Nội dung và cách thực hiện

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 đến 202 (Trang 97 - 134)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4.2.Nội dung và cách thực hiện

Muốn có kết quả chính xác, khách quan, đảm bảo tính pháp lý, thì việc thực hiện các biện pháp phải có sự phối hợp giữa phòng GD&ĐT với phòng Nội vụ Tp. Các nội dung và cách thực hiện từng công việc nhƣ sau:

- Công tác tuyển chọn nhân sự để bổ nhiệm CBQL ở các trường tiểu học:

Để có đƣợc đội ngũ CBQL ở các trƣờng tiểu học có đủ phẩm chất đạo đức và năng lực, phòng GD&ĐT phải xây dựng tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của CBQL ở các trƣờng tiểu học, thống nhất với phòng Nội vụ trình UBND Tp phê duyệt làm cơ sở cho việc chọn lựa.

Căn cứ vào nhu cầu của nhà trƣờng, căn cứ vào danh sách quy hoạch các chức danh CBQL đã đƣợc UBND thành phố phê duyệt, phòng Nội vụ và phòng GD&ĐT thực hiện quy trình tuyển chọn nhƣ sau:

Bước 1: Phòng nội vụ kiểm tra hồ sơ các đối tƣợng trong diện quy hoạch, chuẩn bị phiếu thăm dò giới thiệu nhân sự theo mẫu chung của thành phố (mẫu này đƣợc in sẵn tên những ngƣời trong diện quy hoạch, có ô trống để cho các thành viên giới thiệu gƣơng mặt tiêu biểu khác không trong quy hoạch).

Bước 2: Phòng Nội vụ và phòng GD&ĐT thực hiện quy trình lấy phiếu giới thiệu nhân sự bằng cách tổ chức hội nghị gồm: Cấp uỷ, BGH, BCH công đoàn, đại điện đoàn thanh niên nhà trƣờng.

Nội dung: Bỏ phiếu giới thiệu nhân sự cho chức danh CBQL cần bổ nhiệm, hình thức bỏ phiếu kín (theo mẫu).

Bước 3: Phòng Nội vụ, Phòng GD&ĐT kiểm phiếu thăm dò, xếp loại thứ tự số phiếu từ cao đến thấp. Căn cứ vào tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực của CBQL ở trƣờng tiểu học đã đƣợc UBND thành phố phê duyệt, căn cứ vào tiêu chuẩn chung do Nhà nƣớc và ngành quy định về độ tuổi, sức khoẻ và các yêu cầu khác. Phòng Nội vụ, Phòng GD&ĐT thống nhất lựa chọn nhân sự để bổ nhiệm.

Bước 4: Phòng Nội vụ, Phòng GD&ĐT họp xin ý kiến của Đảng uỷ, UBND các xã, thị trấn (địa phƣơng có nhân sự đƣợc lựa chọn).

Bước 5: Phòng Nội vụ, Phòng GD&ĐT thống nhất lựa chọn nhân sự, lập văn bản trình UBND thành phố phê duyệt danh sách nhân sự.

- Công tác bổ nhiệm CBQL ở các trường tiểu học:

Thời hạn bổ nhiệm: Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm một chức vụ là 5 năm (60 tháng); Đối với những trƣờng hợp cán bộ đang giữ chức vụ đƣợc điều động, luân chuyển giữ chức vụ mới thì thời hạn bổ nhiệm chức vụ mới đƣợc tính từ khi quyết định bổ nhiệm chức vụ mới có hiệu lực. Thời gian cán bộ đƣợc giao quyền hoặc phụ trách không tính vào thời hạn bổ nhiệm.

Điều kiện bổ nhiệm: Bảo đảm tiêu chuẩn chung của CBQL giáo dục quy định trong Luật giáo dục, điều lệ trƣờng tiểu học, Chuẩn hiệu trƣởng tiểu học; Có đầy đủ hồ sơ cá nhân, lý lịch theo quy định của Nhà nƣớc và đƣợc cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng; Có độ tuổi hợp lý, tuổi bộ nhiệm lần đầu không quá 45 tuổi. Trƣờng hợp cán bộ đã giữ chức vụ do nhu cầu điều động thì không hạn chế về tuổi; Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao; Cán bộ bị kỷ luật từ khiển trách trở lên thì không bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn trong thời gian quy định.

- Quy trình bổ nhiệm:

+ Căn cứ vào danh sách nhân sự đã đƣợc UBND thành phố phê duyệt, phòng GD&ĐT, phòng Nội vụ tổ chức hội nghị tại trƣờng tiểu học; Thành phần gồm: Lãnh đạo, giáo viên, nhân viên trong nhà trƣờng; Nội dung: bỏ phiếu tín nhiệm nhân sự; Hình thức: bỏ phiếu tín nhiệm bằng phiếu kín.

