8.DÁM QUYẾT ĐOÁN VÌ CHƯA TỪNG TRẢ

Một phần của tài liệu QUYẾT ĐOÁN TRONG KINH DOANH (Trang 115 - 120)

(Chế tạo tàu và máy bay bằng gỗ)

Trong cuộc sống, có trường hợp bị người ta nhờ việc gì, muốn từ chối cũng khó mà từ chối được. Thấy sức mình có hạn, khó có thể hoàn thành nên muốn từ chối. Nhưng tuỳ theo đối tượng, có trường hợp khó mà từ chối. Những lúc như thế, làm gì cho phải, quả đúng là vấn đề nan giải…

Như đã đề cập phần trước, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, vì bị quân đội yêu cầu, Công ty MATSUSHITA đã chế tạo tàu và máy bay bằng gỗ. Nhưng có thể nói, đây là công việc của đơn đặt hàng không thể chối từ chối. Tại sao công ty lại nhận công việc như thế? Lý do là sau khi chiến tranh bắt đầu, do yêu cầu của quân đội, công ty - nguyên gốc là nơi chuyên chế tạo đồ điện gia dụng, đã trở thành nơi chế tạo sản phẩm cho quân đội như máy bay lên thẳng v.v…

Việc chế tạo máy bay lên thẳng cũng là công việc rất khó khăn, vì chúng tôi không có kinh nghiệm. Nhưng sau đó phía quân đội lại yêu cầu chế tạo tàu bằng gỗ. Nhận được yêu cầu, tôi ngạc nhiên và đã từ chối rằng Công ty MATSUSHITA không làm được, nhưng họ cứ nhất định yêu cầu nên cuối cùng không còn cách nào khác là phải nhận.

Về việc chế tạo tàu bằng gỗ cũng thế, lúc đầu công ty không có kinh nghiệm gì cả. Nhưng sau bao lần khảo cứu thiết kế đã tìm ra phương thức và quy trình công nghệ chế tạo tàu. Thế rồi chúng tôi ra bờ biển làm đường ray, đặt sàn tàu lên đó làm từng công đoạn, hết 8 công đoạn là hoàn thành. Chúng tôi tính nếu mỗI ngày (8 tiếng) làm một công đoạn cộng thêm làm ngoài giờ vào buổI tối thì 6 ngày ra được một chiếc tàu.

Vừa hoàn tất quy trình xong thì lại bị trung tướng ONISHI, trưởng ban hàng không của hải quân, gọi lên và tôi lại nhận được “yêu cầu chế tạo máy bay bằng gỗ”.

Tôi đã thực sự ngạc nhiên và từ chối “Thực sự chúng tôi mới triển khai chỉ đạo tàu gỗ. Chế tạo máy bay là việc ngoài sức tưởng tượng. Hơn nữa, không có kỹ thuật chuyên môn gì cả nên cho chúng tôi từ chối việc này”.

Nghe xong, trung tướng ONISHI ra lệnh “Qua điều tra, việc chế tạo máy bay chỉ có thể uỷ thác cho chỗ cậu thôi. Tôi đã quyết định việc này rồi. Đã quyết định thì cậu phải nhận. Hải quân sẽ cung cấp kỹ thuật, cậu hãy chấp nhận kinh doanh toàn bộ”.

Tôi nghĩ, không thể chế tạo được máy bay, chỉ việc chế tạo tàu gỗ thôi đã quá khả năng rồi. Tuy nghĩ là không thể nhưng thời đó quân đội nắm quyền lực tối cao, hơn nữa các sĩ quan cao cấp trong quân đội lại trực tiếp yêu cầu, nên về mặt nào đó không thể nói chuyện bình đẳng được. Dù sao, việc không thể làm được vẫn là không thể làm được. Mặc dù tôi đã giải thích rõ lý do không thể làm, Công ty Điện khí MATSUSHITA không thể đảm đương; nhưng lúc đó Nhật Bản đang ở trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt, để chiến thắng kẻ thù, phần lớn người dân đều nghĩ “Với tư cách là quốc dân, không được tiếc gì trong việc hợp tác toàn diện với chính quyền “. Những người lính nơi chiến trường còn đem cả mạng sống ra phụng sự đất nước thì người dân không thể từ chối yêu cầu gần như mệnh lệnh “Hợp tác vì những cái tất yếu cho chiến tranh. Nếu không thể từ chối thì thái đội biện minh cũng chả giúp ích được gì. Về mặt nào đó, nói việc nhà nước nhất định uỷ thác cho Ciông ty MATSUSHITA là niềm vinh dự đối với tôi…Không có tự tin, không có năng lực nên muốn từ chối là điều đương nhiên, nhưng đây là một yêu cầu của quân đội nên tôi đành nghĩ thử cách làm xem…Nếu vì lợi ích cho đất nước thì không còn cách nào khác…, nghĩ thế nên cuối cùng tôi đã nhận lời.

