Khái quát về tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật điện biên (Trang 42 - 104)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.Khái quát về tỉnh Điện Biên

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư

Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu (mới), phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp với hai tỉnh Luông Pha Băng và Phong Sa Lỳ nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Điện Biên có diện tích tự nhiên là 956.327,82 ha; Có 10 đơn vị hành chính trực thuộc là Thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mƣờng Lay, các huyện: Điện Biên, Tuần Giáo, Mƣờng Ẳng, Điện Biên Đông, Mƣờng Chà, Mƣờng Nhé, Nậm Pồ, Tủa Chùa. Tỉnh lỵ đặt tại Thành phố Điện Biên Phủ. Tỉnh có 130 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 14 phƣờng, thị trấn, 116 xã với 1.673 thôn (bản) và tổ dân phố. Đặc biệt là xã Sín Thầu của huyện Mƣờng Nhé là cửa ngõ của 3 nƣớc Việt Nam, Lào, Trung Quốc.

Về địa hình: Là một tỉnh miền núi, do ảnh hƣởng của các hoạt động kiến tạo nên địa hình của Điện Biên rất phức tạp, chủ yếu là đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt mạnh.

Về khí hậu: Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa đông tƣơng đối lạnh và ít mƣa; mùa hạ nóng, mƣa nhiều với các đặc tính diễn biến thất thƣờng, phân hoá đa dạng, chịu ảnh hƣởng của gió tây khô và nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21o

- 23oC. Lƣợng mƣa hàng năm trung bình từ 1.300 - 2.000mm, thƣờng tập trung theo mùa, mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

Về đất đai: Ở Điện Biên hầu hết đất đai có độ dốc lớn, tầng canh tác mỏng. Hơn 70% quỹ đất của tỉnh có độ dốc trên 250, chỉ thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng. Diện tích có độ dốc từ 15 - 250 chiếm 25%. Đất có độ dốc dƣới 150 chỉ chiếm 4% quỹ đất của tỉnh, trong đó khoảng 75% có tầng dày trên 50 cm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 33

Về nguồn nước: Với lƣợng mƣa hàng năm khá lớn, hệ thống ao hồ và sông suối nhiều (toàn tỉnh có hơn 10 hồ lớn và hơn 1.000 sông suối lớn nhỏ phân bố tƣơng đối đồng đều trong tỉnh) nên nguồn nƣớc mặt ở Điện Biên rất phong phú theo 3 hệ thống sông chính là sông Đà, sông Mã và sông Mê Kông.

Về dân số:

Điện Biên có dân số là 518.952 ngƣời. Mật độ dân số bình quân là 49 ngƣời/km2, nhƣng phân bố không đều, ở thành phố Điện Biên Phủ là 1.200 ngƣời /km2, tại huyện Mƣờng Nhé chỉ có 10 ngƣời/km2. Trên địa bàn tỉnh có 21 dân tộc anh em cùng sinh sống, chiếm đa số là dân tộc thái, Mông và Kinh. Trong đó dân tộc Thái chiếm 40,4%, dân tộc Mông chiếm 28,8%, dân tộc Kinh chiếm 19,7%, còn lại là các dân tộc khác nhƣ Phù Lá, Si La, Giấy...

Đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao, vùng biên giới còn gặp rất nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ đói nghèo 28,5%. Trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán còn lạc hậu.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Về kinh tế Về kinh tế

Tỉnh Điện Biên có nhiều lợi thế để phát triển, diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp có 623.868,7 ha, chiếm 65,38% diện tích tự nhiên. Trong đó đất nông nghiệp là 119.025,6 ha, chiếm 12,47; đất lâm nghiệp là 504.033,7 ha, chiếm 52,82%; đất mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản là 767 ha, chiếm 0,08%. Điện Biên còn có một số khoáng sản nhƣ than đá, đá đen, vàng, cát sỏi...Đây đƣợc xác định là những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tỉnh Điện Biên có tiềm năng về du lịch lịch sử và du lịch sinh thái. Có quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ ở thành phố Điện Biên Phủ, khu chỉ huy chiến dịch Mƣờng Phăng, nhiều điểm du lịch hấp dẫn nhƣ hồ Pa Khoang, suối khoáng nóng Hua Pe, hồ U Va...và danh lam thắng cảnh gắn với truyền thống văn hóa các dân tộc nhƣ thành Bản Phủ và đền thờ Hoàng Công Chất, thành Tam Vạn, tháp Mƣờng Luân...Đây là tài sản vô cùng quý giá để khai thác phát triển du lịch và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 34

nghiên cứu lịch sử.