+ Phân tích kết quả, lấy ý kiến (Nếu kết quả lấy ý kiến về nhân sự dự kiến dự kiến bổ nhiệm đạt tỷ lệ dƣới 50% thì nên để lại xem xét thêm)..

+ Tổ chức lấy ý kiến nhận xét của đại biểu nhân dân nơi bản thân và gia đình cán bộ cƣ trú thƣờng xuyên.

+ Tập thể lãnh đạo hai phòng Nội vụ, phòng GD&ĐT thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín). Nhân sự đề nghị bổ nhiệm phải đƣợc đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo tán thành. Trƣờng

hợp không thống nhất đƣợc giữa tập thể lãnh đạo hai phòng thì cần báo cáo đầy đủ các ý kiến lên UBND thành phố xem xét, quyết định.

+ Phòng GD&ĐT hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị bổ nhiệm.

+ Phòng Nội vụ thẩm định lại hồ sơ, trình UBND thành phố ra quyết định bổ nhiệm.

- Công tác bổ nhiệm lại CBQL ở các trường tiểu học:

Cán bộ quản lý ở các trƣờng tiểu học khi hết thời hạn giữ chức vụ phải đƣợc đánh giá, xem xét để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

Điều kiện bổ nhiệm lại: Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ; Đạt tiêu chuẩn cán bộ quản lý quy định tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại, có đủ sức khoẻ đáp ứng yêu cầu trong thời thời gian tiếp theo; CBQL ở các trƣờng tiểu học đã giữ chức vụ đủ 5 năm (tính từ khi có quyết định bổ nhiệm) đều phải tiến hành bổ nhiệm lại. Đối với CBQL còn dƣới 2 năm công tác thì nghỉ hƣu, có thể xem xét quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đến lúc nghỉ hƣu.

Không bổ nhiệm lại đối với những trƣờng hợp sau: Không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ lãnh đạo; Suy thoái về phẩm chất đạo đức, không còn đủ tƣ cách làm CBQL; Không đủ sức khoẻ để thực hiện chức trách, nhiêm vụ của chức danh bổ nhiệm lại; Có phiếu tín nhiệm giới thiệu bổ nhiệm lại của tập thể lãnh đạo, giáo viên trong nhà trƣờng dƣới 50%.

- Quy trình bổ nhiệm lại:

+ CBQL làm kiểm điểm CBQL nhiệm kỳ 5 năm, tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ quản lý.

+ Lãnh đạo nhà trƣờng tổ chức hội nghị; Thành phần: toàn bộ lãnh đạo, giáo viên, nhân viên trong nhà trƣờng tham gia đóng góp ý kiến với bản kiểm điểm nhiệm kỳ của CBQL; Sau đó gửi biên bản hội nghị về phòng GD&ĐT; Trƣởng phòng GD&ĐT thành phố đánh giá và đề xuất ý kiến bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại, phối hợp với phòng Nội vụ trình UBND thành phố quyết định.

+ Nếu không đƣợc bổ nhiệm lại, phòng Nội vụ phải xác minh lại khuyết điểm vi phạm để trình UBND thành phố ra quyết định.

+ Nếu tiếp tục đƣợc xem xét để bổ nhiệm lại: Phòng GD&ĐT, phòng Nội vụ tổ chức lấy phiếu thăm dò ý kiến của tập thể lãnh đạo, giáo viên, nhân viên trong nhà trƣờng. Nếu số phiếu đồng ý bổ nhiệm lại dƣới 50% tổng số phiếu lấy tín nhiệm hợp lệ thì không đƣợc bổ nhiệm lại, nếu số phiếu đồng ý bổ nhiệm lại trên 50% tổng số phiếu lấy tín nhiệm hợp lệ thì phòng Nội vụ, phòng GD&ĐT trình UBND thành phố ra quyết định bổ nhiệm lại. Nếu số phiếu đồng ý bổ nhiệm lại bằng 50% tổng số phiếu lấy tín nhiệm hợp lệ thì phòng GD&ĐT tiếp tục tổ chức hội nghị 2 gồm lãnh đạo nhà trƣờng, cấp uỷ, ban chấp hành công đoàn, đoàn thanh niên, lấy phiếu xin ý kiến làm cơ sở trình UBND thành phố quyết định bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại.

- Công tác luân chuyển CBQL ở các trường tiểu học: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc luân chuyển CBQL ở các trƣờng tiểu học cần phải gắn chặt với công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ, gắn với việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và miễn nhiệm CBQL trƣờng học. Luân chuyển CBQL cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục. Điều lệ trƣờng tiểu học quy định: Mỗi trƣờng tiểu học có 1 hiệu trƣởng và từ 1 đến 3 phó hiệu trƣởng theo nhiệm kỳ 5 năm. Thời gian đảm nhận chức vụ này không quá 2 nhiệm kỳ ở một trƣờng tiểu học.

