Thời cơ (các thuận lợi)

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 đến 202 (Trang 74 - 134)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.3. Thời cơ (các thuận lợi)

Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền kinh tế tri thức, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin. Sự phát triển giáo dục của những quốc gia đứng đầu trên thế giới và khu vực đòi hỏi các nƣớc đang phát triển và các nƣớc có nền giáo dục chậm phát triển phải tự vƣơn mình để phát triển. Ở nƣớc ta, Đảng và Nhà nƣớc đã và đang chỉ đạo thực hiện chính sách "Giáo dục là quốc sách hàng đầu", đƣợc các cấp, các ngành, các cơ sở giáo dục và toàn thể nhân dân tích cực hƣởng ứng.

Chính sách mở rộng hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực là điều kiện thuận lợi cho giáo dục nƣớc ta học tập, phát triển, đội ngũ CBQL đƣợc tham gia hội thảo, giao lƣu, học tập kinh nghiệm quản lý giáo dục từ các nƣớc bạn.

Nền kinh tế của nƣớc nhà ngày càng ổn định, phát triển vững chắc.

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Thành phố ổn định. Thành ủy, HĐND, UBND thành phố thực sự quan tâm, coi trọng công tác giáo dục của Thành phố nhà. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho sự nghiệp giáo dục của Thành phố nhà phát triển.

Nhân dân Tp. Móng Cái có truyền thống hiếu học, quan tâm, chăm lo tới sự nghiệp giáo dục. Tp. Móng Cái đã đạt phổ cập giáo dục THCS đang tiến tới đạt chuẩn phổ cập bậc trung học. Trình độ dân trí, kinh tế của các địa phƣơng đã dần đƣợc nâng cao.

2.4.4. Thách thức (Khó khăn cần vượt qua)

Kinh tế của Thành phố tuy có nhiều phát triển, cơ sở vật chất đầu tƣ cho các nhà trƣờng ngày một tăng nhƣng vẫn chƣa đáp ứng toàn diện theo nhu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông.

Công tác huy động xã hội hóa giáo dục còn gặp nhiều khó khăn.

Đội ngũ CBQL của thành phố ở độ tuổi trên 50 tuổi còn nhiều phần nào ảnh hƣởng đến công tác quản lý giáo dục.

Các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL cho đến nay chƣa đƣợc xác định rõ, chƣa đầy đủ và nhiều biện pháp chƣa có hiệu quả thực tế rõ rệt.

Tiểu kết chƣơng 2

Sau khi khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL ở các trƣờng Tiểu học Tp. Móng Cái, có thể nhận thấy:

Trong những năm qua công tác này đã đƣợc quan tâm, thực hiện, có những ƣu điểm, mặt mạnh. Đội ngũ CBQL đã đủ về số lƣợng theo yêu cầu, theo quy định hạng trƣờng, chất lƣợng ngày càng đƣợc nâng lên. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh, công tác phát triển đội ngũ CBQL ở các trƣờng tiểu học Tp. Móng Cái còn có những điểm hạn chế, những mặt yếu nhƣ đã phân tích, đánh giá ở trên. Nổi bật là: Một bộ phận cán bộ quản lý chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới. Vẫn còn một bộ phận nhỏ cán bộ quản lý giáo dục có biểu hiện thiếu trách nhiệm và tâm huyết với nghề, vi phạm đạo đức và lối sống, ảnh hƣởng không tốt tới uy tín của nhà giáo trong xã hội. Việc thực hiện luân chuyển CBQL chƣa đƣợc thực hiện triệt để. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ CBQL chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu đổi mới giáo dục.

