7.VÌ TƯƠNG LAI CỦA THẾ KỶ

Một phần của tài liệu QUYẾT ĐOÁN TRONG KINH DOANH (Trang 139 - 142)

(Tuyển nhiệm giám đốc mới YAMASHITA)

Con người trong xã hội thường bị cuốn hút bởi những cái trước mắt. Nhưng nếu chỉ lẩn cẩn bởi những cái trước mắt thì dễ bị mù quáng với thay đổi của xã hội, với dòng chảy của thời đại và có thể bị rơi vào khốn đốn không ngờ. Vì thế tôi nghĩ chúng ta cần quan tâm đến cái trước mắt nhưng đồng thời cũng không ngừng để mắt đến ngày mai, hướng vào tương lai.

Công ty MATSUSHITA đã bầu ra giám đốc mới, ông YAMASHITA vào tháng Giêng năm 1977. Đây cũng là là một kết quả của việc hướng về tương lai. Nói khác đi, đây cũng là một biểu hiện của việc Công ty MATSUSHITA hướng về thế kỷ XXI và nghĩ đến việc phải cất bước thế nào.

Từ lâu tôi đã suy ngẫm xem từ bây giờ về sau. Nhật Bản sẽ trở nên thế nào, và tương lai của thế giới sẽ ra sao. Nói như thế nhưng đây không phải là dự đoán có tính học thuật, mà chỉ là những tư duy có tính trực giác, theo cảm nhận của tôi về sự vận chuyển của thời thế, sự thay đổi của xã hội trong tương lai.

Sau khi suy ngẫm rất nhiều, tôi cho rằng cái gọi là “phồn vinh của thế giới này” là dòng chảy của lịch sử theo nghĩa rộng, nó di chuyển và biến đổi từ khu vực này sang khu vực khác. Theo lịch sử, thuở xa xưa Ai Cập, Hy Lạp v.v…đã phồn vinh rồi, kế đó đến lượt La Mã và các quốc gia châu Âu, tiếp theo là sự di chuyển phồn vinh đến nước Mỹ. Nhưng cuối thế kỷ XX này, nước Mỹ đã suy thoái phần nào.

Vậy thì sự phồn vinh tiếp theo của thế giới sẽ di chuyển đến khu vực nào? Tôi cho rằng, không phải di chuyển ngược lại về Trung Đông hoặc châu Âu mà sẽ di chuyển về hướng châu Á. Nếu như thế, thì bất luận thế nào đi nữa. Trung Quốc và Nhật Bản sẽ trở thành trung tâm. Vì thế, tôi nghĩ vào thế kỷ XXI có lẽ Trung Quốc và Nhật Bản sẽ trở thành trung tâm đem lại phồn vinh

tại châu Á.

Nếu đúng như thế thì Nhật Bản phải đón nhận và phát huy vai trò phải hoạt động để tạo ra “cái nôi” cho sự phồn vinh. Đề làm được điều này, mọi người dân cần phải tự giác, nhận thức và hoạt động phù hợp để tạo ra cái nôi này. Công ty MATSUSHITA phải đi tiên phong và nỗ lực.

Vậy thì vấn đề là để làm cho nước Nhật của thế kỷ XXI trở thành cái nôi cho phồn vinh của thế giới, Công ty MATSUSHITA phải đóng góp như thế nào? Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng.

Với ý nghĩa đó, bản thân Công ty MATSUSHITA cần tự hỏi hiện nay mình đang ở vị trí thế nào? Điều trước tiên đáng nói là công ty sẽ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập vào năm 1978. Đối với con người, đây là năm hoàn lịch (lên lão). Đây là thời kỳ Công ty MATSUSHITA chuẩn bị đổi mới toàn bộ một lần nữa.

Ngoài ra, hoàn cảnh xã hội Nhật Bản đang bao vây Công ty MATSUSHITA sau 30 năm kết thúc chiến tranh. Về mặt vật chất trở nên giàu có, nhưng ngược lại về mặt tinh thần có nhiều triệu chứng không tốt, đang trong tình trạng có nhiều vấn đề rất xấu liên tiếp xảy ra.

Trong bối cảnh đó, để hướng về thế kỷ XXI, để công ty tiến lên mạnh mẽ, tôi nghĩ điều quan trọng là một lần nữa phải quay trở lại xuất phát điểm, quay trở lại ý chí ban đầu để tìm ra hướng ra đi mới, Chỉ như vậy mới có thể tạo ra Công ty MATSUSHITA phù hợp với Nhật Bản của thế kỷ XXI trong vai trò của cái nôi phồn vinh của thế giới.