Về văn hóa - xã hội

Tỉnh Điện Biên là nơi gặp gỡ, hội tụ sinh sống của 21 dân tộc anh em, gắn bó đoàn kết với nhau. Mỗi dân tộc có những nét riêng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, văn hóa...tạo thành bức tranh đa màu sắc văn hóa Điện Biên. Đời sống của các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng cao gắn bó chặt chẽ với núi rừng, sông suối nên con ngƣời nơi đây cũng trở nên mộc mạc, giản dị, thuần khiết và chan hòa. Văn hóa các dân tộc Điện Biên chủ yếu là văn hóa dân gian, giàu tính chất cội nguồn, mang đậm chất văn hóa địa phƣơng. Đó là văn hóa của ngƣời lao động sáng tạo, nhằm phản ánh ƣớc mơ, nguyện vọng và cuộc sống giản dị của họ.

Điện Biên là nơi lƣu giữ kho tàng văn hóa, văn nghệ dân gian phong phú, nhiều lễ hội truyền thống, lễ tục cổ truyền và nhiều trò trơi dân gian khác. Điển hình là lễ hội Xên bản - Xên mƣờng của dân tộc thái ở Mƣờng Thanh hay Lễ Hội Thành Bản Phủ và đền thờ Hoàng Công Chất ở xã Noong Hẹt - huyện Điện Biên. Lễ hội đƣợc tổ chức vào mùa xuân hàng năm, thể hiện lòng biết ơn kính trọng của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên đối với Hoàng Công Chất - vị anh hùng có công chống giặc ngoại xâm.

Nguồn nhân lực dồi dào, trong đó lao động ở nông thôn chiếm khá lớn, tỉnh xây dựng kế hoạch hàng năm đào tạo nghề dài hạn cho khoảng 9.000 lao động. Để đạt đƣợc chỉ tiêu này, tỉnh đã nâng cấp hai trƣờng là trƣờng Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tổng hợp thành trƣờng Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật, trƣờng Trung cấp Y thành trƣờng Cao đẳng Y; nâng cấp trƣờng Trung học nghề thành trƣờng Cao đẳng nghề, đồng thời mở các trung tâm dạy nghề ở các huyện, thị xã, thành phố.

Công tác y tế đƣợc quan tâm, hầu hết các xã, phƣờng, thị trấn đều có các trạm y tế và trung bình có từ 1 - 2 bác sĩ, có số lƣợng giƣờng phục vụ yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

2.2. Khái quát về trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên

2.2.1. Quá trình phát triển trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 35

thành lập Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên trên cơ sở nâng cấp Trƣờng Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Tổng hợp Điện Biên.

Ngay sau Lễ Công bố quyết định thành lập, Nhà trƣờng bắt tay xây dựng và triển khai đề án “Quy hoạch phát triển Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên giai đoạn 2010 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”. Định hƣớng xây dựng trƣờng trở thành một cơ sở đào tạo “Đa cấp - Đa ngành” với phƣơng châm “Uy tín - Chất lƣợng - Trách nhiệm xã hội”.

Trải qua 50 năm xây dựng và trƣởng thành nhà trƣờng đƣợc Nhà nƣớc, Chính phủ và các cấp, ngành tặng thƣởng:

- Huân chƣơng lao động hạng ba năm 2003;

- Cờ thi đua của Chính phủ năm 2005, năm 2007 và nhiều Bằng khen của Bộ, Ngành Trung ƣơng, UBND tỉnh Điện Biên;

- Huân chƣơng lao động hạng nhì năm 2008; - Huân chƣơng lao động hạng nhất năm 2013; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhiều cá nhân có thành tích xuất sắc đƣợc tặng Bằng khen của Chính phủ, UBND tỉnh Điện Biên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các bộ, ngành khác.

2.2.2. Cơ cấu tổ chức trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên

Cơ cấu tổ chức bộ máy của trƣờng gồm:

- Ban Giám hiệu: có Hiệu trƣởng và 02 Phó Hiệu trƣởng. - 7 phòng chức năng:

+ Phòng Tổ chức - Cán bộ. + Phòng Hành chính - Tổng hợp + Phòng Kế hoạch - Tài chính

+ Phòng Đào tạo - Hƣớng nghiệp,Tƣ vấn việc làm + Phòng Quản lý Học sinh - Sinh viên

+ Phòng Thanh tra và Đảm bảo chất lƣợng giáo dục + Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế - 6 khoa chuyên môn:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 36

+ Khoa Cơ sở

+ Khoa Kinh tế - Tài chính + Khoa Luật - Hành chính + Khoa Khoa học - Kỹ thuật + Khoa Lý luận chính trị - 2 cơ sở phục vụ đào tạo: + Trại Thí nghiệm - Thực hành + Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ

2.2.3. Quy mô đào tạo của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên

Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên hiện đang đào tạo: - 04 ngành trình độ Cao đẳng.

