0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Lập quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỆN BIÊN (Trang 67 -69 )

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Lập quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý

* Mục đích của biện pháp

- Lập bản luận chứng khoa học, trong đó bố trí, sắp xếp toàn bộ nhân lực theo một quy trình hợp lý cho từng giai đoạn làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn. Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trƣớc mắt và lâu dài.

- Xây dựng đội ngũ CBQL trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên đảm bảo đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất và năng lực công tác, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đơn vị, của ngành trong từng giai đoạn.

- Công tác quy hoạch giúp cho việc bổ nhiệm cán bộ quản lý đƣợc chủ động, có đội ngũ cán bộ kế cận, cán bộ nguồn để đào tạo, bồi dƣỡng về phẩm chất, năng lực và nghiệp vụ quản lý trƣớc khi bổ nhiệm, nhằm đáp ứng nhiệm vụ quản lý giáo dục trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài.

* Nội dung của biện pháp

- Quán triệt quan điểm của Đảng về phát triển đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phải phát huy trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong quy hoạch. Phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của tổ chức, cơ quan đơn vị; phải quán triệt sâu sắc yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới.

- Quy hoạch đội ngũ CBQL phải xây dựng đƣợc tiêu chuẩn, chức danh cụ thể, phải gắn chặt với việc đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, lựa chọn đúng cán bộ; phải có tầm nhìn, phải khách quan, công tâm.

- Việc đánh giá đúng cán bộ, công chức, viên chức không chỉ là để khen, chê mà quan trọng hơn là nhằm phát hiện những nhân tố tích cực, có triển vọng để bồi dƣỡng, tuyển chọn họ vào quy hoạch cán bộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 58

phải gắn với việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, định hƣớng phấn đấu, trƣởng thành và phát triển vững chắc. Mặt khác, quy hoạch cán bộ thực chất là để có kế hoạch chủ động đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, giúp họ nhanh chóng trƣởng thành theo mục đích, yêu cầu của nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý. Vì vậy, công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý phải có mục tiêu, kế hoạch rõ ràng và có chƣơng trình đào tạo thiết thực, nếu không sẽ không bảo đảm đáp ứng yêu cầu của công tác quy hoạch cán bộ.

- Quy hoạch cán bộ phải gắn với việc phân công, giao việc cho cán bộ trong quy hoạch để thử thách, đồng thời cử ngƣời có trách nhiệm bồi dƣỡng, dìu dắt, giúp đỡ họ.

- Có kế hoạch định kỳ kiểm tra, đánh giá công tác quy hoạch cán bộ để kịp thời bổ sung, điều chỉnh những thiếu sót, không còn phù hợp trong quy hoạch để quy hoạch thực hiện bảo đảm có chất lƣợng và hiệu quả.

* Cách thức thực hiện

- Xây dựng quy hoạch:

Cấp uỷ, thủ trƣởng cơ quan, đơn vị quán triệt sâu sắc công tác quy hoạch cán bộ. Rà soát lại việc thực hiện quy hoạch cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn trƣớc, trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên giai đoạn tiếp theo.

Xây dựng kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn: Kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ trong quy hoạch; kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc xây dựng quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch của cấp mình, đơn vị mình đảm bảo theo đúng tiến độ.

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch

Việc lựa chọn, bố trí sử dụng cán bộ trong quy hoạch là khâu quan trọng nhất trong thực hiện quy hoạch thể hiện kết quả của công tác quy hoạch cán bộ. Do vậy, việc lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ đã quy hoạch phải đảm bảo tuân thủ theo đúng quy trình bổ nhiệm cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh cán bộ.

- Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch

Cần phải có kế hoạch kiểm tra công tác xây dựng quy hoạch cán bộ, định kỳ kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kiểm tra đánh giá về ý thức rèn luyện, tu dƣỡng phấn đấu vƣơn lên của cán bộ trong quy hoạch để đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, tổng kết kinh nghiệm để kịp thời điều chỉnh, bổ sung những thiếu sót, những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 59

vấn đề không phù hợp. Công tác kiểm tra, tổng kết sẽ góp phần thúc đẩy việc đào tạo, bồi dƣỡng, từ đó khắc phục đƣợc các thiếu sót, nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch cán bộ.

* Điều kiện thực hiện

- Để có quy hoạch đúng, phải đánh giá đúng, phải nhìn nhận khách quan, công tâm, biện chứng cả quá khứ hiện tại và tƣơng lai đối với đội ngũ CBQL, cán bộ dự nguồn. Việc đánh giá không phải chỉ để khen - chê mà điều quan trọng hơn là có hƣớng sử dụng và bồi dƣỡng cán bộ. Từ đó sẽ có quy hoạch và sắp xếp cán bộ hợp lý.

- Phải xây dựng kế hoạch, chiến lƣợc lâu dài để làm cơ sở cho công tác quy hoạch cán bộ; mỗi chức danh lãnh đạo phải đào tạo ngƣời kế cận để bồi dƣỡng họ phát triển sớm đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao.

- Phải có kế hoạch định kỳ để kiểm tra, tổng kết và nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch cán bộ. Công tác kiểm tra tổng kết sẽ góp phần thúc đẩy việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, giảng viên. Từ đó, sẽ khắc phục đƣợc các thiếu sót để nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch cán bộ.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỆN BIÊN (Trang 67 -69 )

×