Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 đến 202 (Trang 43 - 134)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản

các trƣờng tiểu học

1.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng

1.4.1.1. Các nhân tố chủ quan

- Ý thức chính trị, đạo đức cách mạng và vốn sống thực tiễn của CBQL trƣờng tiểu học.

-Phẩm chất, trình độ năng lực nghiệp vụ của CBQL trƣờng tiểu học. - Ý thức tự học, tự bồi duỡng, rèn luyện thƣờng xuyên của đội ngũ giáo viên cốt cán và đội ngũ CBQL.

- Công tác quy hoạch, sử dụng, đào tạo bồi dƣỡng, đánh giá xếp loại, khen thƣởng kỷ luật, thực hiện các chế độ chính sách đối với CBQL.

1.4.1.2. Các nhân tố khách quan

- Chủ trƣơng và sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, Chính quyền các cấp; sự phối kết hợp của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế, các đơn vị cơ sở và sự đáp ứng nhu cầu của xã hội.

- Nhận thức của xã hội, của các cấp quản lý về việc bồi dƣỡng và phát triển đội ngũ CBQL trƣờng tiểu học.

- Điều kiện về đội ngũ GV (chất lƣợng tuyển dụng đầu vào theo các hệ đào tạo), quy mô trƣờng, lớp và sĩ số HS.

- Điều kiện về văn hoá - kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

1.4.2. Một số định hướng phát triển cán bộ quản lý giáo dục tiểu học giai đoạn 2013- 2020

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt" và "Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nƣớc, xây dựng nền văn hóa và con ngƣời Việt Nam". Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã định hƣớng: "Phát triển và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lƣợng cao là một đột phá chiến lƣợc".

Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011 - 2020 đƣợc Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ nhằm quán triệt và cụ thể hóa các chủ trƣơng, định hƣớng đổi mới giáo dục và đào tạo.

Trong giai đoạn hiện nay việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một yêu cầu khách quan và cấp bách của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nƣớc ta. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo bao gồm: đổi mới tƣ duy; đổi mới mục tiêu đào tạo; hệ thống tổ chức, loại hình giáo dục và đào tạo; nội dung, phƣơng pháp dạy và học; cơ chế quản lý; xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; cơ sở vật chất, nguồn lực, điều kiện bảo đảm…, trong toàn hệ thống (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, đào tạo nghề). Trong đó, việc phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nói chung và đội ngũ cán CBQL trƣờng tiểu học nói riêng là khâu then chốt và đuợc định hƣớng đến năm 2020, cụ thể:

- Củng cố, hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo viên, đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông sau năm 2015.

- Đảm bảo từng bƣớc có đủ giáo viên thực hiện giáo dục toàn diện, dạy học 2 buổi/ngày, giáo viên dạy ngoại ngữ, giáo viên tƣ vấn học đƣờng và hƣớng nghiệp, giáo viên giáo dục đặc biệt và giáo viên giáo dục thƣờng xuyên.

- Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong và tƣ cách của đội ngũ nhà giáo để làm gƣơng cho học sinh.

- Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng đội ngũ nhà giáo để đến năm 2020, 100% giáo viên tiểu học đạt trình độ đào tạo trên chuẩn góp phần xây dựng đội ngũ CBQL có chất lƣợng cao góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.

- Thực hiện các chính sách ƣu đãi về vật chất và tinh thần tạo động lực cho các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tiểu học; có chính sách đặc biệt thu hút khích lệ động viên những CBQL giỏi để tham gia phát triển giáo dục, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện khó khăn.