- 12 ngành trình độ Trung cấp chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, trƣờng còn liên kết với 10 trƣờng đại học, học viện đào tạo liên thông từ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng lên đại học; đại học văn bằng 2; đại học hình thức vừa làm vừa học. Năm học 2011 - 2012 trƣờng đã liên kết tổ chức đào tạo 2 lớp trình độ thạc sĩ tại trƣờng cho đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh.

Bảng 2.1: Quy mô phát triển lớp, HSSV trƣờng CĐKTKTĐB

Năm học 2010-2011 2011-2012 2012-2013

Tổng số Lớp 40 43 44

HSSV 1667 1781 1796

(Nguồn: Số liệu phòng ĐT-HN,TVVL trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên)

* Chất lượng giáo dục

- Rèn luyện đạo đức tác phong

Bảng 2.2: Bảng xếp loại rèn luyện HSSV từ năm 2010 đến 2013

Năm học Tổng số Xếp loại rèn luyện Tốt Khá TB khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % SL % 2010 - 2011 1667 213 12.8 1245 74.7 155 9.3 54 3.2 0 0,0 2011 - 2012 1781 138 7.7 1338 75.1 247 13.9 57 3.2 1 0,1 2012 - 2013 1796 109 6.0 1347 75.0 260 14.5 80 4.5 0 0.0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 37

(Nguồn: Số liệu phòng Quản lý HSSV trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên)

- Về học lực: Kết quả học lực của học sinh, sinh viên trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên từ năm 2010 đến năm 2013:

Bảng 2.3: Bảng xếp loại kết quả học tập HSSV từ năm 2010 đến 2013

Năm học Tổng số HSSV Xếp loại kết quả học tập Giỏi Khá TB khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % SL % 2010 - 2011 1667 12 0.7 261 15.7 1000 59,9 386 23.2 5 0.3 3 0.2 2011 - 2012 1781 22 1.2 247 13.8 1118 62.8 386 21.7 7 0.4 1 0.1 2012 - 2013 1796 9 0.5 213 11.9 1051 58.5 485 27.0 36 2.0 2 0.1

(Nguồn: Số liệu phòng ĐT-HN, TVVL trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên)

2.3. Thực trạng đội ngũ giảng viên, nhân viên trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên thuật Điện Biên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tính đến tháng 12 năm 2013, trƣờng có 156 cán bộ, giảng viên, nhân viên. Cụ thể nhƣ sau:

- Về cơ cấu: Nam: 67 ngƣời chiếm 42,9%; Nữ: 89 ngƣời chiếm 57,1%; Đảng viên: 81 ngƣời chiếm 51,9%; ngƣời dân tộc: 21 ngƣời chiếm 13,5%.

- Về trình độ chuyên môn: Tiến sĩ: 01/156 ngƣời, chiếm tỷ lệ 0,6%; Thạc sĩ: 38/156 ngƣời, chiếm tỷ lệ 24,3 % (trong đó 6 ngƣời đang là nghiên cứu sinh); Đại học: 94/156 ngƣời, chiếm tỷ lệ 60,3% (trong đó có 28 ngƣời đang học thạc sĩ); Cao đẳng: 02/156 ngƣời, chiếm tỷ lệ 1,3% (trong đó có 02 ngƣời đang học đại học); Trung cấp: 14/156 ngƣời, chiếm tỷ lệ 9,0%; Chƣa qua đào tạo: 07/156 ngƣời, chiếm tỷ lệ 4,5%.

- Về độ tuổi: Dƣới 30 tuổi có 60 ngƣời, chiếm tỷ lệ 38,5%; Từ 30 đến 40 có 69 ngƣời, chiếm tỷ lệ 44,2%; Từ 41 đến 50 có 17 ngƣời, chiếm tỷ lệ 10,9%; Trên 50 tuổi có 10 ngƣời, chiếm tỷ lệ 6,4%. Trong đó cán bộ giảng dạy là 105 ngƣời (chiếm tỷ lệ 67,3%).

