Điều kiện để thực hiện biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 đến 202 (Trang 92 - 134)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2.3.Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Thành ủy - HĐND- UBND Tp. Móng Cái cần có Nghị quyết về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng chung cho cán bộ, công chức, viên chức chung trong đó có Ngành GD&ĐT; Cân đối nguồn kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.

- Phòng GD&ĐT Tp. Móng Cái

+ Xây dựng quy hoạch CBQL tổng thể toàn Ngành.

+ Hàng năm, lập kế hoạch tài chính cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng. Có biện pháp tham mƣu với UBND thành phố hỗ trợ kinh phí cho công tác này, đầu năm giao chỉ tiêu ngân sách cho các trƣờng tiểu học cần quy định rõ số kinh phí chi cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng.

- Đội ngũ CBQL trƣờng Tiểu học không ngừng nâng cao tinh thần tự học, tự bồi dƣỡng; tham gia đầy đủ có hiệu quả các lớp đào tạo do Ngành, thành phố cử theo học.

3.2.3. Bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ CBQL trường tiểu học trên cơ sở Bộ tiêu chí cụ thể hóa Chuẩn Hiệu trưởng tiểu học

3.2.3.1. Ý nghĩa, mục tiêu của biện pháp

Bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ CBQL sẽ giúp từng cán bộ phát huy hết khả năng bản thân, đạt hiệu quả công tác cao hơn, chất lƣợng công tác tốt hơn. Khi cả đội ngũ CBQL trƣờng tiểu học đƣợc sắp xếp hợp lý sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp sâu, rộng góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục trên địa bàn Tp. Móng Cái.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Sau khi tổng hợp việc khảo sát điều tra đội ngũ CBQL trƣờng Tiểu học Tp. Móng Cái, tôi nhận thấy đƣợc trình độ chuyên môn của CBQL không đồng đều, ngƣời có trình độ đại học, ngƣời cao đẳng, ngƣời trung học sƣ phạm. Về trình độ nghiệp vụ quản lý cũng tƣơng tự và có ngƣời còn chƣa qua đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý. Về trình độ chính trị, sự am hiểu, nhận thức tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, phong tục, tập quán ở các địa phƣơng trong đội ngũ CBQL cũng chƣa đồng đều. Do vậy, theo chúng tôi để đạt hiệu quả tối ƣu trong việc bố trí, sử dụng đội ngũ CBQL trƣờng Tiểu học Tp. Móng Cái trong những năm tới nên theo một số nguyên tắc sau:

Khi phân công CBQL nên tạo điều kiện cho họ phát huy hết mặt mạnh, sở trƣờng trong công tác quản lý. Chẳng hạn, CBQL làm tốt công tác chuyên môn thì một là điều về trƣờng trọng điểm của Thành phố; hai là điều về trƣờng yếu về chuyên môn (chất lƣợng thấp); những cán bộ làm tốt công tác xây dựng cơ sở vật chất đƣa về nơi cần phải cải tạo, thay đổi xây dựng cơ sở vật chất; chuyển CBQL có uy tín, khả năng thu phục quần chúng, làm tốt công tác đoàn kết nội bộ về những trƣờng mà bộ máy tổ chức yếu, có dấu hiệu tiêu cực, mất đoàn kết.

Trong công tác quản lý, có CBQL có thể phát huy đƣợc năng lực, hiệu quả công tác tốt ở bất kỳ xã, phƣờng nào nhƣng cũng có CBQL chỉ làm tốt công tác ở một vùng, thậm chí ở một trƣờng nào đó, cho nên khi phân công những CBQL trên phải chú ý tới khả năng và sự phù hợp của từng ngƣời.

Địa phƣơng hoá CBQL cũng là một hƣớng tích cực trong việc bố trí, sắp xếp cán bộ. Ngƣời địa phƣơng sẽ có nhiều thuận lợi trong công tác, do am hiểu phong tục tập quán và các mối quan hệ từ trƣớc với Đảng, chính quyền, nhân dân và học sinh địa phƣơng nên dễ làm tốt công tác huy động trẻ đến lớp, công tác xã hội hoá giáo dục, công tác phối hợp giáo dục học sinh giữa gia đình - nhà trƣờng và xã hội. CBQL là ngƣời địa phƣơng sẽ gần gia đình, đỡ tốn thời gian đi lại, có nhiều thời gian công tác và lo toan đến gia đình giúp họ an tâm công tác hơn.

Ở khía cạnh này, việc bố trí và sử dụng cán bộ không hề mâu thuẫn với mục đích nghiên cứu về việc tổ chức thực hiện bổ nhiệm lại và luân chuyển CBQL. Những trƣờng vùng sâu, vùng xa (nhƣ xã Hải Sơn, xã Bắc Sơn) dân địa phƣơng hầu hết là ngƣời dân tộc ít ngƣời nên bố trí CBQL biết nói tiếng dân tộc để thuận lợi trong công tác.