Tuy nhiên trên thực tế, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo thì việc bố trí CBQL ở các trƣờng tiểu học không nên vận dụng thời gian tối đa ở một đơn vị theo Điều lệ. Việc luân chuyển CBQL phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, thậm chí hết một nhiệm kỳ, tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và tuỳ thuộc vào năng lực của các CBQL.

Đối tƣợng thực hiện luân chuyển: CBQL giáo dục đã có thời gian giữ chức vụ đó ở một đơn vị từ 10 năm trở lên thì phải luân chuyển; CBQL có thời gian giữ chức vụ đó ở đơn vị từ 5 năm trở lên nhƣng năng lực hạn chế, hiệu quả công tác thấp chƣa đến mức phải miễn nhiệm; CBQL có nhu cầu luân chuyển do hoàn cảnh gia đình mặc dù chƣa đến thời gian phải luân chuyển.

- Công tác bãi miễn CBQL ở các trường tiểu học:

Điều kiện bãi miễn: CBQL xin từ chức; CBQL bị kỷ luật cách chức theo quy định; CBQL suy thoái về phẩm chất đạo đức; CBQL có năng lực yếu không hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao hoặc hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ thấp; Không đủ uy tín hoặc điều kiện sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ thì quyết định bãi miễn chức vụ CBQL và bố trí công việc khác.

Trình tự, thủ tục bãi miễn CBQL ở các trƣờng tiểu học: Lãnh đạo phòng GD&ĐT tổ chức nhận xét, đánh giá những đối tƣợng thuộc diện bãi miễn, lập văn bản báo cáo UBND thành phố xem xét giải quyết hoặc cho ý kiến chỉ đạo giải quyết.

Hồ sơ đề nghị bãi miễn CBQL: Sơ yếu lý lịch của CBQL; biên bản nhận xét, đánh giá của lãnh đạo phòng GD&ĐT (nêu rõ lý do bãi miễn); bản tự kiểm điểm của CBQL; tờ trình của phòng GD&ĐT đề nghị bãi miễn.

3.2.4.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp:

- Thành phố có kế hoạch triển khai kịp thòi các quy định mới của Đảng và Nhà nƣớc về công tác cán bộ nói chung và công tác thi tuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn cán bộ nói riêng.

- Phòng GD&ĐT xây dựng Quy chế luân chuẩn đội ngũ CBQL trong toàn Ngành, trong đó có xác định số năm cho đội ngũ CBQL đến công tác tại các vùng, miền khác nhau trong Thành phố; phối hợp chặt chẽ với phòng Nội vụ thành phố, Ban Tổ chức Thành ủy xây dựng và thực hiện tốt các quy trình theo quy định.

- Đội ngũ CBQL kịp thời nắm bắt các quy định mới của Đảng và Nhà nƣớc về công tác cán bộ cũng nhƣ những quy định riêng của Ngành.

3.2.5. Hoàn thiện chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật phù hợp với thực tiễn địa phương nhằm hỗ trợ, khuyến khích, động viên CBQL

3.2.5.1. Ý nghĩa, mục tiêu của biện pháp

Thực hiện tốt chính sách, chế độ, khen thƣởng, kỷ luật đối với CBQL ở các trƣờng Tiểu học nhằm mục tiêu tạo điều kiện để họ yên tâm, phấn khởi

công tác, phát huy năng lực của bản thân mỗi cá nhân góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục. Chính sách, chế độ đãi ngộ là “đòn bẩy”, là động lực để đẩy mạnh nâng cao hiệu quả công tác phát triển đội ngũ CBQL. Chế độ, kỷ luật nghiêm minh giúp cho đội ngũ CBQL luôn luôn làm việc đúng pháp luật, gƣơng mẫu chấp hành kỷ luật, chỉ đạo, lãnh đạo nhà trƣờng đi đúng hƣớng. Đây là biện pháp quan trọng để xây dựng con ngƣời mới. Trong giai đoạn xây dựng đất nƣớc hiện nay, trƣớc những thời cơ, thách thức vô cùng to lớn, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thƣởng, kỷ luật là vô cùng quan trọng. Nếu thực hiện chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thƣởng, kỷ luật không đúng hoặc chƣa tốt sẽ gây hậu quả xấu trong giáo dục, ảnh hƣởng tới chất lƣợng dạy và học.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện a. Đối với các chính sách, chế độ đãi ngộ a. Đối với các chính sách, chế độ đãi ngộ

Ngoài việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách của Nhà nƣớc, bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của CBQL ở các trƣờng Tiểu học. Kịp thời giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của đội ngũ CBQL ở các trƣờng Tiểu học trong việc thực hiện chế độ chính sách. Chúng tôi thấy cần phải ban hành chính sách, chế độ đãi ngộ của thành phố, địa phƣơng nhƣ:

- Hỗ trợ kinh phí cho CBQL đi học tập nâng cao trình độ quản lý và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tham mƣu với UBND thành phố ƣu tiên cấp đất ở cho những CBQL có gia đình riêng mà chƣa có đất ở.

