- Chọn hai lớp thực nghiệm và đối chứng ở cùng một trường có đặc điểm và chất lượng học tập gần tương đương nhau.
2) Thống kê và so sánh tỉ lệ tồn tại các quan niệm sai qua các bài kiểm tra.
3.7.3.2. Phân tích và xử lí các kết quả định tính của thực nghiệm sƣ phạm
* Ở lớp đối chứng: Khi dạy Các GV cộng tác cũng đưa ra một số câu hỏi tình huống, song GV không tổ chức HS tham gia giải quyết vấn đề mà chỉ nêu ra vấn đề rồi giảng giải thuyết trình kiến thức còn HS thì nghe nhìn, ghi chép. Trong DH, GV không kết hợp sử dụng PP thực nghiệm và PP mô hình vào bài dạy, nên tiết học cứ thế trôi qua rất trầm, không có một tình huống nào để gây cho HS phấn khởi tích cực, HS không phát biểu xây dựng bài và không có một ý kiến nào đó của
bản thân (trong 45 phút dạy chủ yếu là GV tự trình bày theo thứ tự SGK). Cách dạy này chưa quan tâm đến nhu cầu, tâm tư của HS, nên kiến thức mà HS thu được trong một giờ học là áp đặt, không gắn liền với những suy nghĩ hiểu biết quan niệm sẵn có của HS. Do vậy, HS rất thụ động trong việc áp dụng kiến thức vào giải bài tập hay trong cuộc sống vì kiến thức bị quên. Sau khi học song GV tiến hành kiểm tra ngay thì
biểu hiện của những quan niệm sai không nhiều, nhưng sau khoảng 3 - 4 tuần mới kiểm tra thì tỉ lệ các quan niệm sai tăng lên (thể hiện ở bài kiểm tra).
* Ở lớp thực nghiệm: Chúng tôi lựa chọn và phối hợp phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình phù hợp. Với nội dung đặc điểm của từng tiết thực nghiệm và quan tâm tới những quan niệm phổ biến của HS. Với mỗi bài đều đặt vấn đề, tiến hành TN, tổ chức HS quan sát nhận xét, tham gia giải quyết vấn đề nên đã gây được tình cảm, hứng thú, tính tích cực đối với HS qua từng giờ học.
- Ở bài: Dòng điện trong kim loại thì do HS quen cách dạy và học cũ, đồng thời tính rụt rè của HS dân tộc miền núi nên HS vẫn có thói quen nghe, chép, đa số HS chưa tích cực tham gia vào giải quyết vấn đề trong học tập.
- Ở những giờ học sau, sự tiến bộ của HS thể hiện rất rõ rệt. Sau khi GV đặt vấn đề các em đã có biểu hiện tích cực tìm tòi suy nghĩ giải quyết vấn đề, đặc biệt khi tổ chức thảo luận theo nhóm nhiều em đã phát biểu được ý kiến riêng, tạo ra giờ học có bầu không khí thoải mái, sôi nổi tạo điều kiện cho HS bộc lộ hết khả năng hiểu biết của bản thân. Sự thay đổi, phát triển các quan niệm của HS được thể hiện rõ qua từng giờ thực nghiệm và diễn ra theo đúng quy luật của quá trình nhận thức.
- Tiến trình dạy học như đã soạn thảo phù hợp với tình hình thực tế trên lớp, thực hiện được mục tiêu của tiết học.
* Đánh giá sơ bộ kết quả định tính của thực nghiệm sư phạm
Qua việc tổng hợp, xử lí và phân tích các kết quả định tính của thực nghiệm sư phạm, bước đầu có thể nhận định như sau: Các tiến trình DH đã soạn thảo theo
hướng nghiên cứu của đề tài có tác dụng thay đổi phát triển quan niệm hiểu biết sẵn có của HS, tạo điều kiện cho HS phát huy tính tích cực, chủ động xây dựng kiến thức mới trên cơ sở những kiến thức vốn có. Trong mỗi tiết dạy thực nghiệm, HS được trực tiếp quan sát thí nghiệm, nhận xét kết quả thí nghiệm, nêu ý kiến riêng, thảo luận nhóm và được tiếp cận với thiết bị thí nghiệm. Do vậy, HS được rèn luyện các kĩ năng về Vật lí và phát triển tư duy ngôn ngữ, hạn chế được tính rụt rè tự ti… Từ đó giúp HS hiểu và nắm vững kiến thức hơn.
3.7.3.3. Phân tích xử lí các kết quả định lƣợng của thực nghiệm sƣ phạm