Để phát huy những mặt mạnh, khắc phục những điểm hạn chế, những mặt yếu, triển khai đúng các định hƣớng phát triển giáo dục của Tp. Móng Cái, trƣớc những thuận lợi và khó khăn hiện nay cần phải có những biện pháp quản lý phát triển đội ngũ CBQL phù hợp với các cơ sở thực tiễn và các điều kiện thực tế của địa bàn.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ

TRƢỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2013 - 2020

3.1. Các định hƣớng phát triển giáo dục thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 - 2020

3.1.1 . Một số cơ sở pháp lý

Các quan điểm chỉ đạo có tính định hƣớng phát triển giáo dục Tp. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020 đƣợc dựa trên tại các văn bản pháp quy, nhƣ:

- Công văn số 5458/BKH-CLPT ngày 06/8/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực các, địa phƣơng.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội KKTCK Móng Cái thời kỳ 2011 - 2020 và định hƣớng đến năm 2030.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030.

- Văn kiện Đại hội Đảng bộ Móng Cái lần thứ XXII và chủ trƣơng phát triển kinh tế - xã hội của Móng Cái.

- Văn kiện Đại hội Đảng Bộ lần thứ XIII tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2015.

- Căn cứ Quyết định số 99/QĐ-TTg ngày 29/7/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ Phê duyệt Đề án phát triển thành phố cửa khẩu Quốc tế Móng Cái đến năm 2020;

- Căn cứ Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 10/4/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về thành lập khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái;

Qua đó, các quan điểm đã xác định rõ:

- Phát triển nhân lực là một trong những trọng điểm của chiến lƣợc phát triển, là chính sách xã hội cơ bản, là hƣớng ƣu tiên hàng đầu trong toàn bộ

chính sách kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nƣớc ta nói chung, của tỉnh Quảng Ninh và Tp. Móng Cái nói riêng khi chuyển sang giai đoạn phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa về kinh tế.

- Nguồn lực con ngƣời, đặc biệt là chất lƣợng nguồn nhân lực, đóng vai trò quyết định sự thất bại hay thành công của sự nghiệp đổi mới toàn diện nền kinh tế-xã hội nhằm phấn đấu phát triển Tp. Móng Cái trở thành đô thị loại 2 trƣớc năm 2020 góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Quảng Ninh.

- Xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên cốt cán làm nguồn để quy hoạch xây dựng đội ngũ CBQL có chất lƣợng tạo bƣớc phát triển đột phá về đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng đáp ứng trƣớc yêu cầu ngày càng cao.

- Khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đúng đắn và sâu sắc các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về công tác phát triển đội ngũ CBQL nói chung và đội ngũ CBQL trƣờng tiểu học nói riêng, đồng thời phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng, đánh giá đúng thực trạng phong trào giáo dục và đội ngũ CBQL.

3.1.2. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.1.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, tính hệ thống và đồng bộ

Mỗi biện pháp có thể chỉ nhấn mạnh một yêu cầu, một mặt nào đó, song tổng hợp các biện pháp đề xuất cần đƣợc đặt trong mối liên hệ tác động qua lại giữa các biện pháp và nhu cầu thực tiễn của việc phát triển đội ngũ CBQL, tránh chủ quan, phiến diện một chiều.

Các biện pháp đề xuất có thể bổ trợ cho nhau và có mối quan hệ đồng bộ. Phù hợp với khung lí luận và cơ sở thực tiễn đã đƣợc trình bày ở chƣơng 1 và chƣơng 2. Tính đồng bộ cho thấy các nội dung của việc phát triển đội ngũ có mối quan hệ biện chứng. Mỗi biện pháp có vai trò của nó nhƣng việc triển khai phải có tính đồng bộ giữa các giải pháp đƣợc đề xuất.

3.1.2.2. Nguyên tắc đảm bảo sự kế thừa và phát triển

Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta phải thấy đƣợc những vấn đề hiện tại của đội ngũ CBQL và phải đề xuất đƣợc các biện pháp mới để làm cho đội ngũ CBQL luôn vững vàng về lập trƣờng tƣ tƣởng chính trị, có phẩm chất và năng lực đáp ứng với tình hình và nhiệm vụ mới. Đòi hỏi phát triển trên sự kế thừa những yếu tố, những giá trị tích cực của quá khứ và hiện tại, là quá trình giải quyết những mâu thuẫn nội tại trong việc xây dựng đội ngũ CBQL.

