(mô hình lí thuyết) Mô hình
1.5.3.2. Đặc điểm dạy học vật lí ở trƣờng THPT dân tộc nội trú Đối với G
Đối với GV
Về trình độ: 100% GV đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.
Tất cả các GV đều có đủ SGK , SBT, sách GV, phân phối chương trình. Một số GV đã sưu tầm được nhiều đầu sách tham khảo hay phục vụ cho công tác giảng dạy.
Về giáo án
Nhìn chung tất cả các GV đều soạn bài trứớc khi lên lớp, thực hiện đầy đủ các bước lên lớp theo quy định, song một số bài soạn chủ yếu soạn theo PP diễn giảng là chính, chưa xác định đúng trọng tâm kiến thức, chưa xây dựng được hệ thống câu hỏi phát vấn, đòi hỏi HS phát triển tư duy, ít xây dựng tình huống có vấn đề trong học tập. Giáo án vẫn chỉ là tóm tắt theo nội dung SGK, chưa xác định rõ hoạt động của GV và HS.
Về PP giảng dạy
Ít xây dựng tình huống học tập, GV có đặt câu hỏi nhưng chỉ là những câu hỏi ở mức tái hiện kiến thức đã học. PPDH chủ yếu vẫn nặng về giảng giải, thông báo kiến thức theo trình tự SGK, nhấn mạnh cho HS ghi nhớ những nội dung quan trọng trong bài học, còn vai trò tổ chức, định hướng của GV chưa thể hiện rõ.
Hầu hết các GV chưa sử dụng TN, một số ít GV có sử dụng TN nhưng chưa đúng với mục đích của bài giảng (vì chỉ dùng TN để minh hoạ, chứ GV không dùng TN để tạo tình huống học tập). Lí do không dùng TN là sợ không đủ thời gian, điều kiện không gian của lớp học, dụng cụ TN không đầy đủ, TN nhiều khi không thành công….
giảng dạy nhưng chưa đồng đều chỉ tập trung vào một số ít GV. Trong khi dự giờ chúng tôi thấy: GV khi giảng bài có đặt câu hỏi cho HS nhưng chất lượng câu hỏi chưa cao, ít có câu hỏi có tình huống, một số câu hỏi lại quá khó, do đó không tạo được cơ hội cho HS tích cực suy nghĩ và giải quyết vấn đề trong bài học. Trong các tiết dạy GV rất ít sử dụng TN để nghiên cứu kiến thức mới. 100% GV được hỏi cho biết họ không cho HS làm TN trên lớp khi nghiên cứu bài mới với nhiều lí do sau:
- Nhiều TN cồng kềnh, lắp ráp khó khăn mất thời gian cháy giáo án. - Khó ổn định tổ chức HS lúc trước và sau khi TN.
- TN nhiều khi không thành công, mất uy tín… - Không có hoặc dụng cụ không đầy đủ (hỏng, mất).
Đa số GV đều nhận định, nếu sử dụng được nhiều TN trên lớp sẽ kích thích được sự say mê, hứng thú, sáng tạo của HS trong học tập vật lí, song do những khó khăn nhất định và do GV đã quen nếp dạy, HS quen nếp học nên chỉ cần cho HS quan sát một số TN đơn giản, một số dụng cụ trực quan và chủ yếu GV vẽ hình TN lên bảng rồi diễn giảng cho HS là được.
Bảng 1.3: Phƣơng pháp dạy học của giáo viên.
Phƣơng pháp dạy học Thƣờng xuyên dùng (%) Đôi khi dùng (%) Không dùng (%)
Diễn giảng - minh họa 100 0 0
Thuyết trình- hỏi đáp 70 30 0
Tổ chức tình huống học tập 0 20 80
Tổ chức dạy học phân hóa 0 40 60
Thí nghiệm 0 40 60
Sử dụng phương tiện dạy học 0 20 80
Đối với HS
HS chủ yếu ngồi nghe GV giảng giải, đọc cho ghi chép, chưa tích cực, xây dựng kiến thức mới. Rất ít khi thấy các em phát biểu xây dựng bài hay đặt câu hỏi thắc mắc. Đặc biệt HS dân tộc thiểu số càng không phát biểu và đưa ra một ý kiến gì.
Khi học xong phần kiến thức dòng điện trong kim loại một số HS vẫn chưa phân biệt được các hạt dẫn điện là gì, cho rằng có cả các ion…, trong chất điện phân chưa biết điều kiện để có dương cực tan là gì, hạt dẫn điện trong chất điện phân có cả electron…, trong chất khí chưa phân biệt được dẫn điện không tự lực và tự lực của chất khí, cho rằng dòng điện trong chất khí vẫn tuân theo định luật Ôm.
Đa số HS nói không được quan sát TN nên hạn chế hiểu biết về bản chất của các hiện tượng.
Về kiến thức HS chủ yếu là chấp nhận từ lời giảng của GV, không chịu khó tìm tòi, học hỏi, khi học chủ yếu học ở vở ghi và có kiểm tra, thi mới học.
Qua tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình nhận thức Vật lí thì 80% HS được tìm hiểu cho rằng không có sách tham khảo, 70% cho rằng do PP giảng dạy của GV, 75% cho rằng rất ít TN.