trƣởng trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của trƣờng; trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Hiệu trƣởng và giải quyết các công việc do Hiệu trƣởng giao;

- Khi giải quyết công việc đƣợc Hiệu trƣởng giao, Phó Hiệu trƣởng thay mặt Hiệu trƣởng và chịu trách nhiệm trƣớc Hiệu trƣởng về kết quả công việc đƣợc giao.

* Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng phòng, phó trưởng phòng

Theo Điều 45 - Điều lệ trƣờng cao đẳng

Căn cứ vào tính chất, đặc điểm, nhiệm vụ và khối lƣợng công việc của nhà trƣờng, Hiệu trƣởng quyết định thành lập các phòng chức năng theo cơ cấu đã đƣợc phê duyệt bao gồm các phòng: hành chính tổng hợp, tổ chức cán bộ, đào tạo, khoa học và công nghệ, kế hoạch - tài chính, quan hệ quốc tế, công tác sinh viên, thanh tra, khảo thí và kiểm định chất lƣợng giáo dục.

Trƣởng phòng do Hiệu trƣởng bổ nhiệm và miễn nhiệm. Giúp việc cho Trƣởng phòng có các phó Trƣởng phòng do Hiệu trƣởng bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Trƣởng phòng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 19

Trƣởng, phó phòng chức năng có các nhiệm vụ sau đây:

- Tham mƣu, tổng hợp, đề xuất ý kiến, giúp Hiệu trƣởng tổ chức quản lý và thực hiện các mặt công tác của trƣờng;

- Quản lý cán bộ, nhân viên của đơn vị mình theo sự phân cấp của Hiệu trƣởng.

* Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng khoa, phó trưởng khoa

Khoa là đơn vị quản lý chuyên môn của trƣờng, đứng đầu là Trƣởng khoa. Trƣởng khoa do Hiệu trƣởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, giúp việc cho Trƣởng khoa có các Phó Trƣởng khoa do Hiệu trƣởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trƣởng khoa.

Trƣởng khoa, Phó Trƣởng khoa là những ngƣời có uy tín, có kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý và có trình độ từ thạc sĩ trở lên.

Trƣởng, phó khoa có các nhiệm vụ sau đây:

- Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chƣơng trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trƣờng;

- Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; chủ động khai thác các dự án hợp tác, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội;

- Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên, sinh viên thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trƣởng;

- Tổ chức phát triển chƣơng trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học, tài liệu giảng dạy do Hiệu trƣởng giao. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phƣơng pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học;

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và cán bộ nhân viên thuộc khoa.

* Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng bộ môn thuộc khoa

Bộ môn thuộc khoa là đơn vị cơ sở về đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ của trƣờng cao đẳng, chịu trách nhiệm về học thuật trong các hoạt động đào tạo,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 20

khoa học và công nghệ.

Đứng đầu bộ môn là Trƣởng bộ môn. Trƣởng bộ môn do Hiệu trƣởng bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Trƣởng khoa sau khi tham khảo ý kiến của các giảng viên trong bộ môn. Trƣởng bộ môn là nhà khoa học có uy tín của ngành đào tạo tƣơng ứng, có trình độ từ thạc sĩ trở lên.

Trƣởng bộ môn có các nhiệm vụ sau đây:

- Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lƣợng, tiến độ giảng dạy, học tập một số môn học trong Chƣơng trình, kế hoạch giảng dạy chung của trƣờng, của khoa;

- Tổ chức xây dựng và hoàn thiện nội dung, Chƣơng trình, biên soạn giáo trình và tài liệu giảng dạy liên quan đến ngành, chuyên ngành đào tạo đƣợc khoa và trƣờng giao;

- Triển khai kế hoạch giảng dạy, học tập, hoạt động khoa học và công nghệ, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị theo sự phân công của trƣờng và của khoa; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cải tiến phƣơng pháp giảng dạy, triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu khoa học.