Đảng và Nhà nƣớc nhận thức rõ tính tất yếu, sự cần thiết phải đổi mới giáo dục nói chung, và giáo dục tiểu học nói riêng. Quyết tâm đổi mới giáo dục và sự đổi mới đó thể hiện không những ở các quan điểm chỉ đạo mà còn thể hiện tại các mục tiêu và đặc biệt là các giải pháp phát triển giáo dục. Đến năm 2020, ngƣời CBQL trƣờng tiểu học phải có tầm nhìn tổng thể về phát triển giáo dục nói chung và phát triển giáo dục tiểu học nói riêng, có các điều kiện để đảm bảo cho tiến trình đổi mới và phát triển công tác quản lý nhà trƣờng. Do đó, cần đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dƣỡng và tiêu chuẩn hoá đội cán bộ quản lí giáo dục cả về chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

Tiểu kết chƣơng 1

Qua nghiên cứu lý luận về quản lý giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Quản lý trƣờng tiểu học là một bộ phận hợp thành của quá trình quản lý giáo dục tổng thể, là yếu tố quan trọng quyết định chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng. Do đó, việc phát triển đội ngũ CBQL trƣờng tiểu học có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lƣợng dạy học, giáo dục của nhà trƣờng.

2. Nhìn nhận và đánh giá đúng các chức năng trong quản lý giáo dục nhƣ: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá; các mối liên hệ gắn bó giữa các yếu tố nhƣ: Chủ thể quản lý, đối tƣợng quản lý và mục tiêu quản lý; về số lƣợng, cơ cấu, chất lƣợng đội ngũ CBQL giáo dục; các khó khăn, thách thức đối với các CBQL trƣờng tiểu học hiện nay; nắm vững lý luận về phát triển nguồn nhân lực sẽ giúp cho việc phát triển nâng và cao chất lƣợng đội ngũ CBQL giáo dục trong nhà trƣờng.

3. Xác định đúng vị trí, vai trò, nhiệm vụ của trƣờng tiểu học, nhiệm vụ, quyền hạn của đội ngũ CBQL nhà trƣờng, những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của ngƣời CBQL thì sẽ giúp việc phát triển đội ngũ CBQL trƣờng tiểu học có hiệu quả cao.

Những cơ sở lý luận nêu ở chƣơng 1 là cơ sở để đề tài tiếp tục nghiên cứu thực trạng về số lƣợng, cơ cấu, chất lƣợng và các giải pháp quản lý phát triển đội ngũ CBQL trƣờng tiểu học ở các chƣơng sau.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH

2.1. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội và phát triển giáo dục

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Móng Cái là một Thành phố biên giới nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh với toạ độ địa lý: từ 210,10' đến 210,39' vĩ độ Bắc; từ 107,043' đến 108,40' kinh độ Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp nƣớc CHND Trung Hoa;

Diện tích đất tự nhiên của Thành phố (phần trên đất liền và đảo) là 516,55km2, chiếm 8,49% diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh. Tp. Móng Cái có đƣờng biên giới trên đất liền 72km tiếp giáp với nƣớc CHND Trung Hoa, có cửa khẩu quốc tế Móng Cái, có 50km bờ biển. Móng Cái có các dạng địa hình đồi núi, trung du và ven biển, hình thành 3 vùng rõ rệt: vùng núi cao phía Bắc; vùng trung du ven biển và vùng hải đảo. Móng Cái có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hƣởng của biển nên nóng ẩm và mƣa nhiều. Móng Cái gồm có hai sông chính: Sông Ka Long bắt nguồn từ Trung Quốc dài 700km và chảy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam rồi đổ ra Biển Đông; Sông Tràng Vinh (hay còn gọi là sông Thín Cóong) dài trên 20 km, bắt nguồn từ các đỉnh núi cao, chảy qua Hồ Tràng Vinh rồi đổ ra biển.

Với chiều dài bờ biển 50 km, có vùng biển rộng, diện tích bãi triều lớn, thuận lợi cho việc phát triển nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ, hải sản.

Nằm trong quần thể du lịch sinh thái Hạ Long, Cát Bà, Trà Cổ, có bãi cát mịn, sóng đƣợc gió lớn mang từ biển vào một nét riêng biệt, độc đáo đã tạo nên tài nguyên biển ở Móng Cái hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển các điểm du lịch biển lý tƣởng.

