Thực hiện quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và sắp xếp

Một phần của tài liệu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật điện biên (Trang 79 - 85)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4.Thực hiện quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và sắp xếp

cán bộ quản lý

* Mục đích của biện pháp

- Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn CBQL ở trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên nhằm tăng cƣờng năng lực lãnh đạo của tổ chức nhà trƣờng, thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Đồng thời sử dụng tốt năng lực của cán bộ, giảng viên đối với những ngƣời thực sự có năng lực và triển vọng phát triển. Nâng cao trách nhiệm trong công tác của cán bộ, giảng viên, đồng thời mở ra cơ hội, hƣớng phát triển và động lực động viên mạnh mẽ cán bộ giảng viên làm việc.

- Tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBQL nhà trƣờng, nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trƣờng. Bởi vì, qua đây ngƣời CBQL có dịp nhìn lại chính mình để tiếp tục khẳng định và phát huy. Song cũng chính nhờ quy trình này ngƣời CBQL đƣợc đồng nghiệp, lãnh đạo, cán bộ địa phƣơng chỉ ra những hạn chế cần khắc phục để từ đó rút kinh nghiệm và có kế hoạch hoàn thiện mình; làm cho mỗi CBQL phải luôn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 70

tích cực rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đây cũng là điều kiện để các cấp quản lý giáo dục điều chỉnh trong quá trình quản lý, điều chỉnh công tác xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL; đƣa ra nội dung đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp, sát thực tiễn; khắc phục tình trạng trì trệ trong đội ngũ CBQL.

* Nội dung của biện pháp

- Bổ nhiệm CBQL của trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên phải tuân thủ theo quy định tại điều lệ trƣờng cao đẳng. Đồng thời phải xuất phát từ nhu cầu công tác của nhà trƣờng, của từng phòng, khoa, đơn vị trực thuộc; từ việc xác định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức mới bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, tránh tình trạng vì ngƣời mà lập ra tổ chức. Số cán bộ quản lý phải tƣơng xứng với khối lƣợng công việc theo chức năng của nhà trƣờng, của từng phòng, khoa, đơn vị trực thuộc và số lƣợng cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên theo quy định hiện hành.

Phải dựa vào quy hoạch cán bộ, bảo đảm tiêu chuẩn theo chức danh quy định trong quá trình lựa chọn để tuyển đƣợc những ngƣời thực sự có đức, có tài để lãnh đạo, quản lý.

Tiến hành bổ nhiệm CBQL phải thực hiện đúng quy trình bổ nhiệm cán bộ đã quy định và làm thủ tục đúng theo từng bƣớc quy định trong quy chế bổ nhiệm cán bộ.

Bổ nhiệm CBQL phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:

+ Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

+ Tập thể lãnh đạo ở cơ quan có thẩm quyền (theo phân cấp quản lý) xem xét, quyết định một cách dân chủ trên cơ sở phát huy dân chủ, trách nhiệm, quyền hạn của từng thành viên, nhất là ngƣời đứng đầu cơ quan đơn vị.

+ Phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, yêu cầu nhiệm vụ quản lý của đơn vị. Mặt khác phải căn cứ vào phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ, sở trƣờng của cán bộ, giảng viên.

+ Đảm bảo sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ, giảng viên trên cơ sở nâng cao chất lƣợng công tác, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nhà trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 71

Trung ƣơng ba khoá VIII, đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy chế bổ nhiệm cán bộ, tiêu chuẩn cụ thể các chức danh quy định bổ nhiệm cán bộ quản lý trƣờng cao đẳng và đủ các điều kiện sau đây:

+ Có đầy đủ hồ sơ lý lịch cá nhân đƣợc cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng.

+ Tuổi bổ nhiệm không quá 50 đối với nữ và không quá 55 đối với nam. + Có sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.

+ Tùy theo các chức danh đƣợc bổ nhiệm mà yêu cầu trình độ tƣơng xứng. - Thực hiện bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại cán bộ quản lý phải tuân theo nguyên tắc sau:

+ Khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định phải xem xét để bổ nhiệm lại.

+ Những cán bộ quản lý sau khi đƣợc bổ nhiệm, vì lý do cụ thể nhƣ sức khoẻ không đảm bảo, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc thì lãnh đạo cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh, thay thế kịp thời, không chờ hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm.

