NHÌN VÀO HỢP ĐỒNG KHÔNG VĂN TỰ HAY HỢP ĐỒNG VÔ HÌNH

Một phần của tài liệu QUYẾT ĐOÁN TRONG KINH DOANH (Trang 35 - 38)

ĐỒNG VÔ HÌNH

(Nói về kế hoạch 5 năm)

Con người không ai biết rõ chuyện tương lai, còn thương mại cũng thế, hôm nay tốt nhưng ngày mai thế nào không biết được. Xa hơn nữa, chuyện một hai năm sau lại càng không biết. Nói là không biết nhưng trong đầu không biết phải buôn bán thế nào cho tốt thì thật là khốn. Trong thương mại, tôi nghĩ phải có sự kỳ vọng vào cái gì đó.

Công ty điện khí MATSUSHITA đã đề ra kế hoạch 5 năm vào tháng 1 năm 1956. Trước đó, Công ty đã vượt qua được thời kỳ khắc phục khó khăn sau chiến tranh, hoạt động dần dần huyên náo nhiệt lên và sửa soạn bước vào thời kỳ hoạt động chính thức.

Tại hội trường, tôi đã phát biểu, từ bây giờ trở đi sẽ là thời kỳ hoạt động chính thức, công ty lập ra kế hoạch 5 năm và mục tiêu doanh thu sau 5 năm là 80 tỷ yên. Mọi người ngạc nhiên khi tôi đưa ra con số như thế vì doanh thu năm ngoái chỉ có 20 tỷ 200 triệu yên, như vậy, mục tiêu gấp hơn 3 lần, chắc họ không hiểu làm cách nào để đạt được doanh thu đã đề ra? Con số đưa ra có hơi thái quá không? Hơn nữa, mục tiêu cho sang năm còn đỡ, đằng này mãi 5 năm sau thì ai hiểu được, phải chăng con số đưa ra cuối cùng cũng chỉ là con số không tưởng trên bàn giấy?

Đúng thế, việc của 5 năm sau đã có ai biết trước được? Tình hình chung thế nào? Tình trạng kinh tế ra làm sao? Có nhiều yếu tố không ổn định. Thứ nhất nếu có chiến tranh hoặc thiên tai v.v.. xảy ra thì tất cả có nguy cơ tan vỡ. Tuy nhiên, nếu sự tình bất trắc như trên không xảy ra, tôi nghĩ chắc có thể đạt được doanh thu 80 tỷ yên đề ra trong kế hoạch 5 năm này.

Tại sao tôi nghĩ như thế? Điều đáng nói là nếu chỉ với các sản phẩm như hiện tại thì khó mà đạt được, nhưng trong 5 năm nữa sẽ có nhiều sản phẩm

mới ra đời, ngành mới được mở ra, do đó doanh thu sẽ được nâng cao. Ngoài ra, còn có khả năng phát triển của ngành điện khí, và thực tế ngành này phát triển hàng năm. Do đó Công ty MATSUSHITA chỉ cần duy trì thị phần chiếm lĩnh hiện tại là doanh thu cũng chắc chắn tăng lên.

Đương nhiên, để được như thế, sự nỗ lực của bản thân Công ty MATSUSHITA là không thể thiếu và năng lực sản xuất cũng phải nâng lên. Việc này không đơn giản chỉ là tăng thiết bị và lao động mà phải nâng cao hiệu quả sản xuất. Thí dụ, hiện nay, một đơn vị diện tích sân xưởng sản xuất được 1 sản phẩm thì từ bây giờ trở đi, phải làm thế nào để cùng diện tích sàn xưởng ấy cho ra 3 hoặc 4 sản phẩm. Thêm vào đó là sức mạnh của tri thức, của kinh doanh và nỗ lực của tất cả nhân viên.

Vậy trong bối cảnh như thế và cho rằng sản phẩm và năng lực sản xuất tăng lên, nhưng vấn đề là có thể bán được 80 tỷ yên không, hay nói cách khác, dù có thể sản xuất được lượng hàng giá trị như thế nhưng chắc có bán được không? Liệu 5 năm sau có bán được số lượng như thế không? Ai dám nói chắc! Không chắc thì tại sao tôi lại phát biểu con số doanh thu 80 tỷ yên, tôi đã suy ngẫm ra làm sao?

Nói một cách ngắn gọn là tôi đã thể hiện thành con số cái mà mọi người trong xã hội muốn có, mưu cầu. Công ty MATSUSHITA có hàng trăm đại lý, hàng vạn cửa hàng bán lẻ và đằng sau đó còn có hàng chục triệu người tiêu dùng. Về cơ bản, những người này đều muốn nâng cao mức sinh hoạt của mình nên mưu cầu nhiều loại vật tư hàng hoá. Trong trường hợp này, nếu họ không mua được vật tư hàng hoá mong muốn thì đành cam chịu sinh hoạt thiếu thốn.

Khi suy nghĩ về điều trên, ta sẽ dự đoán được nhu cầu, mong muốn của dân chúng trong xã hội sẽ nảy sinh. Để có thể đáp ứng ngay mong muốn này, việc chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng cung ứng cũng là nghĩa vụ và trách nhiệm của các ngành nghề.

Đương nhiên, đây không phải là tờ hợp đồng có chữ ký hoặc hợp đồng miệng. Nhưng nếu ta tự đánh giá đúng đắn sứ mạng của xí nghiệp thì có thể biết hợp đồng đang được giao ước vô hình, vô thanh này. Ta hãy nhìn một cách trung thực hợp đồng vô hình, khiêm tốn lắng nghe hợp đồng vô thanh đó. Để làm được tốt đẹp nghĩa vụ đó, từ công việc hàng ngày cần chuẩn bị chu đáo, và đây là nghĩa vụ lớn lao mà nhà sản xuất phải hoàn tất.

Từ những suy nghĩ trên, tôi dám cả gan phát biểu doanh thu 80 tỷ yên cho 5 năm sau. Tóm lại, tôi đã nghe một cách thẳng thắn mong muốn của đại chúng và nghĩ con số cỡ này chắc là hợp với nhu cầu của đại chúng. Vì thế tôi không nghĩ đó là con số quá lớn mà công ty không thể có cách nào đạt được, nên đã quyết đoán đề xuất kế hoạch 5 năm. Thực tế kết quả ra sao? Không đến năm thứ 5, chỉ cuối năm thứ tư, Công ty đã đạt được doanh thu 79 tỷ 200 triệu yên.

Con số gần sát mục tiêu đã được thực hiện và tới năm thứ năm, năm 1960, công ty đã thực hiện được con số doanh thu 105 tỷ yên.

Thành quả này có được là nhờ sự nỗ lực hợp tác của toàn Công ty và nhiều người liên quan. Nhưng nếu ta thay đổi cách nhìn một chút, thì có thể nói đấy đúng là nguyện vọng của đại chúng. Hay nói cách khác, trong sinh hoạt, dân chúng nước ta mong muốn sự phát triển nâng cao như thế, họ có lượng nhu cầu như vậy.

Một phần của tài liệu QUYẾT ĐOÁN TRONG KINH DOANH (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)