2.1.1.2.Đặc điểm kinh tế- xã hội

Móng Cái có cửa khẩu quốc tế Bắc Luân và một số cửa khẩu tiểu ngạch nhƣ: Vạn Gia, Ka Long, Lục Lầm; quốc lộ 18A nối liền với Hạ Long và cả nƣớc; có cảng nƣớc sâu quốc gia Vạn Gia cho tàu 1 vạn tấn và các cảng thuỷ nội địa: Dân Tiến, Thọ Xuân, Núi Đỏ…, có nhiều tiềm năng và điều kiện phát triển thƣơng mại, du lịch.

Kinh tế xã hội Móng Cái có những đột phá mới kể từ khi thực hiện chủ trƣơng “mở cửa biên giới” (1989) và khi Chính phủ ban hành Quyết định 675/ TTg (1996) về một số chính sách thí điểm đối với cửa khẩu quốc tế Móng Cái.

Từ một nền kinh tế thuần nông trƣớc năm 1989, cơ cấu kinh tế Móng Cái đƣợc xác định lại là: Thƣơng mại - du lịch - dịch vụ, nông - lâm- ngƣ nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trong đó thƣơng mại - du lịch - dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tới 70% trong GDP. Với kết quả đó, năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định 52/NĐ-CP quyết định thành lập Tp. Móng Cái trực thuộc Tỉnh Quảng Ninh.

Với cơ chế chính sách ƣu đãi, kinh tế xã hội của Móng Cái có sức bật mạnh mẽ. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh, trung bình đạt 17% giai đoạn 2001-2005. Giai đoạn 2006-2009, tốc độ trên vẫn đƣợc duy trì và đảm bảo ổn định.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn những năm qua bình quân đạt hơn 500 triệu USD/ năm (giai đoạn 2001-2005), tăng hơn 40% so với bình quân giai đoạn 1996-2000 và năm 2008 đạt 4,1 tỷ USD, chiếm 20% tổng kim ngạch hàng hóa 2 chiều của 2 nƣớc. Về du lịch, giai đoạn 2001-2005, mỗi năm có khoảng 2 - 3 triệu lƣợt khách qua cửa khẩu tham quan du lịch, làm ăn buôn bán và tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tƣ.

Với chủ trƣơng chú trọng thu hút đầu tƣ, hàng năm, Tp. Móng Cái tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tƣ, nhằm thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Qua 10 năm thành lập, Tp. Móng Cái đã thu hút đƣợc 25 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 278,8 triệu USD. Số doanh nghiệp trong nƣớc đến nay đạt 400 đơn vị, với số vốn đăng ký đạt hàng ngàn tỷ đồng.

Sản xuất nông nghiệp đạt nhiều thành tựu, sản lƣợng lƣơng thực luôn duy trì ở mức 17 ngàn tấn trong suốt 10 năm qua mặc dù bị sức ép về đô thị hóa. Giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng. Nuôi trồng hải sản có bƣớc phát triển đột phá, mở ra cơ hội làm giàu cho nhiều hộ dân, sản lƣợng thủy sản năm 2008 đạt 6.700 tấn. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh với các cơ sở sản xuất có vốn đầu tƣ ngày càng lớn, tốc độ tăng trƣởng luôn đạt trên 15%/năm. GDP bình quân đầu ngƣời đến năm 2009 đạt 1.800 USD/ngƣời/năm.

2.1.2. Khái quát về sự phát triển giáo dục của thành phố Móng Cái

2.1.2.1. Tình hình chung về giáo dục

Cùng với sự tiến bộ của giáo dục cả nƣớc, sự nghiệp giáo dục của tỉnh Quảng Ninh nói chung và Tp. Móng Cái nói riêng ngày càng đƣợc phát triển vững chắc. Hệ thống trƣờng, lớp đƣợc phân bố rộng khắp, 100% các xã, phƣờng có trƣờng tiểu học, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân thành phố

Với những quyết tâm lãnh đạo chỉ đạo của Thành ủy, HĐND-UBND Thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo; sự phối hợp của các ban, ngành, đơn vị, tính đến hết năm học 2012-2013, ngành Giáo dục Thành phố đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ đƣợc giao và đạt đƣợc một số thành tích nổi bật: quy mô trƣờng, lớp tiếp tục đƣợc mở rộng (17/17 xã phƣờng có trƣờng tiểu học); tỉ lệ huy động học sinh trong độ tuổi ra trƣờng, lớp tăng lên, nhất là cấp học mầm non.

