QUYẾT ĐOÁN “TỪ BỎ”

Một phần của tài liệu QUYẾT ĐOÁN TRONG KINH DOANH (Trang 64 - 68)

(Triệt thoái kế hoạch làm máy tính cỡ lớn)

Khi đưa ra một quyết đoán mà xã hội hoặc mọi người hiểu và chấp nhận ngay thì không còn có gì để nói. Nhưng tuỳ theo nội dung của sự quyết đoán đó, cũng có trường hợp khó được xã hội hoặc mọi người hiểu cho. Đấy cũng là một khó khăn. Nhưng trên cương vị nhà lãnh đạo hay nhà kinh doanh thì dù trong trường hợp có lo lắng như trên cũng phải dũng cảm quyết đoán.

Tháng 9 năm 1964, Công ty thông tin công nghiệp MATSUSHITA tuyên bố từ bỏ việc nghiên cứu từ trước đến nay để chế tạo máy tính cỡ lớn dùng cho văn phòng hành chính. Sau khi tuyên bố, cả trong và ngoài công ty có rất nhiều lời bàn tán. Phía ngoài phê phán đại loại “MATSUSHITA không có kỹ thuật nên đã từ bỏ” v.v...

Giả sử, khi công việc kinh doanh đi vào ngõ cụt bị thua lỗ mà từ bỏ thì thiên hạ còn hiểu, và chắc còn khen là biết từ bỏ đúng lúc. Nhưng đằng này, công ty đang phát đạt, mà lại từ bỏ công việc đã dấn thân từ lâu, thì không tránh khỏi phản ứng ngược lại.

Vậy thì tại sao tôi lại rút lui khỏi kế hoạch chế tạo máy tính cỡ lớn. Tại sao lại dám quyết đoán điều đó. Nếu chỉ là mới bắt đầu chưa được bao lâu, đầu tư tiền của chưa nhiều nay huỷ bỏ kế hoạch thì còn hiểu được, đằng này đã tính đến sản xuất đại trà máy tính, đã đổ cả một tỷ mấy trăm triệu yêu vào, đã phí cả 5 năm nghiên cứu liên tục và đã qua giai đoạn sản xuất thử được vài máy.

Vào thời đó, kể cả Công ty điện khí MATSUSHITA có tất cả 7 công ty nhảy vào lĩnh vực máy tính, mỗi công ty bỏ ra 200 triệu yên để lập ra “Hiệp hội chấn hưng công nghiệp điện tử Nhật Bản” và cùng dồn sức nghiên cứu chế tạo ra loại máy tính có tính năng cao. Vì vậy, về mặt nào đó có thể nói, đây là ngành công nghiệp có thể tiếp tục bước đi mạnh mẽ. Nhưng ngược lại,

bản thân tôi không khỏi có lúc tự vấn: ở Nhật Bản hiện đã có đến 7 công ty bỏ nhiều tiền ra để nghiên cứu thế này có cần thiết và có đúng không? Thế rồi có một ngày, ngẫu nhiên phó thống đốc ngân hàng Chase Manhatton đến chơi, trong lúc nói chuyện về nhiều vấn đề, có nêu đề tài máy tính điện tử. Sau khi nghe nói kể cả MATSUSHITA ở Nhật Bản có đến 7 công ty đã nhảy vào lĩnh vực máy tính điện tử, phó thống đốc ngạc nhiên và nói như sau:

“Ngân hàng tôi cho mượn tiền khắp thế giới, nhưng các công ty máy tính hầu như không có nơi nào kinh doanh trôi chảy. Vì các bộ phận khác kiếm tiền được nên các công ty không đến nỗi phá sản, nhưng riêng bộ phận điện tử tất cả đều lỗ. Ở Mỹ cũng thế, ngoài IBM, các nơi khác đều dần dần suy thoái. Ở Nhật có đến 7 công ty là quá nhiều".

Tôi nghe, cảm nhận một cái gì đó rất sâu, và cho rằng phải suy ngẫm nghiêm túc lại vấn đề trọng đại này.

Tôi nói : "Thực ra trong lòng tôi cũng phân vân nhiều, ở Nhật Bản chỉ cần khoảng 3 công ty là vừa”.

- “Tôi cho rằng sự suy nghĩ đó là thông minh”.

Nói vậy rồi phó thống đốc ra về.

Sau khi ông ra về, tôi suy nghĩ kỹ mới thấy đúng là quá nhiều. Điều này cũng là chỗ trước đấy tôi đã cảm thấy trong đáy lòng. Nhưng nghĩ đến tương lai ngành máy tính điện tử, nghĩ tới cảnh hiện tại công ty đang cố gắng dấn thân vào, tôi thấy cứ nên để tiếp tục nỗ lực như vậy.

Nhưng, vấn đề là dẫu tiếp tục, ngành máy tính thực sự có tương lai không? Phó thống đốc đã nói, nhìn tình hình thực tế các công ty điện tử trên thế giới, phần đông có chiều suy thoái, phán đoán này chắc không sai. Mặc dù trong ngành máy tính không công ty nào được suôn sẻ, nhưng riêng ở Nhật có đến 7 công ty lao vào, vậy phải nói đúng là quá nhiều.

thiết phải bỏ cuộc, để công ty khác bỏ cuộc có hơn không. Nhưng đối với Công ty MATSUSHITA, công việc chế tạo máy tính cũng quan trọng, song nếu cùng là nỗ lực thì việc khác phải làm còn rất nhiều, không nhất thiết phải tiếp tục ngành máy tính cỡ lớn này. Vì vậy, chắc phải dứt khoát bỏ thôi. Tôi suy nghĩ những điều trên rồi đi đến kết luận là quyết đoán rút lui khỏi ngành máy tính cỡ lớn.

Lúc đầu, nhận được tin quyết đoán này, thiên hạ bàn tán nhiều nhưng tôi đành cam chịu, im lặng chịu đựng. Nhưng sau đó, các công ty ngành điện có tầm cỡ thế giới như GE, RCA, Simence cũng lần lượt rút lui khỏi ngành máy tính. Ngay ở Mỹ, duy nhất còn lại Công ty IBM là chiếm phần lớn thị trường máy tính.

Một phần của tài liệu QUYẾT ĐOÁN TRONG KINH DOANH (Trang 64 - 68)