Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật điện biên (Trang 86 - 89)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.6.Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá cán bộ quản lý

* Mục đích của biện pháp

- Thanh tra, kiểm tra nhằm xem xét việc thực hiện các quyết định quản lý của CBQL đƣợc thực hiện ở mức độ nào, phát hiện những trục trặc, trì trệ; xử lý những sai phạm và đánh giá thực trạng, tìm ra những nguyên nhân để đƣa ra các biện pháp khắc phục nhằm thực hiện tốt mục tiêu đề ra.

- Thanh tra, kiểm tra cũng nhằm động viên, khuyến khích tính tích cực, những mặt tốt nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý để hoạt động quản lý đạt hiệu quả tốt hơn. Đồng thời kiến nghị với các cấp quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung các chính sách và quy định phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục.

- Vì vậy, thanh tra, kiểm tra, đánh giá cán bộ đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý giáo dục nói chung và trong phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên nói riêng. Trong lý luận và thực tiễn đã khẳng định: “Lãnh đạo phải có kiểm tra, lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi nhƣ không có lãnh đạo”.

* Nội dung của biện pháp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 77

Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên phải tuân thủ theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thƣờng của nhà trƣờng, hoạt động cá nhân của cán bộ quản lý.

- Thanh tra, kiểm tra phải đi liền với đánh giá. Thanh tra, kiểm tra mà không đánh giá thì coi nhƣ không có thanh tra, kiểm tra. Việc đánh giá chất lƣợng cán bộ quản lý trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên phải lấy kết quả hoạt động của nhà trƣờng, đặc biệt là chất lƣợng, hiệu quả giáo dục và chất lƣợng quản lý của Hiệu trƣởng làm căn cứ chủ yếu.

Hoạt động thanh tra đƣợc thực hiện dƣới hình thức thanh tra theo chƣơng trình, kế hoạch và đột xuất:

- Thanh tra theo chƣơng trình, kế hoạch là thanh tra đƣợc tiến hành theo chƣơng trình đã phê duyệt.

- Thanh tra đột xuất đƣợc tiến hành khi phát hiện cơ quan tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền giao.

Thanh tra, kiểm tra toàn diện công tác quản lý của cán bộ quản lý nhà trƣờng (từ chức vụ trƣởng bộ môn trở lên) đƣợc thực hiện theo các nội dung chủ yếu sau:

+ Xây dựng kế hoạch giáo dục và tổ chức thực hiện kế hoạch.

+ Quản lý cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên. Bố trí, sử dụng, xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên, quản lý hồ sơ cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên.

+ Thực hiện quy chế dân chủ, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nhà trƣờng; + Công tác kiểm tra của hiệu trƣởng nhà trƣờng theo quy định.

+ Tổ chức cho cán bộ giảng viên, nhân viên và sinh viên tham gia các hoạt động xã hội; thực hiện chế độ chính sách đối với giảng viên và sinh viên.

+ Quản lý hành chính, tài chính, tài sản; hồ sơ, sổ sách, thu chi và sử dụng nguồn tài chính, đầu tƣ xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, bảo quản tài sản công.

* Cách thức thực hiện

- Công tác chuẩn bị

+ Tập hợp thông tin về đơn vị đƣợc thanh tra, kiểm tra, thu thập các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 78

+ Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra: Xác định mục đích, yêu cầu, nội dung, phƣơng pháp tiến hành thanh tra, kiểm tra, dự kiến thành lập đoàn, thời gian tiến hành thanh tra, kiểm tra.

+ Trình ngƣời có thẩm quyền ra quyết định thanh tra, chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định, trƣởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tƣợng thanh tra.

+ Họp đoàn thông báo quyết định thanh tra, phổ biến kế hoạch thanh tra, kiểm tra, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, xây dựng mẫu biên bản và những việc cần thiết khác.

- Tiến hành thanh tra, kiểm tra.

+ Tổ chức công bố quyết định, thông báo kế hoạch thanh tra, kiểm tra với lãnh đạo đơn vị đƣợc thanh tra.

+ Nghe báo cáo của lãnh đạo đơn vị về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ, chất vấn, trao đổi của đoàn với lãnh đạo đơn vị.

+ Kiểm tra hồ sơ về công tác quản lý nếu thấy cần thiết.

+ Hội ý tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra của từng bộ phận; chuẩn bị nội dung làm việc với đơn vị liên quan.

+ Thông báo dự thảo báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra. - Kết thúc thanh tra, kiểm tra

+ Tập hợp hồ sơ cuộc thanh tra, kiểm tra và lƣu trữ theo quy định. + Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra cho đơn vị quản lý theo quy định. - Sau thanh tra, kiểm tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thông báo kết quả thanh tra, kiểm tra đến đối tƣợng đƣợc thanh tra, kiểm tra, và các đơn vị có liên quan.

+ Sau khi có kết quả thanh tra, thủ trƣởng cơ quan, đơn vị quản lý có trách nhiệm xem xét, xử lý kết luận thanh tra theo quy định hiện hành.

+ Có kế hoạch chỉ đạo, theo dõi việc thực hiện các kiến nghị của đoàn thanh tra.

* Điều kiện thực hiện

Xây dựng tốt kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất.

Củng cố kiện toàn đội ngũ cán bộ, viên chức phòng Thanh tra và đảm bảo chất lƣợng giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 79

Nội dung thanh tra, kiểm tra phải thiết thực, phải gắn công tác thanh tra, kiểm tra với các đơn vị và đội ngũ cán bộ quản lý, từ đó là cơ sở để làm tốt công tác khen thƣởng, kỷ luật, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ quản lý.

Tiến hành thanh tra, kiểm tra đúng quy trình bài bản, đồng thời phải đảm bảo tính chân thực, công tâm, khách quan và hiệu quả.

Phải có hệ thống hồ sơ thanh tra, kiểm tra đúng, đầy đủ và làm tốt công tác lƣu trữ các hồ sơ này.

Một phần của tài liệu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật điện biên (Trang 86 - 89)