Lí tưởng cách mạng và hành trình đi tới chiến thắng

Một phần của tài liệu đặc điểm trường ca hữu thỉnh (Trang 48 - 53)

Chiến tranh khốc liệt như thế, tuy nhiên, hầu như những người lính của chúng ta, có một niềm an ủi hoặc họ đã tạo cho mình một tâm thế để nương tựa, để sống tiếp, đó chính là tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, là một đời sống trường tồn, vô hạn trong vận mệnh của Tổ quốc vĩ đại. Họ đã gắn bó, đã hy sinh cuộc đời hữu hạn cho sự bất tử của dân tộc. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng chính là sự tự nguyện hy sinh, dũng cảm, kiên cường, chống chọi với kẻ thù, được thúc đẩy bởi tình yêu nồng nàn với đất nước quê hương. Trong trường ca Đất nước hình tia chớp Trần Mạnh Hảo đã viết:

Ở giữa anh và em là cái gì cao hơn sự chết Hơn cả sự sống hai ta là sự sống giống nòi

Những người lính trong trường ca của Hữu Thỉnh cũng vậy. Dường như cái chết đối với họ chỉ nhẹ như một giấc ngủ dài. Cảm động biết bao, có những người lính khi biết mình khó qua khỏi đã tự nguyện hy sinh mình cho đồng đội được sống. Những tấm chân dung trong các trường ca làm chúng ta vô cùng cảm động:

Tôi biết chắc mình không qua khỏi

Xin hãy rút hết máu nhóm O trong người tôi đang chảy Mà tiêm cho bạn khỏi cưa chân

(Đường tới thành phố)

Đã có rất nhiều, rất nhiều những bài thơ, cuốn truyện viết về tình cảm đồng đội. Ta hãy tưởng tượng xem, nghĩ rằng mình chết ở tuổi hai mươi, khi bao mơ ước, khát vọng, tất cả đều còn dang dở. Cảm giác ấy mới khủng khiếp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

làm sao, đến nỗi cảm thấy không thể chịu nổi. Vậy mà đã có biết bao nhiêu người anh hùng đã ra đi, đã hóa thành “Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ”

(Lê Anh Xuân).

Trên “Đường tới thành phố” những người lính đã chiến đấu kiên cường, bất khuất, dành lại từng tấc đất từ tay kẻ thù. Bởi có một tinh thần như thế nên một dân tộc nhỏ yếu, thua kém nhiều về kinh tế, trình độ khoa học kĩ thuật như chúng ta mới có thể đánh thắng được một kẻ thù như đế quốc Mĩ. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều trường ca viết về giai đoạn cuối cùng của chiến tranh – giai đoạn “thần tốc”. Trong những giờ phút ấy thể hiện cao độ tinh thần Việt Nam, sức mạnh Việt Nam. Âm hưởng hùng tráng, âm hưởng chiến thắng mà chúng ta khao khát bấy lâu nay đã thành hiện thực. Trạng thái cảm xúc vừa tự hào vừa phấn chấn, choáng ngợp là một cảm hứng chung. Lí tưởng cách mạng và hành trình đi tới chiến thắng có lẽ được khắc họa rõ nhất qua hình ảnh con đường và hình ảnh ngọn lửa trong trường ca Hữu Thỉnh.

Hình ảnh con đường

Hình ảnh con đường đi vào văn chương nghệ thuật không chỉ mang ý nghĩa là con đường tự nhiên – lối đi được tạo ra để nối liền các địa điểm. Với thơ ca cách mạng, đó còn là cuộc hành trình vất vả của dân tộc, là gian lao đời lính, là con đường về nhà, con đường đến với cách mạng. Nó trở thành một biểu tượng trong các tác phẩm trường ca. Có thể nói hình ảnh con đường là một trong những hình ảnh xuất hiện nhiều nhất. Dĩ nhiên, điều đó có cơ sở hiện thực. Bởi trong chiến tranh, con đường gắn liền với cuộc hành quân, gắn với đường ra mặt trận, nối tiền tuyến với hậu phương... Vì vậy, ý nghĩa đầu tiên của con đường chính là nơi gặp gỡ, nơi ghi lại bao gian khổ, thấm bao máu và nước mắt của đồng đội.

