IV. Rút kinh nghiệm
2.2.3. Thiết kế tiến trình dạy học bài “Dòng điệntrong chất điện phân” Bài 14: DÕNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trả lời được câu hỏi thế nào là chất điện phân, hiện tượng điện phân, hiện tượng dương cực tan là gì.
- Nêu được thuyết điện li và bản chất dòng điện trong chất điện phân. - Nêu được hiện tượng xảy ra ở điện cực khi có hiện tượng dương cực tan. - Phát biểu được các định luật Faraday về hiện tượng điện phân.
2. Kĩ năng
- Vận dụng kiến thức để giải thích các ứng dụng của hiện tượng điện phân. Rèn luyện kĩ năng lập luận, tính toán và vận dụng kiến thức về điện phân vào giải thích một số hiên tượng trong cuộc sống.
3. Thái độ
- HS có thái độ đúng đắn, nghiêm túc trong học tập và hợp tác trong quá trình hoạt động nhóm.
- Hăng hái, nhiệt tình tham gia các hoạt động do GV tổ chức, tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Yêu thích bộ môn. Có lòng tin vào khoa học, từ đó tích cực, chủ động học tập.
- Cẩn thận, tỉ mỉ trong khi tiến hành thí nghiệm. Trung thực khách quan, hợp tác, biết lắng nghe ý kiến của người khác.
II. Chuẩn bị 1. Giáo viên 1. Giáo viên
- Chuẩn bị thí nghiệm về sự dẫn điện của nước tinh khiết, nước muối, dung dịch điện phân.
- Chuẩn bị thí nghiệm hiện tượng dương cực tan.
- Chuẩn bị bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
2. Học sinh
- Ôn tập các kiến thức về dòng điện, dòng điện trong kim loại. - Ôn tập cấu tạo của axit, bazơ, muối, liên kết ion, liên kết hóa trị.
III. Sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức
Sơ đồ 5: Sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức bài Dòng điện trong chất điện phân