Năng lực sáng tạo trong hoạt động nhận thức 1 Khái niệm năng lực sáng tạo

Một phần của tài liệu Phối hợp phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình khi dạy mội số kiến thức về dòng điện trong các môi trường ( Vật lý 11) theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trường trung học phổ thông dân tộc nội trú (Trang 29 - 31)

(mô hình lí thuyết) Mô hình

1.3.3. Năng lực sáng tạo trong hoạt động nhận thức 1 Khái niệm năng lực sáng tạo

Hoạt động sáng tạo là một loại hoạt động tinh thần của con người, mà sản phẩm của nó thường là những phát minh hoặc phát hiện mới mẻ, độc đáo của tư duy và trí tưởng tượng. Có người nói "...sáng tạo là nhìn cùng một việc như mọi người nhưng nghĩ về một điều nào đó khác". Tính mới, tính độc đáo là những tính chất cốt yếu của kết quả sáng tạo; khả năng tư duy và trí tưởng tượng là những năng lực cần thiết cho sáng tạo.

Từ những năm 60 của thế kỉ XX đã có rất nhiều nhà tâm lí học nổi tiếng như Arnoid (1964), Guiford (1967), Ghiselin (1975), Piaget (1992)... nghiên cứu về sự sáng tạo dưới nhiều góc độ khác nhau (nhân cách, quá trình sản phẩm,....) và đưa ra những định nghĩa về sự sáng tạo theo những góc độ đó. Qua những nghiên cứu đó thì năng lực sáng tạo có thể hiểu là khả năng tạo ra những giá trị mới về vật chất và tinh thần, tìm ra kiến thức mới, giải pháp mới, công cụ mới, vận dụng thành công những hiểu biết đó vào hoàn cảnh mới.

Sự sáng tạo như một thuộc tính đặc biệt của con người và tương đối huyền bí . Các nhà nghiên cứu đã gắn thuộc tính này vào một trong bốn lĩnh vực của sáng tạo :

- Ý tưởng (hay sản phẩm của sáng tạo) - Quá trình sáng tạo

- Người sáng tạo - Môi trường sáng tạo

Các sản phẩm sáng tạo bao gồm các công trình nghệ thuật và lí thuyết khoa học. Sáng tạo cũng là tổng hợp các thái độ và khả năng giúp con người tạo ra những ý nghĩ, ý tưởng hay hình ảnh sáng tạo.

Theo nghĩa thông thường, sáng tạo là một tiến trình phát kiến ra các ý tưởng và quan niệm mới, hay một kết hợp mới giữa các ý tưởng và quan niệm đã có. Hay đơn giản hơn, sáng tạo là một hành động làm nên những cái mới. Với cách hiểu đó thì cái quan trọng nhất đối với sáng tạo là phải có các ý tưởng.

Theo định nghĩa trong từ điển (Việt Nam) thì sáng tạo là tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có. Nội dung khái niệm sáng tạo gồm hai ý chính: có tính mới (khác với cái cũ, cái đã biết). Như vậy, sự sáng tạo cần thiết cho bất kì lĩnh vực hoạt động nào của xã hội loài người. Trong các lĩnh vực khoa học - công nghệ, trong sản xuất, đó là các sáng tác, tác phẩm …Về thực chất, sáng tạo không chỉ là một đặc trưng chỉ sự khác biệt giữa người và sinh vật mà còn là đặc trưng

chỉ sự khác biệt về sự đóng góp cho xã hội, giữa người này và người khác mà trong kho tàng của giá trị loài người chưa từng có.

Cụm từ "đào tạo người có tư duy sáng tạo", có một ẩn ý mong muốn đất nước có được một đội ngũ đông đảo những nhà nghiên cứu sáng chế ra những cái mới. Có hai dạng "thông minh". Dạng thứ nhất là dạng "học giỏi" theo nghĩa hiểu nhanh, chóng tiếp thu (đôi khi đoán được) ý của người khác, trả lời được những câu hỏi của những ban giám khảo; dạng này thường thấy ở những người thủ khoa, á nguyên của các kì thi. Dạng thứ hai, là dạng "có óc sáng tạo", biết phát minh ra cái mới chưa từng có, hoặc (mở rộng định nghĩa hơn nữa) biết phù hợp hóa những phát minh ở nơi khác vào điều kiện của mình. Cả hai dạng này đều có yếu tố "bẩm sinh". Ở một người, có thể hội tụ cả hai dạng thông minh này, nhưng không phải ai ai cũng có may mắn ấy. Thực tế đã từng thấy những người thông minh dạng thứ nhất, nhưng khi đi vào nghiên cứu, thì chẳng phát minh được ra cái gì mới cả, thậm chí có khi không thực hiện nổi một cái luận án. Ngược lại cũng có những người không thuộc dạng thứ nhất, nhưng lại có những phát minh có giá trị to lớn.

Một phần của tài liệu Phối hợp phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình khi dạy mội số kiến thức về dòng điện trong các môi trường ( Vật lý 11) theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trường trung học phổ thông dân tộc nội trú (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)