Bảng 2.4: Chất lƣợng đội ngũ giảng viên trƣờng CĐKTKTĐB

ĐVT Tổng số Nam Nữ Dân tộc

Đảng viên

Trình độ chuyên môn

Dƣới chuẩn Đạt chuẩn Trên chuẩn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 38

% 100 41,9 58,1 6,7 61,9 1 61,9 37,1

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Cán bộ trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên)

Qua bảng số liệu trên cho thấy: Tỷ lệ giảng viên trên chuẩn chiếm tỷ lệ 37,1%. Tuy nhiên vẫn còn giáo viên chƣa đạt chuẩn 1%.

2.4. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên

2.4.1. Về số lượng, cơ cấu, độ tuổi * Số lượng

Tính đến hết tháng 12 năm 2013, đội ngũ cán bộ quản lý của trƣờng CĐKTKTĐB là 38 ngƣời, trong đó:

- Ban Giám hiệu: 03 ngƣời (Hiệu trƣởng, 02 Hiệu phó);

- Trƣởng phòng: 05 ngƣời;

- Phó trƣởng phòng: 09 ngƣời;

- Trƣởng khoa: 05 ngƣời;

- Phó trƣởng khoa: 06 ngƣời;

- Trƣởng bộ môn thuộc khoa: 06 ngƣời;

- Trƣởng cơ sở phục vụ đào tạo: 01 ngƣời;

- Phó cơ sở phục vụ đào tạo: 03 ngƣời.

* Cơ cấu

- Về giới tính

Trong tổng số 38 cán bộ quản lý của trƣờng CĐKTKTĐB, số cán bộ quản lý là Nam có: 21/38 ngƣời, chiếm tỷ lệ 55,3%; số cán bộ quản lý là nữ có 17/38 ngƣời, chiếm tỷ lệ 44,7%. Nhìn vào tỷ lệ % giới tính nam và nữ nhƣ trên thì cho thấy cơ cấu giới tính là tƣơng đối hợp lý.

- Dân tộc thiểu số

Tổng số cán bộ quản lý của trƣờng là ngƣời dân tộc thiểu số có 4/38 ngƣời chiếm tỷ lệ 10,5%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 39 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong những năm qua, đƣợc sự chỉ đạo sát sao của Đảng ủy Dân chính Đảng tỉnh; Đảng ủy nhà trƣờng, nên công tác phát triển Đảng trong nhà trƣờng, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ quản lý rất đƣợc chú trọng. 100% cán bộ quản lý của trƣờng đều là Đảng viên với bản lĩnh chính trị vững vàng luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đƣợc giao.

Bảng 2.5: Số lƣợng và cơ cấu đội ngũ CBQL trƣờng CĐKTKTĐB

Cán bộ quản lý Tổng số

Giới tính Dân tộc

thiểu số Đảng viên

Nam Nữ

SL % SL % SL % SL % SL %

Ban Giám hiệu 3 7,9 2 66,7 1 33,3 3 100

Trƣởng phòng, khoa, cơ sở

phục vụ đào tạo 11 29 9 81,8 2 18,2 2 18,2 11 100 Trƣởng bộ môn thuộc khoa 6 15,7 2 33,3 4 66,7 6 100 Phó phòng, khoa, cơ sở phục

vụ đào tạo 18 47,4 8 44,4 10 55,6 2 11,1 18 100

Cộng 38 100 21 55,3 17 44,7 4 10,5 38 100

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Cán bộ trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên)

* Độ tuổi

Qua tổng hợp độ tuổi của đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên, chúng tôi thấy rằng độ tuổi của CBQL của trƣờng là khá trẻ, số lƣợng cán bộ quản lý ở độ tuổi dƣới 30 và độ tuổi từ 30 đến 40 là 24 ngƣời, chiếm tỷ lệ 63,2%; độ tuổi từ 41 đến 50 là 8 ngƣời, chiếm tỷ lệ 21,1%; độ tuổi trên 50 có 6 ngƣời, chiếm tỷ lệ 15,7%. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng cơ cấu độ tuổi của đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên là phù hợp, cân đối vừa phát huy đƣợc bề dày kinh nghiệm của những ngƣời tuổi cao, vừa kết hợp đƣợc sự năng động, sáng tạo, nhạy bén của tuổi trẻ để tổ chức, chỉ đạo tốt mọi hoạt động quản lý trong nhà trƣờng.

Bảng 2.6: Độ tuổi của đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng CĐKTKTĐB

Cán bộ quản lý Tổng số

Tuổi đời

< 30 30 - 40 41 - 50 > 50

Một phần của tài liệu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật điện biên (Trang 42 - 104)