Sau khi suy ngẫm những điều trên, tôi quyết định rời chức chủ tịch vì lý do sức khỏe và nhận chức cố vấn. Chức chủ tịch dành lại cho giám đốc. Như vậy, chức giám đốc bị bỏ trống và ai là người thay thế đây? Trong 4 phó giám đốc, ai cũng có thể đảm nhiệm chức vụ giám đốc cả.

Công ty MATSUSHITA hướng về thế kỷ XXI cần có điểu kiện tất yếu gì? Từ bây giờ trở đi ông ta phải tiến hành bước đi của xí nghiệp phù hợp với Nhật Bản trong vai trò cái nôi phồn vinh của thế giới. Để làm điều này, cần phải có thời gian dài để tư duy ra cái mới, lập ra phương án cụ thể trong cải cách, rồi triển khai thực thi và đưa ra kết quả. Công việc như thế cần để một người làm liên tục và nhất quán. Vì vậy, giám đốc mới phải là người có khả năng làm ít nhất trong 10 năm. Khi nói chuyện này với chủ tịch và giám đốc, cả hai đều tán thành. Vậy nảy sinh vấn đề tuyển giám đốc cũng phải nằm trong phạm vi mục tiêu như thế.

Nhưng nghĩ lại thì thấy cách nghĩ này rất khác với cách tuyển giám đốc thông thường trong xã hội, đi lệch ra ngoài quỹ đạo. Thông thường, người ta tuyển phó giám đốc hoặc một trong những người kế đó lên làm giám đốc. Vì khác người nên Công ty MATSUSHITA lo rằng có thể thiên hạ sẽ phê phán mạnh mẽ cách tuyển giám đốc mới này.

Nếu là giám đốc mới trong trường hợp bình thường thì cách tuyển giống xã hội nói chung là được. Nhưng như tôi đã đề cập từ đầu, để hướng tới thế kỷ XXI, để Công ty MATSUSHITA có bước đi mới trong thời kỳ đổI mới lớn này, cần phải có cách tuyển chọn sao cho phù hợp. Phạm vi tuyển chọn cũng phải rộng ra. Nói một cách cực đoan, chọn từ nhân viên bình thường cũng được. Nếu là người trong tầng lớp điều hành thì càng tốt.

Với cách làm như thế người được tuyển làm giám đốc mới là ông YAMASHITA. Đến bây giờ thì ông ta đã giữ chức vụ được 2 năm rồi. Lúc đầu ông YAMASHITA có vẻ ngạc nhiên không ngờ “nghề giám đốc” bận rộn đến thế, nhưng gần đây đã quen và ông ta đang phát huy năng lực mạnh mẽ .

Hiện nay, Công ty Điện khí MATSUSHITA đang vươn tới phát triển để có vóc dáng phù hợp với Nhật Bản, cái nôi phồn vinh cho thế kỷ XXI sắp tới, đang có những bước đi mới vững chắc với một tinh thần tươi khoẻ.

LỜI KẾT

Tôi đã thuật lại nhiều kinh nghiệm của mình về cái gọi là quyết đoán. Giống như đã đề cập ở lời nói đầu “Người ở cương vị phải quyết đoán thì phải quyết đoán khi cần quyết đoán”. Đương nhiên, không thể đưa ra quyết đoán sai, nhưng nếu cứ sợ sai và lần lữa thì sự việc sẽ không tiến triển và không cho ra được cái gì mới.

Vì thế, để không quyết đoán sai lầm, việc nghe ý kiến chung quanh,không ngừng tự vấn tự đáp, truy tìm xem cái gì là đúng, là điều rất quan trọng. Khi cần quyết đoán, phải có can đảm để quyết đoán.

Đương nhiên, quyết đoán thuờng đi đôi với trách nhiệm . Nếu có ý lẩn tránh trách nhiệm thì chắc khó mà đưa ra quyết đoán đúng được. Không những thế, tôi nghĩ, người như thế không thể đưa ra quyết đoán đúng nghĩa, và còn có thể làm trì trệ, làm hỗn loạn sự việc.

Do đó, người ở cương vị phải quyết đoán trước tiên cần phải có sự tự giác cao độ về trách nhiệm của mình. Nếu có sự tự giác mạnh mẽ này, thì lúc gặp sự việc, trong trường hợp phải quyết đoán, có thể dễ dàng đưa ra quyết đoán đúng đắn.

Chúng ta cùng nhau hướng về nước Nhật mới của thế kỷ XXI. Để có được những bước đi mong muốn, khi cần quyết đoán, ta phải có dũng khí để đưa ra quyết đoán thích hợp. Qua những việc như thế, chúng ta có thể mở ra tương lai mong muốn và tiến lên mạnh mẽ.

HẾT

Một phần của tài liệu QUYẾT ĐOÁN TRONG KINH DOANH (Trang 139 - 142)