+ Điều kiện bổ nhiệm lại là cán bộ quản lý đó hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ, bảo đảm tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới, đơn vị có nhu cầu và có đủ sức khoẻ làm việc.

+ Đối với cán bộ quản lý tuổi đời dƣới 5 năm thì đủ tuổi nghỉ hƣu nếu vẫn đáp ứng yêu cầu tốt, thì đƣợc kéo dài thời gian đến tuổi nghỉ hƣu.

+ Trong thời hạn giữ chức vụ nếu cán bộ quản lý có nguyện vọng xin từ chức thì làm đơn báo cáo lãnh đạo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Cán bộ sau khi từ chức sẽ bố trí công việc khác.

+ Trong thời gian giữ chức vụ nếu CBQL có sai phạm khuyết điểm, không hoàn thành nhiệm vụ chƣa đến mức kỷ luật phải cách chức nhƣng không còn đủ uy tín, điều kiện giữ chức vụ thì cơ quan trực tiếp sử dụng cán bộ quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ để bố trí công tác khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 72

- Yêu cầu điều động, luân chuyển CBQL

Việc điều động và luân chuyển CBQL phải căn cứ vào yêu cầu công tác, nhiệm vụ chính trị, quy hoạch cán bộ nhằm sử dụng có hiệu quả và tạo sự đồng bộ trong cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch đƣợc bồi dƣỡng toàn diện, rèn luyện trong thực tiễn, khắc phục tình trạng khép kín trong tổ chức.

Việc điều động, luân chuyển CBQL cần đƣợc tuyển lựa kỹ lƣỡng, nên chọn những cán bộ quản lý có năng lực. Tiến hành điều động cũng phải trên cơ sở xây dựng kế hoạch chi tiết, đƣợc lãnh đạo nhà trƣờng, phòng, khoa, đơn vị thông qua, phải giữ bí mật về thông tin để bảo đảm triển khai thuận lợi và có hiệu quả.

Giai đoạn chuẩn bị để thực hiện điều động, luân chuyển cán bộ quản lý rất quan trọng. Nó quyết định tiến trình thực hiện, tạo động lực đối với cán bộ đáp ứng yêu cầu công việc mà mục tiêu xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL của đơn vị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Cách thức thực hiện

- Quy trình bổ nhiệm

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của nhà trƣờng, của từng phòng, khoa, đơn vị trực thuộc để xác định vị trí cần bổ nhiệm. Ngƣời đứng đầu, tập thể lãnh đạo cơ quan trực tiếp quản lý, đề xuất phƣơng án nhân sự, dự kiến phân công công tác trình cấp có thẩm quyền xem xét. Sau khi đƣợc lãnh đạo cấp có thẩm quyền đồng ý thì tiến hành thủ tục bổ nhiệm theo trình tự nhƣ sau:

+ Tập thể cấp uỷ và lãnh đạo từng phòng, khoa, đơn vị trực thuộc thảo luận, lựa chọn giới thiệu nhân sự cán bộ trên cơ sở nằm trong diện quy hoạch của cơ quan, đơn vị;

+ Tổ chức họp lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt trong cơ quan để thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn viên chức đƣợc bổ nhiệm; thông báo tên cán bộ đƣợc tập thể phòng, khoa, đơn vị giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ƣu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu và triển vọng phát triển;

+ Tổ chức lấy phiếu thăm dò tín nhiệm trong tập thể cơ quan;

+ Sau khi thống nhất trong lãnh đạo, cấp uỷ; Thủ trƣởng cơ quan xem xét để ra quyết định bổ nhiệm; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm (đối với các chức danh Hiệu trƣởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 73

có quyền ra quyết định bổ nhiệm). Đối với các chức danh Hiệu trƣởng không có quyền ra quyết định bổ nhiệm, nhà trƣờng làm tờ trình gửi sở nội vụ tỉnh, sở nội vụ trình UBND tỉnh. UBND tỉnh ra quyết định bổ nhiệm.