Không còn cách nào khác nên tôi đã quyết đoán nhận làm và bắt tay ngay vào việc thành lập công ty chế tạo máy bay. Tôi đã vay 30 triệu yên vốn từ ngân hàng . Còn đất trống để làm xưởng thì hải quân đã tập hợp địa chủ và bắt cung cấp ngay. Sau đó, ngày đêm tiến hành làm xưởng. Vì thiếu vật tư và không có khung thép nên đành phải làm xưởng bằng gỗ. Máy bay cũng làm

toàn bằng gỗ. Không có máy móc để đưa vào xưởng nên đành phải đi mua gom máy tiện cũ ở các xưởng ngoài phố đem về. Nhìn chung không có lấy một cái máy cao cấp nào.

Chỉ có động cơ là đem từ nơi khác về, còn lại chúng tôi làm tất. Sau một thời gian thì cho ra máy bay mẫu, và cho bay thử đạt tốc độ 350 km/giờ. Sự kiện này diễn ra vào tháng 3 năm 1945. Tôi nhận xét “Được rồi, cứ thế mà làm”, nhưng lúc định sản xuất thực sự hàng loạt thì chiến tranh chấm dứt.

Trước chiến tranh, tài sản cá nhân của tôi có khoảng 20 triệu yên. Thời đó, giá một bát phở là 2 đến 3 xu nên 20 triệu là số tiền rất lớn. Nhưng sau chiến tranh, Chính phủ điều tra để lấy thuế tài sản thì thấy tài sản của tôi bị âm (-) 7 triệu yên. Vậy thì lấy đâu ra mà đánh thuế. Tại sao ra nông nổi đó? Bởi vì vốn bỏ vào công ty máy bay là hoàn toàn đứng tên tôi mượn ngân hàng. Sau chiến tranh, công ty này cũng bị phế bỏ, cổ phần trở nên không còn giá, nhưng tiền mượn ngân hàng vẫn còn “sống”.

Về phần hàng đã giao trước ngày 15 tháng 8 (ngày nước Nhật tuyên bố đầu hàng), Chính phủ ra lệnh ngừng trả tiền tất cả, Vì thế cả 3 chiếc máy bay mẫu đã giao cũng không đem lại được một yên nào. Kết cục, tài sản cá nhân 20 triệu yên đã trở thành âm (-) 7 triệu do vốn vay trở nên vô dụng.

Cũng chính vì đã chế tạo tàu, máy bay như thế nên sau chiến tranh tôi bị quy là tài phiệt và trong 5 năm tái thiết công ty, chúng tôi gặp khó khăn cực kỳ.

Nếu nói là thất bại thì quả là thất bại lớn. Tại sao lại bị thất bại như thế? Có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng kết cục tôi cho rằng, bởi vì tôi còn trẻ. Nói cách khác, còn sốc nổi, sau khi nhận yêu cầu của quân đội là đồng ý luôn “Được rồi, tự mình sẽ làm xem”, không phân biệt đúng - sai đã bắt tay vào làm luôn.

Có thể nói, là do khí huyết còn hăng, còn máu anh hùng, nên còn tự phụ “Được rồi để ta làm thử xem”. Đây là bản tính mà ai cũng có, nhưng tôi nghĩ

khi bản tính đó trỗi dậy ta càng phải lưu tâm suy xét kỹ càng. Con người ai chả có thất bại nhưng những trường hợp như trên chắc không phải là ít.

Một phần của tài liệu QUYẾT ĐOÁN TRONG KINH DOANH (Trang 115 - 120)