Thực hiện có hiệu quả và hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ năm 1997 và hoàn thành phổ cập giáo dục THCS năm 2005, tiếp tục duy trì và đạt chuẩn phổ cập GDTH và phổ cập GD THCS; hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trong năm 2013; từng bƣớc phấn đấu đạt phổ cập giáo dục trung học.

Cơ sở vật chất trƣờng lớp tiếp tục đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa để thực hiện mục tiêu về kiên cố hóa trƣờng học và xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia. Tổng số trƣờng đạt chuẩn quốc gia trên toàn Tp là 23/52 (44.23%), trong đó cấp tiểu học là 10/17 (58.82%).

2.1.2.2. Tổng biên chế đội ngũ cán bộ giáo dục, giáo viên và nhân viên

Tổng số nhân lực giáo dục của Tp. Móng Cái là 1301 ngƣời, trong đó 999 trong biên chế công chức, viên chức nhà nƣớc. Riêng Giáo dục tiểu học là 465 (433 trong biên chế).

Chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đƣợc nâng lên; tỉ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn ở tất cả các cấp học tăng (trình độ trên chuẩn của CBQL, giáo viên, nhân viên toàn ngành là 69.35%; cấp tiểu học là 81.68%). (Bảng 2.1)

Chất lƣợng chăm sóc giáo dục trẻ, chất lƣợng 2 mặt giáo dục ở cấp phổ thông có bƣớc tiến vƣợt bậc; chất lƣợng giáo dục mũi nhọn tiếp tục đƣợc duy trì; chất lƣợng học sinh giỏi các môn văn hóa và các môn năng khiếu năm sau tăng hơn năm trƣớc; chất lƣợng giáo dục ở một số trƣờng vùng khó đã đƣợc nâng cao, rút dần khoảng cách vùng, miền.

2.1.2.3.Giáo dục tiểu học ở thành phố Móng Cái a) Quy mô trường lớp a) Quy mô trường lớp

Năm học 2012-2013 TP. Móng Cái có 17 trƣờng tiểu học với 318 lớp và 7911 học sinh đƣợc phân bổ ở các trƣờng, các khối lớp. (Bảng 2.2.)

b) Chất lượng học sinh tiểu học:

Trong những năm gần đây chất lƣợng giáo dục tiểu học của Thành phố tƣơng đối ổn định và phát triển vững chắc, chất lƣợng đội ngũ, chất lƣợng giáo dục có hƣớng phát triển đi lên. Số lƣợng học sinh xếp loại hạnh kiểm đạt, học lực giỏi ngày càng tăng. Tỷ lệ học sinh lớp 5 hoàn thành chƣơng trình tiểu học các năm đều đạt trên 99%. (Bảng 2.3).

Bảng 2.1. Tổng hợp biên chế năm học 2012 - 2013 của ngành GD&ĐT thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Tổng số Biên chế Mầm non Tiểu học THCS Phòng GD&ĐT

T.số B.chế T.số B.chế T.số B.chế T.số B.chế Tổng số CBGV, NV 1301 999 342 106 465 433 483 453 11 7 1. CB quản lý. 190 163 76 49 67 67 44 44 3 3 Trong đó:- Nữ 139 112 76 49 44 44 18 18 1 1 - Dân tộc 3 2 2 2 1 0 0 0 0 0 - Sơ cấp 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 - Trung cấp 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 - Cao đẳng 83 68 52 38 28 28 3 2 0 0 - Đại học 106 68 24 11 39 39 41 16 2 2 - Trên ĐH 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 2. Giáo viên(C.bộ) 1023 796 258 57 354 345 405 391 6 3 Trong đó:- Nữ 830 618 258 57 289 283 282 276 1 1 - Dân tộc 10 6 3 2 4 2 3 2 0 0

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 đến 202 (Trang 43 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)