- Quy trình bổ nhiệm lại

+ Lãnh đạo phòng, khoa, đơn vị tiến hành quy trình, thủ tục bổ nhiệm lại; + Cán bộ thuộc diện bổ nhiệm lại tự đánh giá, nhận xét quá trình công tác trong thời hạn giữ chức vụ trƣớc tập thể cán bộ, viên chức;

+ Tập thể cán bộ, viên chức trong phòng, khoa, đơn vị tham gia nhận xét, đánh giá cán bộ đề nghị bổ nhiệm lại;

+ Tổ chức lấy phiếu thăm dò tín nhiệm;

+ Sau khi thống nhất trong cấp uỷ, lãnh đạo; Hiệu trƣởng xem xét để ra quyết định bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại (đối với các chức danh Hiệu trƣởng có quyền ra quyết định bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại). Đối với các chức danh Hiệu trƣởng không có quyền ra quyết định bổ nhiệm lại, nhà trƣờng làm tờ trình gửi sở nội vụ tỉnh, sở nội vụ trình UBND tỉnh. UBND tỉnh ra quyết định bổ nhiệm lại.

Trƣờng hợp bổ nhiệm lại:

Nếu cán bộ còn thời gian công tác trên 5 năm thì thời hạn bổ nhiệm lại là 5 năm; Nếu cán bộ còn thời gian công tác từ đủ 2 năm đến dƣới 5 năm thì thời hạn bổ nhiệm lại đƣợc tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hƣu theo quy định;

Nếu cán bộ còn thời gian công tác dƣới 2 năm thì quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hƣu theo quy định.

Trƣờng hợp không bổ nhiệm lại: Hiệu trƣởng ra quyết định thôi giữ chức vụ cũ để nhận nhiệm vụ khác (đối với các chức danh Hiệu trƣởng có quyền ra quyết định). Đối với các chức danh Hiệu trƣởng không có quyền ra quyết định bổ nhiệm lại, nhà trƣờng làm tờ trình gửi sở nội vụ tỉnh, sở nội vụ trình UBND tỉnh. UBND tỉnh ra quyết định thôi giữ chức vụ cũ để nhận nhiệm vụ khác.

- Quy trình điều động, luân chuyển CBQL

Lãnh đạo các phòng, khoa, đơn vị tham mƣu cho Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch, biện pháp điều động, luân chuyển cán bộ thuộc phạm vi quản lý của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 74

Trƣớc khi điều động, luân chuyển Hiệu trƣởng cần trao đổi, giải thích cho cán bộ rõ về mục đích, yêu cầu điều động, luân chuyển và nhiệm vụ sắp tới, đồng thời lắng nghe ý kiến đề xuất của cán bộ và động viên họ nhận nhiệm vụ.

Xử lý các trƣờng hợp vƣớng mắc trong quá trình điều động luân chuyển nhƣ: từ chối, không muốn chấp hành quyết định, chần chừ, thoái thác…

- Kiểm tra, đánh giá

Hàng năm, vào cuối năm học cần phải tiến hành kiểm tra đánh giá, xếp loại cán bộ quản lý để có cơ sở lựa chọn bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại hoặc miễn nhiệm cán bộ.

Kiểm tra đánh giá công tác bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ quản lý, rà soát đối chiếu với quy hoạch cán bộ để bổ sung, điều chỉnh quy hoạch.

* Điều kiện thực hiện

- Cần phải căn cứ vào chuẩn của CBQL để đánh giá, đánh giá theo từng tiêu chí cụ thể, lấy hiệu quả làm thƣớc đo, lấy kết quả đánh giá làm cơ sở để tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển.

- Vì vậy, công tác này phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Một là: Đảm bảo nhu cầu số lƣợng và chất lƣợng CBQL; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hai là: Phải chọn đƣợc ngƣời tiêu biểu, có đủ năng lực, phẩm chất đảm nhận cƣơng các chức vụ quản lý;

Ba là: Góp phần củng cố uy tín của CBQL, niềm tin của cán bộ, giảng viên trong nhà trƣờng;

Bốn là: Động viên, khuyến khích những ngƣời có năng lực, trách nhiệm; chọn lọc những cán bộ có triển vọng phát triển từ đó tạo điều kiện bồi dƣỡng cán bộ kế cận dự nguồn;

Năm là: Quán triệt chặt chẽ nguyên tắc tập trung dân chủ;

Sáu là: Cán bộ quản lý đã hết một nhiệm kỳ 5 năm nhất thiết phải có đánh giá để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 75

có đƣợc đội ngũ CBQL tốt, sàng lọc, đƣa ra khỏi đội ngũ CBQL những ngƣời không có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực quản lý, bổ sung và hoàn thiện đội ngũ CBQL.

Một phần của tài liệu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật điện biên (Trang 79 - 85)