1.4. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng Cao đẳng

1.4.1. Cơ sở phương pháp luận của công tác cán bộ * Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ

Trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá cao vai trò của ngƣời cán bộ. Ngƣời cho rằng một khi đã có đƣờng lối cách mạng đúng thì cán bộ là khâu quyết định. Ngƣời viết: “Muốn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Cán bộ là những ngƣời đem đƣờng lối, chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo lại cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng. Thực tế là mọi chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và Chính phủ đều do cán bộ nghiên cứu đề xuất, đồng thời cũng do cán bộ tổ chức, hƣớng dẫn nhân dân thực hiện. Đƣờng lối của Đảng đúng hay sai, tổ chức thực hiện thành hay không đều phụ thuộc vào cán bộ. Động lực của mọi cuộc cách mạng là quần chúng nhân dân, mà hạt nhân chủ yếu của nó là lực lƣợng cán bộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 21

tính cách vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng.

* Quan điểm của Đảng về công tác cán bộ

Tại Hội nghị Trung ƣơng 3 khoá VIII, Đảng ta đặt ra những yêu cầu mới trong công tác cán bộ và xác định những phƣơng hƣớng và giải pháp cụ thể nhằm thực hiện chiến lƣợc cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quan điểm này đƣợc thể hiện rõ trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII:

1. Cán bộ Đảng viên trƣớc hết là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, phải có kế hoạch thƣờng xuyên học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn.

2. Các tổ chức Đảng phải thƣờng xuyên giáo dục, rèn luyện, quản lý Đảng viên. 3. Toàn Đảng phải hết sức chăm lo xây dựng thật tốt đội ngũ cán bộ, chú trọng đội ngũ cán bộ kế cận vững vàng, đủ bản lĩnh về các mặt.

4. Phải có quy chế rõ ràng, chặt chẽ nhất là trong công tác cán bộ, bố trí sử dụng cán bộ.

5. Đảm bảo tiêu chuẩn cán bộ, trẻ hoá đội ngũ cán bộ, kết hợp tốt các độ tuổi, bảo đảm tính liên tục, tính phát triển trong đội ngũ cán bộ.

6. Đổi mới phƣơng pháp đánh giá, bố trí cán bộ.

7. Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ toàn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn. Quan tâm đào tạo bồi dƣỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý coi trọng cả tài và đức.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra mục tiêu chung của công tác cán bộ là: “ Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tƣ duy đổi mới, sáng tạo có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể gắn bó với nhân dân dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đội ngũ cán bộ phải đồng bộ có tính kế thừa và phát triển, có số lƣợng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 22

và cơ cấu hợp lý” [9, tr 155].

* Công tác cán bộ dưới góc độ lý luận quản lý giáo dục

- Ở mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi vị trí công tác với những chức năng nhiệm vụ khác nhau, đòi hỏi ở những trình độ khác nhau về chuyên môn, về phẩm chất và năng lực của ngƣời cán bộ quản lý.

- Trong phạm vi trƣờng cao đẳng, chủ thể quản lý là hiệu trƣởng; phó hiệu trƣởng; trƣởng, phó các phòng, khoa, đơn vị trực thuộc; đối tƣợng quản lý là giáo viên, nhân viên và sinh viên của nhà trƣờng. Chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng tốt hay xấu, cao hay thấp chủ yếu phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ quản lý giỏi hay kém. Một trong những điều kiện để đội ngũ cán bộ quản lý tốt mọi hoạt động của nhà trƣờng là phải có năng lực và phẩm chất tốt.

1.4.2. Những yêu cầu đối với người cán bộ quản lý trường cao đẳng * Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người cán bộ quản lý

- Về phẩm chất

Có lập trƣờng tƣ tƣởng vững vàng, chấp hành tốt đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc. Chấp hành tốt kỷ luật Đảng, kỷ luật lao động, sống và làm việc theo pháp luật. Có trách nhiệm cao đối với tập thể, tận tuỵ trong công việc; say mê công việc, sẵn sàng đầu tƣ thời gian vào lao động quản lý; có tính yêu cầu cao trong công việc, đánh giá cao công lao của ngƣời dƣới quyền.

Vận động, thuyết phục gia đình, cán bộ, giảng viên và quần chúng chấp hành tốt chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc; tích cực tiếp thu những cái mới, cái tiến bộ, kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, sai trái, bảo vệ lẽ phải.

Một phần của tài liệu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật điện biên (Trang 26 - 104)