Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 đến 202 (Trang 95 - 97)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân

miễn CBQL gắn với tạo động lực phát triển CBQL các trường tiểu học trên địa bàn

3.2.4.1. Ý nghĩa, mục tiêu của biện pháp

Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ đó cũng có ý nghĩa giúp giáo viên cũng nhƣ đội ngũ CBQL không ngừng tu dƣỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao năng lực lãnh đạo, tổ chức thực tiễn của mình khi phải chịu trách nhiệm lãnh đạo ở một địa bàn cụ thể hay ở một địa phƣơng mới, nâng cao sự hiểu biết, tầm nhìn, tình cảm, cách mạng và sự gắn bó của cán bộ, đảng viên với nhân dân. Vì vậy, công tác này phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Một là: Đảm bảo nhu cầu số lƣợng và chất lƣợng CBQL của từng trƣờng;

Hai là: Phải chọn đƣợc ngƣời tiêu biểu, có đủ năng lực, phẩm chất đảm nhận cƣơng vị mới;

Ba là: Góp phần củng cố uy tín, niềm tin của cán bộ, giáo viên nhà trƣờng;

Bốn là: Động viên, khuyến khích những ngƣời tốt, chọn lọc những cán bộ tốt từ đó tạo điều kiện bồi dƣỡng cán bộ kế cận dự nguồn;

Năm là: Quán triệt chặt chẽ nguyên tắc tập trung dân chủ;

Sáu là: Cán bộ quản lý đã hết một nhiệm kỳ 5 năm nhất thiết phải có đánh giá để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

Trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu trên, giải pháp này giúp cho ngành GD&ĐT có đƣợc đội ngũ CBQL tốt, sàng lọc, đƣa ra khỏi đội ngũ CBQL những ngƣời không có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực quản lý, bổ sung và hoàn thiện đội ngũ CBQL. Tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBQL nhà trƣờng, nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trƣờng. Bởi vì, qua đây ngƣời CBQL có dịp nhìn lại chính mình để tiếp tục khẳng định và phát huy. Song cũng chính nhờ quy trình này ngƣời CBQL đƣợc đồng nghiệp, lãnh đạo, cán bộ địa phƣơng chỉ ra những hạn chế cần khắc phục để từ đó rút kinh nghiệm và có kế hoạch hoàn thiện mình; làm cho mỗi CBQL phải luôn tích cực rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đây cũng là điều kiện để các cấp quản lý giáo dục điều chỉnh trong quá trình quản lý, điều chỉnh công tác xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL; đƣa ra nội dung đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp, sát thực tiễn; khắc phục tình trạng trì trệ trong đội ngũ CBQL. Luân chuyển CBQL nhằm khắc phục tƣ tƣởng cục bộ, trì trệ trong công tác, kém đổi mới. Do vậy, làm tốt công tác luân chuyển CBQL ở các trƣờng tiểu học Tp. Móng Cái sẽ góp phần khắc phục những hạn chế, tiêu cực trong công tác cán bộ, tạo nên động lực và nguồn sáng tạo mới trong công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ, góp phần đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ phục vụ lâu dài cho giáo dục. Luân chuyển CBQL là để đào tạo, rèn luyện, thử thách cán bộ, nhằm phát huy ƣu điển, khắc phục khuyết điểm của từng đồng chí. Thông qua thực tiễn, môi trƣờng công tác mới giúp họ trƣởng thành hơn. Luân chuyển chính là tạo môi trƣờng thuận lợi cho CBQL phát huy tài năng. Thông qua luân chuyển để bố trí, sắp xếp CBQL phù hợp với khả năng của mỗi ngƣời, nhằm gắn kết sức mạnh cá nhân đơn lẻ của mỗi ngƣời thành sức mạnh tổng hợp chung của CBQL.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 đến 202 (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)