MUỐN BỎ CŨNG KHÔNG BỎ ĐƯỢC TÂM TÌNH

Một phần của tài liệu QUYẾT ĐOÁN TRONG KINH DOANH (Trang 77 - 80)

( tại sao khởi xướng PHP)

Con người có nhiều cách sống, cách hành động, cách suy nghĩ . Nếu có cách suy nghĩ , hành động được coi là thích hợp thì cũng có cái không thể nói là thích hợp. Có khi ta không thể hiểu nổi tại sao họ lại biểu lộ lối sống như thế. Có cảnh tượng buộc người nhìn phải đau lòng, ca thán : Nếu chỉ giới hạn ở phạm vi cá nhân thì còn đỡ, đằng này có khi còn thấy thể hiện lối sống kỳ quặc ở các đoàn thể , ở các mặt của xã hội. Trong trường hợp thế này, có thể có người nghĩ: “không còn cách nào khác đành chịu thôi”. Đành rằng có trường hợp “ không thể giơ tay hàng “được.

Sau khi Chiến tranh thế giới lần hai kết thúc, trong khi các xưởng của công ty còn nhiều loại vật liệu. Vì thế, dù trong hoàn cảnh xã hội nghèo khó, công ty vẫn dùng các vật liệu đó để sản xuất nhiều hàng hoá hữu ích cho việc phục hồi nên kinh tế Nhật Bản. Làm như vậy nên đương nhiên vật liệu trong kho giảm nhanh. Nhưng xoay sở để mua vật liệu bổ sung thì lại không thực hiện được, Tại sao như vậy? Lấy thí dụ về thép chẳng hạn, bản thân ngành sắt thép không sản xuất thì lấy đâu ra chính sách cho ngành chế tạo thép. Ngoài ra, còn nhiều lý do như : có vật liệu nên không cho máy hoạt động được v. v…Dù tình hình như thế, nhiều ngừơi cũng không chịu suy nghĩ sâu hơn, không muốn dốc sức làm việc. Trong giới kinh tế cũng thấy hỗn loạn lớn về các mặt.

Vì là xã hội thời hậu chiến nên tình cảnh như thế có thể nói là không tránh khỏi . Nghĩ như trên và giơ tay hàng cũng là một cách. Trong thực tế tôi nghĩ, người giơ tay hàng không phải là ít. Nhưng đối với tôi thì không thể có suy nghĩ kiểu đó được. Hành động của tôi liên quan đến hàng vạn con người nên không thể giơ tay hàng đơn giản thế được.

tình trạng này là không có khả năng. Nói là không có khả năng và không làm gì thì chả cải thiện được gì.. Tôi lại suy nghĩ miên man: nên làm thế nào đây? Không còn cách nào cả! Nhưng để yên như vậy được không? Không ổn.

“Dù rằng bây giờ hơn bất cứ cái gì, nhân dân Nhật Bản ai cũng mong đợi phát triển sản xuất hàng hoá. Nhưng ngược với mong đợi bày, nhân dân phải sống trong cảnh “không triển khai sản xuất hàng hóa”.

Điều này nói lên rằng, trong xã hội có cái gì đó trái lẽ thường?! Rốt cuộc, tôi cho rằng, chắc là giữa người Nhật Bản với nhau đã quên đi đạo lý chân chính. Vì vậy, mỗi người cần nhìn lại tâm mình, tìm ra cách suy nghĩ đúng đắn. Đấy là điều cốt yếu.

Dù nghĩ vậy, nhưng tại sao con người vẫn rơi vào lối sống như thế. Vẫn biết mình mong muốn phồn vinh, cầu nguyện hoà bình; nhưng lại tự mình phá huỷ phồn vinh, làm rối loạn hoà bình. Lối sống như thế có phải là lối sống thực của con người hay không? Tại sao con người gây ra chiến tranh, tự mình đẻ ra trạng thái bị thảm, tự mình rước bất hạnh vào thân. Ngay con chim bay trên trời, ăn no xong còn biết sống vui vẻ. thế nhưng , con người đã từng gây chiến tranh, để rồi rơi vào trạng thái bi thảm thiếu ăn, suy dinh dưỡng, chết đói?! Đây có phải là bản chất thật của con người không? Theo bản năng, con người không thể sinh hoạt với lối sống tốt đẹp hơn sao?!

Tôi thấy, kết cục vấn đề là ở con người. Sự hỗn loạn sau chiến tranh, trạng thái bi thảm do chiến tranh gây ra, tất cả quyết không phải là hiện tượng thiên nhiên, mà do tự con người gây ra, Vì vậy, nếu muốn cầu mong cho tình cảnh bất hạnh này mất đi, hơn hết, cần phải nghiên cứu về cái gọi là con người. Con người là cái gì ? Họ phải sống như thế nào? Lý giải vấn đề này là cốt yếu. Tuy nói là phải làm đến thế để lý giải vấn đề, nhưng một mình tôi không đảm đương nổi. Hơn nữa, một mình tôi dù có nghĩ bao nhiêu chăng nữa, cũng không thể xoay chuyển được tình hình. Vì thế càng có nhiều người cùng nhau nghĩ về cái gọi là “con người” càng tốt. Người Nhật Bản cần phải nhìn lại lương tâm và tìm ra cách suy nghĩ đúng đắn về sự vật.

Nghĩ như thế nên tôi đã đề xướng cái gọi là vận động phong trào PHP ( Peace and Happinees through Prosperity) . Sau đó hỏi ý kiến những người khác, họ đều tán đồng, “Đấy là việc tốt, nhất định làm”. Nghe vậy, tôi yên tâm phần nào. Tuy nhiên, bản thân tôi chỉ là nhà điện khí, không có học vấn và cũng không có kiến thức chuyên môn. Vì vậy, nghĩ đến vận động phong trào PHP được mọi người tán đồng, tôi đã tự hỏi mình có đủ tư cách để khởi xướng không?!.

Mặc dù vậy, nhưng tôi cho rằng , bây giờ không phải là lúc do dự mà là lúc phải hành động. Thế rồi từ chỗ “ Muốn bỏ cũng không bỏ được tâm tình”, tôi đã quyết đoán đề xướng PHP.

Tháng 10 năm 1946 , tôi đã sáng lập trung tâm nghiên cứu PHP, lấy đây làm cứ điểm để tập hợp trí tuệ mọi người, nghiên cứu xem con người là thực thể như thế nào. Từ đó nghiên cứu xem làm thế nào để có thể thực hiện sự phồn vinh, hoà bình, hạnh phúc thực sự cho con người. Sau đó, chúng tôi đã tiến hành bước thứ nhất của hoạt động là đưa ra ra những “phương sách phồn vinh”

Hoạt động của phong trào PHP này lúc đầu không được trôi chảy về nhiều mặt, gặp bao nhiêu khúc quanh co, nhưng may mắn thay đến bây giờ đã được nhiều người trong xã hội ủng hộ giúp đỡ nên số lượng tạp chí “PHP” phát hành mỗi lần đã lên đến một triệu mấy trăm ngàn bản. Ngoài ra, đã phát hành nguyệt san “Voice”, tạp chí PHP bằng tiếng Anh và nhiều sách khác. Đồng thời cũng tiếp tục triển khai rộng lớn các hoạt động như lập ra “Hội bạn hữu PHP” , tổ chức các Seminar PHP v.v...

Một phần của tài liệu QUYẾT ĐOÁN TRONG KINH DOANH (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)