Những biện pháp đề xuất ra phải xuất phát từ thực tiễn, điều kiện của địa phƣơng và kế thừa những thành quả đã có. Một số biện pháp trong thực tế ở Tp. Móng Cái đã triển khai và bƣớc đầu phát huy tác dụng, điều này đƣợc nêu rõ trong phần đánh giá thực trạng ở chƣơng 2. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, một số biện pháp cần hoàn thiện và triển khai cho phù hợp với yêu cầu đặt ra. Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững, ổn định cho phép ngƣời nghiên cứu đề xuất các biện pháp trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trƣờng tiểu học trong giai đoạn vừa qua ở Tp. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh không làm xáo trộn hệ thống, đảm bảo theo nguyên tắc phát triển.

3.1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi

Việc đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trƣờng tiểu học, yêu cầu chúng ta phải đặt chúng trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nƣớc, của địa phƣơng là Tp. Móng Cái, cũng nhƣ sự tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan.

Áp dụng tốt nguyên tắc này sẽ giúp chúng ta tránh đƣợc quan điểm quá tả hoặc quá hữu khi đƣa ra các biện pháp.

Các biện pháp xây dựng đội ngũ CBQL phải có cơ sở lý luận khoa học quản lý giáo dục, phải đáp ứng yêu cầu của thực tiễn phát triển giáo dục tiểu học của Tp. Móng Cái, song đồng thời phải xem xét bởi những luận cứ khoa học, phù hợp với những điều kiện thực tế còn nhiều điểm hạn chế và thách thức…có nhƣ vậy mới đảm bảo tính khả thi và hiệu quả thực tế.

3.2. Một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 - 2020 thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 - 2020

3.2.1. Cụ thể hóa bộ tiêu chí cán bộ quản lý trường Tiểu học thành phố Móng Cái phù hợp với Chuẩn Hiệu trưởng trường Tiểu học và phù hợp với nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục địa phương

3.2.1.1. Ý nghĩa, mục tiêu của biện pháp

Tiêu chuẩn là cơ sở quan trọng nhất để đánh giá, lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí và sử dụng cán bộ đồng thời cũng là mục tiêu để mỗi cán bộ phấn đấu, rèn luyện theo yêu cầu tiêu chuẩn đó. Việc xây dựng các tiêu chuẩn dựa trên nguyên tắc phù hợp với tình hình thực tế, mục tiêu, yêu cầu phát triển của ngành. Từ đó thông qua các tiêu chuẩn, tiêu chí để lựa chọn đƣợc đúng CBQL có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao, đồng thời một mặt cũng công khai các tiêu chuẩn, tạo động cơ, mục tiêu phấn đấu cho những cá nhân có năng lực, có ý chí phấn đấu.

Hiện nay Bộ GD&ĐT đã ban hành và chỉ đạo triển khai thực hiện Bộ Chuẩn Hiệu trƣởng trƣờng tiểu học ( 14/2011/TT-BGDĐT), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23 tháng 5 năm 2011.

Để phát triển đội ngũ CBQL trƣờng Tiểu học đáp ứng các nhiệm vụ và yêu cầu đổi mới giáo dục trƣớc hết chúng ta phải cụ thể hóa đƣợc bộ tiêu chí của Chuẩn Hiệu trƣởng trƣờng tiểu học sao cho vừa đáp ứng yêu cầu “chuẩn” chung, vừa sát hợp yêu cầu phát triển Giáo dục tiểu học tỉnh Quảng Ninh và đặc điểm của các trƣờng tiểu học Tp. Móng cái.

