- Chọn hai lớp thực nghiệm và đối chứng ở cùng một trường có đặc điểm và chất lượng học tập gần tương đương nhau.
2) Thống kê và so sánh tỉ lệ tồn tại các quan niệm sai qua các bài kiểm tra.
KẾT LUẬN CHUNG
Sau một thời gian thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, khi triển khai đề tài chúng tôi đạt được những kết quả sau đây:
- Trình bày rõ cơ sở lí luận của việc DH vật lí phổ thông khi phối hợp phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình, nhằm tăng cường tính tích cực nhận thức của HS. Trong quá trình DH GV là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập, có tác dụng thúc đẩy phong trào học tập của HS và nhờ đó chất lượng học tập được nâng cao. - Chúng tôi đã xây dựng tiến trình DH cụ thể khi phối hợp phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình đó là PPDH phổ biến trong DH của GV hiện nay. Trong ba bài thực nghiệm ở lớp 11 về “Dòng điện trong các môi trường” bước đầu khẳng định tính khả thi và hiệu quả của việc áp dụng PPDH theo hướng tích cực hoá người học. Kết quả thực nghiệm khẳng định: HS tiếp thu bài giảng của GV tốt, có khả năng phát triển tư duy sáng tạo, nâng cao tính tích cực tự giác, mạnh dạn trong quá trình xây dựng, thảo luận kiến thức bài giảng.
- Những qui trình DH mà chúng tôi đề xuất theo hướng nghiên cứu của đề tài có thể vận dụng để dạy chương trình THPT nhất là các trường THPT DTNT.
Với những kết quả trên, luận văn đạt được mục tiêu đề ra. Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi thấy: Để hoạt động DH Vật lí đạt được hiệu quả cao, GV phải bỏ ra nhiều công sức nghiên cứu, tìm tòi, thời gian chuẩn bị, lựa chọn PP và PTDH phù hợp và phải tiến hành trong suốt quá trình quá trình DH và đồng thời phải thực hiện đồng bộ với các môn học khác để kiến thức logic và có tính kế thừa. Ngoài ra đối với HS DTNT còn phải tìm hiểu tâm tư tình cảm, những bất cập đang tồn tại trong HS như: tính rụt rè, tự ti, điều kiện học tập, hoàn cảnh gia đình, mức độ nhận thức, tiếp cận với nội dung bài học….
Hiệu quả DH theo tiến trình này phụ thuộc rất nhiều vào tâm huyết nghề nghiệp, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của người GV Vật lí.
Qua nghiên cứu chúng tôi thấy để vận dụng phối hợp phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình trong DH vật lí đạt hiệu quả cần chú ý một số vấn đề sau:
+ Phải xác định rõ mức độ thích hợp khi phối hợp phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình để HS tham gia vào quá trình xây dựng kiến thức một cách quá
sức, HS xem GV trình diễn, đặc biệt là giai đoạn đưa ra tình huống thì tính tích cực của HS bị hạn chế gây ra chán nản.
+ Trong quá trình DH nên đặt ra những tình huống khởi đầu như: những TN cho kết quả nhanh, những mẩu truyện ngắn có liên quan hoặc những hình ảnh minh hoạ sinh động …để gây hứng thú cho HS vào bài. Đa số các GV thường bỏ qua giai đoạn này.
Qua việc triển khai nghiên cứu đề tài, tác giả có một số đề xuất, kiến nghị sau:
+ Các trường học cần quan tâm đến cơ sở vật chất, trang thiết bị cho DH đặc biệt là phòng học bộ môn, thiết bị thí nghiệm, các trang thiết bị hiện đại đáp ứng việc tiến hành thí nghiệm trong giờ dạy.
+ Giáo viên cần tăng cường sử dụng thí nghiệm trong các giờ học bộ môn Vật lí ở trường phổ thông.
+ Cần điều chỉnh mỗi lớp học khoảng 30 - 35 HS để dễ triển khai, tổ chức thảo luận nhóm trong học tập nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.
+ Chú trọng bồi dưỡng cho GV năng lực tổ chức thực hiện các tiết học có sử dụng thí nghiệm.
+ Nghiên cứu biên chế một cán bộ chuyên trách về thí nghiệm tại mỗi trường để giúp cho GV thực hiện các thí nghiệm trong giờ dạy được thuận lợi hơn.
Chúng tôi hi vọng những kết quả nghiên cứu trong luận văn này có thể áp dụng rộng rãi trong nhiều môn học khác. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và áp dụng vào DH cho nhiều phần kiến thức khác của bộ môn vật lí cho HS THPT.