Các tiêu chí sáng tạo

Một phần của tài liệu Phối hợp phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình khi dạy mội số kiến thức về dòng điện trong các môi trường ( Vật lý 11) theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trường trung học phổ thông dân tộc nội trú (Trang 31 - 32)

(mô hình lí thuyết) Mô hình

1.3.3.2.Các tiêu chí sáng tạo

Mặc dù còn có những điểm chưa thống nhất , nhưng quá trình sáng tạo của con người thường bắt đầu từ một ý tưởng mới, bắt nguồn từ tư duy sáng tạo của mỗi người. Người có tư duy sáng tạo thường có các đặc trưng sau: có óc tư duy độc lập và óc phê phán; không suy nghĩ gò bó, không phụ thuộc vào cái cũ, không theo đường mòn; luôn luôn đi vào các vấn đề bản chất nhằm tìm ra quy luật; có khả năng say sưa nung nấu các ý tưởng mới; trước một tình huống, một vấn đề phải giải quyết, họ luôn tìm ra giải pháp mới, độc đáo tối ưu… và đôi khi, họ có các phát minh, kiến giải mà một số người đương thời chưa hiểu, cho là họ phiêu lưu, mạo hiểm…

Theo Guiford và Loowenfield (hai nhà nghiên cứu Mĩ có công trình độc lập: một người có nghiên cứu về tính sáng tạo khoa học, người kia về tính sáng tạo nghệ thuật) đã thống nhất về tiêu chí của tính sáng tạo (1958): Có tính nhạy cảm về thế giới, tính linh hoạt và năng động tư duy, có cá tính, năng khiếu biến đổi sự vật, tư duy phân tích và tổng hợp, năng lực tổ chức.

1) Trong rất nhiều trường hợp quá trình sáng tạo đòi hỏi phải có sự tự lực chuyển các tri thức và kĩ năng sang một tình huống mới sự liên hệ giữa tri thức cũ và tình huống mới càng xa nhau bao nhiêu thi độ sáng tạo càng cao.

2) Nhìn thấy vấn đề mới trong những điều kiện quen biết đúng quy cách. 3) Nhìn thấy chức năng mới của đối tượng quen biết.

4) Nhìn thấy cấu trúc của đối tượng nghiên cứu thực chất của đối tượng này là nhanh chóng nhìn thấy cấu trúc của đối tượng như các bộ phận các yếu tố các mối quan hệ giữa chúng.

5) Kĩ năng nhìn thấy nhiều lời giải cho một bài toán thực chất của kĩ năng này là tâm lí chấp nhận những lời giải khác nhau những cách giải quyết khác nhau xem xét đối tượng ở những khía cạnh khác nhau đôi khi mâu thuẫn nhau.

6) Kĩ năng biết phối hợp các phương thức giải quýêt vấn đề đã biến thành một phương thức mới.

7) Kĩ năng sáng tạo một phương thức giải độc đáo khi đã biết các phương thức giải mới.

Một phần của tài liệu Phối hợp phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình khi dạy mội số kiến thức về dòng điện trong các môi trường ( Vật lý 11) theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trường trung học phổ thông dân tộc nội trú (Trang 31 - 32)