(mô hình lí thuyết) Mô hình
1.3.2.3. Các biểu hiện của tính tích cực nhận thức
Để phát hiện đƣợc học sinh có tích cực hay không ngƣời thầy cần dựa vào một số dấu hiệu sau đây:
- Các em có tập trung chú ý không.
- Có hăng hái tham gia vào mọi hình thức hoạt động học tập hay không (Thể hiện ở việc giơ tay phát biểu ý kiến, chăm chú nghe và ghi bài, tinh thần và thái độ học tập tích cực).
- Có hoàn thành nhiệm vụ được giao không. - Có ghi nhớ tốt những điều đã học không.
- Có hiểu bài và trình bày lại bài học theo ngôn ngữ của riêng mình không. - Có vận dụng được những kiến thức đã học không.
- Có hứng thú trong học tập hay không.
- Có quyết tâm, ý chí vượt khó trong học tập hay không.
Về mức độ tích cực nhận thức của học sinh có thể dựa vào các dấu hiệu sau
- Có tự giác học tập không hay bị gia đình, bạn bè, xã hội ép buộc. - Thực hiện nhiệm vụ được giao ở mức thấp hay cao.
- Tích cực nhất thời hay thường xuyên, liên tục. - Tích cực ngày càng tăng hay giảm dần.
- Có kiên trì vượt khó hay không.
Ngoài những biểu hiện nói trên mà giáo viên dễ nhận thấy còn có những biểu về mặt xúc cảm, khó nhận thấy hơn, như thờ ơ hay hào hứng, phớt lờ hay ngạc nhiên, hoan hỉ hay buồn chán trước một nội dung nào đó của bài học hoặc khi tìm ra lời giải hay cho một bài tập khó…Những dấu hiệu này khó biểu hiện và khác nhau ở từng cá thể học sinh, bộc lộ rõ ở học sinh các lớp dưới, kín đáo ở học sinh các lớp trên [8], [9], [19], [21].