Bố trí CBQL trƣờng tiểu học nên xen kẽ CBQL cũ và CBQL mới; CBQL nhiều kinh nghiệm với CBQL còn ít kinh nghiệm; CBQL giỏi về mặt này với CBQL giỏi về mặt khác. Trong các trƣờng tiểu học cố gắng sắp xếp CBQL đồng đều về số lƣợng và chất lƣợng, sao cho các CBQL cùng trƣờng có thể bổ sung những thế mạnh và học hỏi đƣợc kinh nghiệm lẫn nhau. Phải tạo thành một tập thể vững mạnh, đoàn kết bắt đầu từ Ban giám hiệu nhà trƣờng.

Theo quy định, thời hạn bổ nhiệm lại của CBQL trƣờng tiểu học là 5 năm, lúc đó CBQL đã thể hiện hết sở trƣờng, cho nên kết hợp bổ nhiệm lại và luân chuyển CBQL hợp lý sẽ tạo điều kiện cho CBQL phát huy đƣợc sở trƣờng ở địa phƣơng mới, hạn chế đƣợc mặt yếu của ngƣời CBQL. Nhƣ vậy, rõ ràng nếu làm tốt việc bổ nhiệm lại và luân chuyển CBQL trƣờng tiểu học theo quy hoạch thì chúng ta sẽ xây dựng đƣợc một đội ngũ CBQL có chất lƣợng cao.

Tuỳ theo khả năng từng CBQL mà phân công họ về các trƣờng tiểu học với khối lƣợng công việc phù hợp. Những CBQL mới đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng và bổ nhiệm không nên đƣa về trƣờng lớn, trƣờng chuẩn hay trƣờng quá khó khăn, phức tạp. Đầu tƣ CBQL giỏi cho các trƣờng điểm, trƣờng chuẩn để phát huy thế mạnh và nhân điển hình trong ngành.

3.2.3.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp:

Hàng năm, Phòng GD&ĐT cần chú trọng công tác xây dựng kế hoạch năm học, kịp thời tham mƣu cho UBND thành phố về kế hoạch bố trí sắp xếp và sử dụng đội ngũ CBQL đảm bảo công bằng, phù hợp với tình hình phát triển giáo dục của địa phƣơng; Phối kết hợp chặt chẽ Cấp ủy, Chính quyền các xã, phƣờng để nắm bắt nhu cầu và nguyện vọng của địa phƣơng cũng nhƣ của đội ngũ CBQL.

3.2.4. Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn CBQL gắn với tạo động lực phát triển CBQL các trường tiểu học trên miễn CBQL gắn với tạo động lực phát triển CBQL các trường tiểu học trên địa bàn

3.2.4.1. Ý nghĩa, mục tiêu của biện pháp

Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ đó cũng có ý nghĩa giúp giáo viên cũng nhƣ đội ngũ CBQL không ngừng tu dƣỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao năng lực lãnh đạo, tổ chức thực tiễn của mình khi phải chịu trách nhiệm lãnh đạo ở một địa bàn cụ thể hay ở một địa phƣơng mới, nâng cao sự hiểu biết, tầm nhìn, tình cảm, cách mạng và sự gắn bó của cán bộ, đảng viên với nhân dân. Vì vậy, công tác này phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Một là: Đảm bảo nhu cầu số lƣợng và chất lƣợng CBQL của từng trƣờng;

Hai là: Phải chọn đƣợc ngƣời tiêu biểu, có đủ năng lực, phẩm chất đảm nhận cƣơng vị mới;

Ba là: Góp phần củng cố uy tín, niềm tin của cán bộ, giáo viên nhà trƣờng;

Bốn là: Động viên, khuyến khích những ngƣời tốt, chọn lọc những cán bộ tốt từ đó tạo điều kiện bồi dƣỡng cán bộ kế cận dự nguồn;

Năm là: Quán triệt chặt chẽ nguyên tắc tập trung dân chủ;

Sáu là: Cán bộ quản lý đã hết một nhiệm kỳ 5 năm nhất thiết phải có đánh giá để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

Trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu trên, giải pháp này giúp cho ngành GD&ĐT có đƣợc đội ngũ CBQL tốt, sàng lọc, đƣa ra khỏi đội ngũ CBQL những ngƣời không có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực quản lý, bổ sung và hoàn thiện đội ngũ CBQL. Tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBQL nhà trƣờng, nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trƣờng. Bởi vì, qua đây ngƣời CBQL có dịp nhìn lại chính mình để tiếp tục khẳng định và phát huy. Song cũng chính nhờ quy trình này ngƣời CBQL đƣợc đồng nghiệp, lãnh đạo, cán bộ địa phƣơng chỉ ra những hạn chế cần khắc phục để từ đó rút kinh nghiệm và có kế hoạch hoàn thiện mình; làm cho mỗi CBQL phải luôn tích cực rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đây cũng là điều kiện để các cấp quản lý giáo dục điều chỉnh trong quá trình quản lý, điều chỉnh công tác xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL; đƣa ra nội dung đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp, sát thực tiễn; khắc phục tình trạng trì trệ trong đội ngũ CBQL. Luân chuyển CBQL nhằm khắc phục tƣ tƣởng cục bộ, trì trệ trong công tác, kém đổi mới. Do vậy, làm tốt công tác luân chuyển CBQL ở các trƣờng tiểu học Tp. Móng Cái sẽ góp phần khắc phục những hạn chế, tiêu cực trong công tác cán bộ, tạo nên động lực và nguồn sáng tạo mới trong công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ, góp phần đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ phục vụ lâu dài cho giáo dục. Luân chuyển CBQL là để đào tạo, rèn luyện, thử thách cán bộ, nhằm phát huy ƣu điển, khắc phục khuyết điểm của từng đồng chí. Thông qua thực tiễn, môi trƣờng công tác mới giúp họ trƣởng thành hơn. Luân chuyển chính là tạo môi trƣờng thuận lợi cho CBQL phát huy tài năng. Thông qua luân chuyển để bố trí, sắp xếp CBQL phù hợp với khả năng của mỗi ngƣời, nhằm gắn kết sức mạnh cá nhân đơn lẻ của mỗi ngƣời thành sức mạnh tổng hợp chung của CBQL.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện

Muốn có kết quả chính xác, khách quan, đảm bảo tính pháp lý, thì việc thực hiện các biện pháp phải có sự phối hợp giữa phòng GD&ĐT với phòng Nội vụ Tp. Các nội dung và cách thực hiện từng công việc nhƣ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công tác tuyển chọn nhân sự để bổ nhiệm CBQL ở các trường tiểu học:

Để có đƣợc đội ngũ CBQL ở các trƣờng tiểu học có đủ phẩm chất đạo đức và năng lực, phòng GD&ĐT phải xây dựng tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của CBQL ở các trƣờng tiểu học, thống nhất với phòng Nội vụ trình UBND Tp phê duyệt làm cơ sở cho việc chọn lựa.

Căn cứ vào nhu cầu của nhà trƣờng, căn cứ vào danh sách quy hoạch các chức danh CBQL đã đƣợc UBND thành phố phê duyệt, phòng Nội vụ và phòng GD&ĐT thực hiện quy trình tuyển chọn nhƣ sau:

Bước 1: Phòng nội vụ kiểm tra hồ sơ các đối tƣợng trong diện quy hoạch, chuẩn bị phiếu thăm dò giới thiệu nhân sự theo mẫu chung của thành phố (mẫu này đƣợc in sẵn tên những ngƣời trong diện quy hoạch, có ô trống để cho các thành viên giới thiệu gƣơng mặt tiêu biểu khác không trong quy hoạch).

Bước 2: Phòng Nội vụ và phòng GD&ĐT thực hiện quy trình lấy phiếu giới thiệu nhân sự bằng cách tổ chức hội nghị gồm: Cấp uỷ, BGH, BCH công đoàn, đại điện đoàn thanh niên nhà trƣờng.

Nội dung: Bỏ phiếu giới thiệu nhân sự cho chức danh CBQL cần bổ nhiệm, hình thức bỏ phiếu kín (theo mẫu).

Bước 3: Phòng Nội vụ, Phòng GD&ĐT kiểm phiếu thăm dò, xếp loại thứ tự số phiếu từ cao đến thấp. Căn cứ vào tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực của CBQL ở trƣờng tiểu học đã đƣợc UBND thành phố phê duyệt, căn cứ vào tiêu chuẩn chung do Nhà nƣớc và ngành quy định về độ tuổi, sức khoẻ và các yêu cầu khác. Phòng Nội vụ, Phòng GD&ĐT thống nhất lựa chọn nhân sự để bổ nhiệm.

Bước 4: Phòng Nội vụ, Phòng GD&ĐT họp xin ý kiến của Đảng uỷ, UBND các xã, thị trấn (địa phƣơng có nhân sự đƣợc lựa chọn).

Bước 5: Phòng Nội vụ, Phòng GD&ĐT thống nhất lựa chọn nhân sự, lập văn bản trình UBND thành phố phê duyệt danh sách nhân sự.

