Thiết kế phƣơng án dạy học

Một phần của tài liệu Phối hợp phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình khi dạy mội số kiến thức về dòng điện trong các môi trường ( Vật lý 11) theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trường trung học phổ thông dân tộc nội trú (Trang 45 - 46)

- Dựa vào những kiến thức vốn có của HS và nội dung kiến thức của bài và lường trước được những khó khăn, quan niệm sai của HS, GV cần xác định rõ những kiến thức nào cần thông báo, những kiến thức nào sẽ tổ chức cho HS tự xây dựng dựa vào hỗ trợ của GV hay những hình thức khác nhau.

- Phối hợp PP thực nghiệm và PP mô hình phù hợp với từng nội dung, đây là một quá trình rất phức tạp và khó khăn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: kinh nghiệm, tài năng, khâu xử lí sư phạm, trực giác nhạy bén của GV. Ngoài việc căn cứ vào: Mục

đích, nhiệm vụ DH; Đặc điểm của HS; Năng lực của GV; Điều kiện không gian, thời gian của GV, HS; Tính chất đặc điểm của PP thực nghiệm, PP mô hình. Để tích cực hoá HĐNT của HS, GV luôn luôn phải tự đặt ra câu hỏi:Làm thể nào để phối hợp PP thực nghiệm và PP mô hình vào từng bài dạy cụ thể một cách thích hợp, có hiệu quả? - Có thể nghiên cứu đề tài này bằng phương pháp: Nêu vấn đề; TN; Đàm thoại, giảng giải; Mô hình…hay không, hay hoặc là cần phải phối kết hợp với các PPDH nào? Hay bằng PP làm việc độc lập của HS không.

- Vận dụng các PTDH hiện đại vào từng đơn vị kiến thức nào trong mỗi bài học, phải đảm bảo nội dung kiến thức, kĩ năng, thời gian cần truyền đạt.

Việc trả lời được các câu hỏi trên đây phải căn cứ vào khả năng tính tích cực của PP thực nghiệm và PP mô hình đối với từng nội dung kiến thức cụ thể và điều kiện cơ sở vật chất…

- Các TN trong giờ học là những TN biểu diễn của giáo viên hay TN do HS thực hiện, được tiến hành vào lúc nào, thời điểm nào. Các TN đó có tăng cường được tính tích cực nhận thức của HS không, GV cần định hướng thế nào để học sinh nắm được bản chất hiện tượng Vật lí.

Khi trả lời đúng các câu hỏi trên sẽ giúp GV xác định đúng PP chính cho bài dạy. Tuy nhiên trong một bài học không chỉ có một đơn vị kiến thức mà có nhiều đơn vị kiến thức, với mỗi đơn vị kiến thức có PPDH chủ đạo. Do vậy để giải quyết một bài học cần phối hợp PP thực nghiệm và PP mô hình là điều cần thiết đối với mỗi GV đang giảng dạy. Song vấn đề bao giờ cũng có một PP chủ đạo trong mỗi bài học, các PP khác chỉ hỗ trợ cho PP chủ đạo này, nếu như không hiểu được điều đó thì hoạt động của GV ở trên lớp sẽ trở nên lúng túng. Như vậy phối hợp PP thực nghiệm và PP mô hình là nghệ thuật sư phạm của mỗi GV, phải phù hợp với từng nội dung kiến thức của bài học, phù hợp với khả năng bản thân và năng lực nhận thức của HS.

Một phần của tài liệu Phối hợp phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình khi dạy mội số kiến thức về dòng điện trong các môi trường ( Vật lý 11) theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trường trung học phổ thông dân tộc nội trú (Trang 45 - 46)