- Ƣu tiên xem xét đề bạt, bổ nhiệm những giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh, tổng phụ trách Đội giỏi cấp tỉnh nhằm động viên, khuyến khích cán bộ, giáo viên trong đội ngũ, đặc biệt là giáo viên chƣa đạt thành tích để họ tích cực phấn đấu.

- Phân công vị trí công tác phù hợp với hoàn cảnh từng ngƣời.

- Xây dựng và tổ chức tốt đời sống tinh thần cho CBQL ở các nhà trƣờng nói chung, ở các trƣờng Tiểu học nói riêng. Phát huy vai trò của công đoàn trong việc động viên đối với những CBQL giỏi, có thành tích xuất sắc nhƣ tổ chức đi tham quan, du lịch, nghỉ mát trong dịp hè.

- Thực hiện tốt các nội dung trên sẽ làm cho đội ngũ CBQL có thêm động cơ trong công tác, trong học tập và rèn luyện, tạo tâm lý thoải mái trong công việc. Vì vậy phòng GD&ĐT cần tiến hành các việc sau đây:

- Xây dựng quy chế và tiêu chuẩn riêng về lĩnh vực này; Tham mƣu, trình UBND thành phố phê duyệt.

- Xây dựng những tiêu chí cho việc tuyển chọn, bổ nhiệm những chức vụ quản lý; tham mƣu, trình UBND thành phố phê duyệt.

- Phối hợp với Công đoàn ngành giáo dục Tp tìm hiểu hoàn cảnh của đội ngũ CBQL để thực hiện chế độ đãi ngộ cho phù hợp.

- Hàng năm tham mƣu UBND thành phố hỗ trợ kinh phí để thực hiện. Phòng GD&ĐT tham mƣu với Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố có chỉ đạo để làm tốt công tác xã hội hóa, tăng cƣờng nguồn lực cho giáo dục.

- Thành lập Hội đồng bình xét các tiêu chuẩn theo quy chế đã đề ra.

b. Đối với khen thưởng:

Ngoài các quy định chung về khen thƣởng nhƣ lao động tiên tiến, chiến sỹ thi đua các cấp, nhà giáo ƣu tú, ...chúng tôi thấy cần có hình thức khen thƣởng riêng cho từng lĩnh vực công tác trong năm học nhƣ: Khen, thƣởng cho CBQL có công tác tham mƣu giỏi trong công tác xây dựng cơ sở vật chất trƣờng học; CBQL làm tốt công tác xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia; CBQL có biện pháp quản lý giỏi góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục nhà trƣờng mang tính đột phá; CBQL có tinh thần tự học, sáng tạo, vƣợt khó; CBQL có sáng kiến kinh nghiệm hay đƣợc áp dụng rộng rãi trong thành phố... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phòng GD&ĐT xây dựng tiêu chuẩn khen, thƣởng, phù hợp với tình hình địa phƣơng, tham mƣu, trình UBND thành phố phê duyệt. Cuối năm học tổ chức Hội đồng bình xét khen, thƣởng và đề nghị khen, thƣởng.

c. Đối với kỷ luật:

Phòng GD&ĐT thực hiện kỷ luật theo quy định hiện hành. Phải thực hiện kỷ luật nghiêm minh nếu CBQL vi phạm khuyết điểm. Thực hiện đúng

những quy định về kỷ luật, không nể nang, buông lỏng, đảm bảo khách quan, công bằng đối với tất cả CBQL vi phạm, không nâng quan điểm với đối tƣợng quản lý này mà coi nhẹ đối tƣợng quản lý khác. Song với mục tiêu: Kỷ luật để CBQL sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ, làm gƣơng cho ngƣời khác, để đội ngũ CBQL ngày càng phát triển về phẩm chất và năng lực.

3.2.5.3. Điều kiện để thực hiện biên pháp:

- Thành phố xây dựng Quy chế thi đua khen thƣởng và kỷ luật phải phù hợp với điều kiện thực thế, trong chú trọng các chính sách, đãi ngộ cho đội ngũ CBQL nói chung và đội ngũ CBQL trƣờng tiểu học nói riêng.

- Trong bình xét thi đua khen thƣởng cũng nhƣ xem xét kỉ luật phải đƣợc

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 đến 202 (Trang 97 - 134)