3.2.1.2. Nội dung, cách thức tổ chức thực hiện

Tiêu chuẩn CBQL trƣờng tiểu học phải đảm bảo đƣợc các yêu cầu:

Thứ nhất: tiêu chuẩn đó phải đƣợc biểu hiện cụ thể ở những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của CBQL.

Thứ hai: Tiêu chuẩn đó phải đƣợc thể hiện ở lao động của ngƣời quản lý, bao gồm: Khả năng lập kế hoạch; việc tổ chức thực hiện; sự phối hợp trong quản lý, chỉ đạo; công tác kiểm tra.

Thứ ba: Tiêu chuẩn đó phải đƣợc thể hiện ở hiệu quả công tác của ngƣời CBQL, đó là khối lƣợng, chất lƣợng công việc đạt đƣợc và tác dụng của nó trong thực tiễn.

Trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của CBQL trƣờng tiểu học nhƣ sau:

a. Tiêu chuẩn chung: Đó là: Yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích dân tộc, vì hạnh phúc nhân dân, trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam; Kiên định mục tiêu độc lập và chủ nghĩa xã hội; Cần kiệm liêm chính, chí công vô tƣ, có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, đƣợc nhân dân tín nhiệm, tin yêu; Có trình độ lý luận chính trị, có trình độ văn hoá, chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao.

b. Tiêu chuẩn riêng:

- Về phẩm chất:

+ Phẩm chất chính trị: Gƣơng mẫu chấp hành chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, các quy định của ngành, của địa phƣơng và của nhà trƣờng; Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân; Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, thực hành tiết kiệm.

+ Đạo đức nghề nghiệp: Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; trung thực, tận tâm với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lý nhà

trƣờng; tốt , giáo

viên, nhân viên thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ; c

;

+ Lối sống, tác phong: Có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, nhân ái, độ lƣợng, bao dung, văn minh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc và môi trƣờng giáo dục; Có tác phong làm việc khoa học, sƣ phạm.

+ Giao tiếp và ứng xử: Gần gũi, thân thiện, tôn trọng và hợp tác.

+ Học tập, bồi dƣỡng: có ý thức thái độ nghiêm túc học tập, bồi dƣỡng và tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm; năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trƣờng;

- Về Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

+ Trình độ chuyên môn: Đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với giáo viên tiểu học; Có năng lực chỉ đạo, tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục có hiệu quả phù hợp đối tƣợng và điều kiện thực tế của nhà trƣờng, của địa phƣơng; Có kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, y tế, văn hóa, xã hội liên quan đến giáo dục tiểu học.

+ Nghiệp vụ sƣ phạm: Có khả năng: hƣớng dẫn tƣ vấn, giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm của giáo dục tiểu học; vận dụng linh hoạt các phƣơng pháp dạy học và giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh; ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc nơi công tác phục vụ cho hoạt động quản lý và giáo dục.

- Năng lực quản lý trường tiểu học:

+ Hiểu biết nghiệp vụ quản lý: Hoàn thành chƣơng trình bồi dƣỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định; Vận dụng linh hoạt kiến thức cơ bản về lý luận và nghiệp vụ quản lý trong lãnh đạo, quản lý nhà trƣờng.

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trƣờng: Xây dựng và tổ chức thực hiện đầy đủ kế hoạch năm học; Dự báo đƣợc sự phát triển của nhà trƣờng phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển nhà trƣờng toàn diện và phù hợp với điều kiện địa phƣơng.

+ Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trƣờng: kiện toàn và quản lý hoạt động của tổ chức bộ máy nhà trƣờng có hiệu quả; Sử dụng, đào tạo bồi dƣỡng, đánh giá xếp loại, khen thƣởng kỷ luật, thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định; xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trƣờng đủ phẩm chất và năng lực để thực hiện mục tiêu giáo dục.

+ Quản lý học sinh: Tổ chức huy động trẻ em trong độ tuổi trên địa bàn đi học, thực hiện công tác phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 đến 202 (Trang 74 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)