- Công tác bổ nhiệm CBQL ở các trường tiểu học:

Thời hạn bổ nhiệm: Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm một chức vụ là 5 năm (60 tháng); Đối với những trƣờng hợp cán bộ đang giữ chức vụ đƣợc điều động, luân chuyển giữ chức vụ mới thì thời hạn bổ nhiệm chức vụ mới đƣợc tính từ khi quyết định bổ nhiệm chức vụ mới có hiệu lực. Thời gian cán bộ đƣợc giao quyền hoặc phụ trách không tính vào thời hạn bổ nhiệm.

Điều kiện bổ nhiệm: Bảo đảm tiêu chuẩn chung của CBQL giáo dục quy định trong Luật giáo dục, điều lệ trƣờng tiểu học, Chuẩn hiệu trƣởng tiểu học; Có đầy đủ hồ sơ cá nhân, lý lịch theo quy định của Nhà nƣớc và đƣợc cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng; Có độ tuổi hợp lý, tuổi bộ nhiệm lần đầu không quá 45 tuổi. Trƣờng hợp cán bộ đã giữ chức vụ do nhu cầu điều động thì không hạn chế về tuổi; Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao; Cán bộ bị kỷ luật từ khiển trách trở lên thì không bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn trong thời gian quy định.

- Quy trình bổ nhiệm:

+ Căn cứ vào danh sách nhân sự đã đƣợc UBND thành phố phê duyệt, phòng GD&ĐT, phòng Nội vụ tổ chức hội nghị tại trƣờng tiểu học; Thành phần gồm: Lãnh đạo, giáo viên, nhân viên trong nhà trƣờng; Nội dung: bỏ phiếu tín nhiệm nhân sự; Hình thức: bỏ phiếu tín nhiệm bằng phiếu kín.

+ Phân tích kết quả, lấy ý kiến (Nếu kết quả lấy ý kiến về nhân sự dự kiến dự kiến bổ nhiệm đạt tỷ lệ dƣới 50% thì nên để lại xem xét thêm)..

+ Tổ chức lấy ý kiến nhận xét của đại biểu nhân dân nơi bản thân và gia đình cán bộ cƣ trú thƣờng xuyên.

+ Tập thể lãnh đạo hai phòng Nội vụ, phòng GD&ĐT thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín). Nhân sự đề nghị bổ nhiệm phải đƣợc đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo tán thành. Trƣờng

hợp không thống nhất đƣợc giữa tập thể lãnh đạo hai phòng thì cần báo cáo đầy đủ các ý kiến lên UBND thành phố xem xét, quyết định.

+ Phòng GD&ĐT hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị bổ nhiệm.

+ Phòng Nội vụ thẩm định lại hồ sơ, trình UBND thành phố ra quyết định bổ nhiệm.

- Công tác bổ nhiệm lại CBQL ở các trường tiểu học:

Cán bộ quản lý ở các trƣờng tiểu học khi hết thời hạn giữ chức vụ phải đƣợc đánh giá, xem xét để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

Điều kiện bổ nhiệm lại: Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ; Đạt tiêu chuẩn cán bộ quản lý quy định tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại, có đủ sức khoẻ đáp ứng yêu cầu trong thời thời gian tiếp theo; CBQL ở các trƣờng tiểu học đã giữ chức vụ đủ 5 năm (tính từ khi có quyết định bổ nhiệm) đều phải tiến hành bổ nhiệm lại. Đối với CBQL còn dƣới 2 năm công tác thì nghỉ hƣu, có thể xem xét quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đến lúc nghỉ hƣu.

Không bổ nhiệm lại đối với những trƣờng hợp sau: Không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ lãnh đạo; Suy thoái về phẩm chất đạo đức, không còn đủ tƣ cách làm CBQL; Không đủ sức khoẻ để thực hiện chức trách, nhiêm vụ của chức danh bổ nhiệm lại; Có phiếu tín nhiệm giới thiệu bổ nhiệm lại của tập thể lãnh đạo, giáo viên trong nhà trƣờng dƣới 50%.

- Quy trình bổ nhiệm lại:

+ CBQL làm kiểm điểm CBQL nhiệm kỳ 5 năm, tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ quản lý.

+ Lãnh đạo nhà trƣờng tổ chức hội nghị; Thành phần: toàn bộ lãnh đạo, giáo viên, nhân viên trong nhà trƣờng tham gia đóng góp ý kiến với bản kiểm điểm nhiệm kỳ của CBQL; Sau đó gửi biên bản hội nghị về phòng GD&ĐT; Trƣởng phòng GD&ĐT thành phố đánh giá và đề xuất ý kiến bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại, phối hợp với phòng Nội vụ trình UBND thành phố quyết định.

+ Nếu không đƣợc bổ nhiệm lại, phòng Nội vụ phải xác minh lại khuyết điểm vi phạm để trình UBND thành phố ra quyết định.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 đến 202 (Trang 92 - 134)