7.CẢM KÍCH VÌ ĐƯỢC GIAO VIỆC

Một phần của tài liệu QUYẾT ĐOÁN TRONG KINH DOANH (Trang 112 - 115)

(Dùng chế độ giao khoán cho các bộ phận)

Về một phương diện nào đó, tuân theo chỉ thị của cấp trên và cứ như thế tiến hành công việc là cách làm việc nhẹ nhàng không cần phải động não. Nhưng theo tôi, đấy là cách thụ động không phát huy sáng tạo của bản thân, chẳng thú vị gì. Tôi cho rằng, đúng ra, chỉ khi nào con người cố gắng tư duy theo kiểu của mình, tìm cách phát huy độc lập sáng tạo trong khi tiến hành công việc thì mới cảm nhận được sự thú vị và niềm vui trong công việc.

Vì thế người đứng trên cương vị chỉ đạo cần biết tầm quan trọng của cụm từ “Tôi giao cậu việc này” với cấp dưới. Nếu giao thì được giao chắc sẽ phát huy được tối đa năng lực sẵn có, họ sẽ chịu khó sắp xếp và nhiệt tình bắt tay vào việc và chắc sẽ làm ra kết quả mong muốn.

Công ty Điện khí bắt đầu thực hiện chế độ “giao khoán cho từng bộ phận” vào tháng 5 năm 1933. Đây có thể nói là chế độ giao khoán công việc. Tôi thực hiện việc này đúng một năm sau khi Công ty MATSUSHITA tổ chức đại hội kỷ niệm sáng nghiệp lần thứ nhất, sau khi công ty nhận thức rõ sứ mạng của mình và đã tiến hành hoạt động mạnh mẽ. Cũng trong thời gian này, cùng với việc khuyến trương nội dung sự nghiệp, chúng tôi phải xử lý rất nhiều vấn đề mới phát sinh: nào là chủng loại mặt hàng nhiều lên, kế hoạch bán hàng phức tạp lên, ngoài ra công việc liên quan đến xây dựng xưởng, chi nhánh kinh doanh mới cũng tăng lên rất nhiều. Công ty lâm vào trạng thái khó điều hành nếu để yên cơ cấu như thế.

Dù nói vậy, quy mô của Công ty MATSUSHITA lúc đó vẫn còn nhỏ, tôi vẫn còn có thể quán xuyến toàn bộ với tư cách là ông chủ. Nếu cố ý không thực thi chế độ giao khoán thì tôi vẫn có thể điều hành được bởi vì đã giao trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận.

trong quá trình triển khai công việc thường hay xin ý kiến tôi, nên tôi bị rơi vào tình thế không có đủ thì giờ để tiếp họ.

Đương nhiên, các trưởng phòng cũng có quyền hạn và trách nhiệm với cương vị được giao, nên họ có thể tiến hành công việc độc lập. Tuy nhiên, cùng với việc khuyếch trương nội dung sự nghiệp, vấn đề mới, công việc mới phát sinh rất nhiều, nên họ liên tục hỏi ý kiến, mong chờ sự phán đoán của tôi với tư cách ông chủ là đúng thôi…Dù họ mong chờ phán đoán nhưng do tôi bị bệnh hay nghỉ nên công việc khó tiến hành trôi chảy, năng suất giảm xuống. Trong tình hình như thế, tôi nghĩ phải làm thế nào để giải quyết đây.

Nếu sức khỏe tốt thì không có vấn đề gì. Mặc dù tôi đã cầu nguyện nhiều cho sức khỏe nhưng vẫn không được như ý muốn. Vì thế, tôi nghĩ không cần hỏi ý kiến lặt vặt, cụ thể và chờ phán đoán của tôi mà nên để cho các trưởng phòng tự phán đoán và chủ động tiến hành công việc. Trừ những vấn đề nghiêm trọng thỉnh thoảng mới xảy ra.

Vì vậy, tôi quyết định để cho các trưởng phòng tự phán đoán giải quyết phần lớn những vấn đề xảy ra hàng ngày. Để làm được vậy, các bộ phận phải hoạt động độc lập như cách làm của một xí nghiệp. Các trưởng phòng phải có trách nhiệm tiến hành cách kinh doanh như một xí nghiệp độc lập. Nói cách khác, đây là chế độ “giao khoán sự nghiệp cho các bộ phận”.

Theo cách làm ấy, tôi đã đổi tên gọi trưởng phòng thành trưởng phòng sự nghiệp. Trưởng phòng sự nghiệp khác với trưởng phòng cũ là phải trở thành nhà kinh doanh của bộ phận sự nghiệp, được giao trọng trách kinh doanh bộ phận đó. Như vậy, họ phải nhận tất cả trách nhiệm về mình. Từ trước đến nay, bộ phận bán hàng thì chỉ biết bán hàng, nhưng nếu trở thành bộ phận sự nghiệp thì tất cả trách nhiệm từ khâu lập kế hoạch đến chế tạo, bán hàng, thu tiền đều quy về trưởng phòng sự nghiệp. Do vậy, đây là hình thức kinh doanh độc lập.

khoán sự nghiệp cho các bộ phận” từ tháng 5 năm 1933. Cụ thể là có ba bộ phận : thứ nhất là bộ phận radio; thứ hai là bộ phận đèn pin (pin khô) ; thứ ba là bộ phận dụng cụ điện -nhựa tổng hợp - đồ dùng điện nhiệt.

Tôi đã làm thử thì thấy kết quả rất tốt. Đúng là khi được giao khoán kinh doanh, các bộ phận sự nghiệp đã phấn khởi bắt tay vào việc. Cũng từ đó, mọi người trở nên hăng hái làm việc hơn và cũng từ đó công ty trở nên dần dần phát triển đi lên.

Một phần của tài liệu QUYẾT ĐOÁN TRONG KINH DOANH (Trang 112 - 115)