XEM XÉT NHU CẦU THỊ TRƯỜNG THẾ NÀO

Một phần của tài liệu QUYẾT ĐOÁN TRONG KINH DOANH (Trang 29 - 32)

(Sản xuất đại trà bàn là)

Chắc có lẽ mọi nhà sản xuất đều nghĩ và muốn chế tạo sản phẩm mới tốt hơn, với giá rẻ hơn để bán ra thị trường. Nhưng trong thực tế, điều này thật là khó. Nếu chế tạo hàng tốt thì thế nào giá cũng cao. Nếu muốn giá hàng hạ chỉ có cách hoặc làm kém chất lượng hoặc sản xuất đại trà. Nhưng kém chất lượng là điều không ai muốn. Vậy, nếu muốn giữ chất lượng chỉ còn cách chế tạo đại trà. Nhưng sản xuất đại trà liệu có bán được không? Có trời mà biết.

Tháng 1 năm 1927, Công ty MATSUSHITA thành lập bộ phận điện nhiệt và nghĩ ra sản phẩm chế tạo đầu tiên là bàn là. Thời đó, trên toàn quốc, một năm chỉ bán được dưới 100.000 bàn là. Giá bàn là thời đó cao, giá bán lẻ loại tốt nhất là 4,5 yên. Với giá này gia đình bình thường khó mà mua được, chỉ những gia đình có của ăn, của để mới dám mua. Công ty MATSUSHITA thành lập bộ phận điện nhiệt và nghĩ đến việc chế tạo bàn là với mục đích: chế tạo món hàng tiện lợi này với giá rẻ hơn để cho nó được sử dụng rộng rãi.

Vì giá cao nên chỉ có một số người có mức sống nào đó mới được sử dụng sản phẩm tiện lợi này. Vì vậy, nếu chế tạo với giá phải chăng thì chắc chắn sẽ có nhiều người bình thường có thể mua được. Đương nhiên, tôi không nghĩ chỉ cần làm ra giá rẻ là đủ, giảm chất lượng để chế tạo rẻ thì không có ý nghĩa nữa, và khách hàng cũng không vui vẻ mua cho. Không giảm chất lượng và chế tạo hàng tốt hơn hàng loại một hiện tại, nhưng mà giá cả phải rẻ hơn hàng loại một trên 30% thì mới có ý nghĩa. Tôi nghĩ phải như thế.

Trên quan điểm này, chúng tôi thảo luận với nhau để quyết định phương hướng chung cho việc bắt đầu chế tạo của Công ty. Nhưng, vấn đề lớn nhất gặp phải là để chế tạo loại bàn là mới đáp ứng những điều kiện trên thì phải

sản xuất đại trà, mỗi tháng phải sản xuất mười ngàn (10.000) cái thì giá mới hạ xuống. Đương nhiên, để được như thế phải chế tạo ra sản phẩm theo thiết kế khác với các loại cũ, cộng với điều kiện mỗi tháng không làm ra mười ngàn chiếc thì không thể cho ra sản phẩm mới với giá rẻ hơn 30%.

Một vấn đề nữa là làm ra 10.000 cái thì liệu có bán được hết không. Thời đó, trên thị trường mỗi năm bán được khoảng 100.000 cái, tính ra mỗi tháng bán chưa được 10.000. Nhật Bản chỉ tiêu thụ như thế thì trong trường hợp Công ty điện khí MATSUSHITA sản xuất 10.000 cái/tháng, chắc chắn bán được số lượng như thế hay không?

Theo suy tính thông thường, điều này đúng là vô lý, đột nhiên lượng bán hiện tại tăng lên gấp đôi là điều khó chấp nhận được. Đúng là kế hoạch nguy hiểm, vì có chế tạo chưa chắc đã bán hết được.

Nhưng dù có nguy hiểm chăng nữa, nếu không có ý định sản xuất đại trà mà sản xuất với số lượng ít thì giá không thể hạ được. Nếu không hạ thì việc Công ty điện khí MATSUSHITA đưa vào chế tạo bàn là không còn ý nghĩa nữa.

Tôi lại trở về xuất phát điểm “Vì sao Công ty điện khí MATSUSHITA định chế tạo và bán bàn là” rồi suy nghĩ kỹ lưỡng phải làm thế nào đây? Thực ra, vấn đề lớn nhất không hẳn chỉ là giá cao mà là có nhiều người muốn sử dụng sản phẩm tiện lợi này. Tuy nhiên, vì giá cao mà họ khó mua. Do đó, chỉ cần giá hạ xuống thì chắc chắn có nhiều người mua. Nếu có nhiều người mua thì thoạt nhìn con số 10.000 cái là lớn, song thực tế, phải cần đến con số như thế. Vậy, vấn đề tiên quyết là giá rẻ để nhiều người mua.

Chính vì vậy tôi đã quyết đoán tiến hành chế tạo 10.000 cái mỗi tháng. Thế rồi, trong việc tìm tòi khai thác và chế tạo bàn là này, ông NAKAO (nguyên phó giám đốc, đã mất) và những người phụ trách chế tạo chỉ sau 4 tháng nỗ lực tối đa đã cho ra đời sản phẩm mới với giá bán lẻ 3 yên 2 hào.

rẻ nên được người tiêu dùng yêu thích. Con số 10.000 cái mà nhiều người lo lắng là thừa cũng không đủ cung cấp nên công ty đã phải tăng số lượng sản xuất.

Tôi rút ra một điều là: Nếu giá phải chăng thì khách hàng vui vẻ mua, vấn đề là ở chỗ ta có dám tin vào điều này không? Riêng tôi đã tin vào điều này nên dứt khoát đưa vào sản xuất đại trà. Cơ sở của niềm tin là cách suy nghĩ về cái gọi là “nhu cầu thị trường”.

“Nhu cầu thị trường” là cái không nhìn thấy bằng mắt được, tuỳ theo cách nhìn mà nó khác đi. Ta có thể nhìn theo kiểu hiện tại không bán được 10.000 cái nên nhu cầu không nhiều. Nhưng ta cũng có thể nhìn từ khía cạnh : vì nhu cầu ít của hiện tại là do giá cao, còn nếu giá phải chăng thì nhu cầu sẽ tăng nhiều. Vấn đề là nhìn nhận thế nào.

Nhìn nhận thế nào cho phải là cái chính tôi cũng thực sự không hiểu rõ. Tuy nhiên, có một điều mà tôi có thể nói là: mọi người đều muốn nâng cao mức sinh hoạt nên việc nắm bắt tính chất này là điều quan trọng.

Tóm lại, ai cũng muốn tìm vật tư hàng hoá hữu ích để nâng cao sinh hoạt. Do đó, nếu có vật tư hàng hoá nào hữu ích và giá cả lại phải chăng thì đấy chẳng phải là nhu cầu phù hợp tâm tính con người hay sao?!

Đương nhiên, có nhiều trường hợp ngoại lệ nhưng về cơ bản mà nói, nếu cho rằng khuynh hướng này là thuộc tính của con người thì nhu cầu là vô hạn, vậy thì ta phải triển khai sản xuất không giới hạn. Tôi cảm nhận như vậy.

Nếu ta có cách nhìn về nhu cầu như thế thì tôi nghĩ đó cũng là một yếu tố có tính thuyết phục để ta đưa ra phán đoán tích cực trong trường hợp cung cấp cho xã hội một loại hàng hoá hữu ích cho sinh hoạt của con người.

Một phần của tài liệu QUYẾT ĐOÁN TRONG KINH DOANH (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)