Nếu trong Trường ca sư đoàn của Nguyễn Đức Mậu hình ảnh con đường gắn với dấu chân: “Dấu chân đi đủ khép một vòng trời”. Đó là hành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trình gian khổ của đời lính; hành trình theo nghĩa hiện thực nhất là từ chiến trường này sang chiến trường khác bằng đôi chân, bằng đói khổ, bằng những trận sốt rét rừng. Thì trong trường ca Hữu Thỉnh hình ảnh con đường hiện lên với những nét chạm khắc chân thực nhất.

Trong chiến tranh con đường Trường sơn là huyết mạch quan trọng trong cuộc chiến đấu của dân tộc. Đường Trường Sơn luôn phải oằn mình gánh chịu bao mưa bom, bão đạn của kẻ thù. Con đường ấy đã đi vào trong thơ của nhiều nhà thơ giai đoạn này. Với Hữu Thỉnh hình ảnh con đường hiện lên với bao gập ghềnh, khúc khuỷu, ngổn ngang bốc mùi khét cháy bởi bom đạn của kẻ thù. “Đường ngổn ngang đường đất còn khét cháy” (Tiếng hát trong rừng).

Ta bắt gặp hình ảnh con đường 30 – 4 và con đường mang tên Bác – đường Hồ Chí Minh trong trường ca Đường tới thành phố. Những con đường đã đi vào trang sử của dân tộc, đó là mốc son, là bước ngoặt đánh dấu bước đi vững vàng của dân tộc.

Song, thiêng liêng hơn, trong trường ca nói riêng và trong văn học cách mạng nói chung, hình ảnh con đường còn là con đường cứu nước, con đường đi tìm lí tưởng, con đường cao cả mà cả dân tộc ta đã lựa chọn.

Nếu trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, hình ảnh con đường trở thành một biểu tượng của lí tưởng, là con đường của cái Tôi hòa cùng cái Ta, của cá nhân hòa cùng với cái rộng lớn, cái tự do của cả cộng đồng:

Chỗ đứng chúng ta không phải là Hoa Lư Mà trên con đường ta tìm về dân tộc

Hình ảnh những con đường trong trường ca Hữu Thỉnh còn trở thành biểu tượng con đường đấu tranh của dân tộc để đi đến đích chiến thắng. Cả đất nước bước đi trên con đường đó không phải bằng đôi chân mà bằng ý chí vì vậy khó có thể khiến người ta quên lãng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đường ta đi gian khó chẳng mau quên Cả cái vấp cũng găm thành nỗi nhớ

(Đường tới thành phố)

Hình ảnh con đường là đích chiến thắng mà cả dân tộc hướng đến. Con đường đấu tranh dù vất vả, gian lao cuối cùng rồi cũng thành công. Vui sướng biết bao khi những người lính được đi trên con đường chiến thắng, được về gần bên Bác kính yêu:

Con đã về nơi Bác ra đi

Đường lắm dốc hôm nay con mới tới

(Đường tới thành phố)

Trên những cuộc hành quân không mỏi ấy, bao người lính đã ngã xuống để bảo vệ con đường. Chúng ta nhớ đến 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc...Họ là những ngôi sao lặn xuống rồi sáng hơn ở bờ bên kia. Thế hệ này nối tiếp thế hệ khác làm nên cuộc hành trình không ngừng nghỉ của dân tộc. Hình ảnh con đường là một hình ảnh mang đậm tính hiện thực chiến tranh. Nó đi vào thơ văn trước hết là một hình ảnh của hiện thực. Đó là nơi ghi đậm những dấu ấn của cuộc chiến, là một phần kí ức gian khổ của người lính. Hơn hết, con đường còn là cuộc hành trình, là sự quyết tâm cao độ của toàn dân tộc khi dám đi trên con đường mà mình đã chọn.

Hình ảnh ngọn lửa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh hình ảnh con đường, đọc trường ca của Hữu Thỉnh người đọc bắt gặp rất nhiều lần nhà thơ sử dụng hình ảnh ngọn lửa. Hình ảnh ngọn lửa ở đây bên cạnh ý nghĩa thực còn mang ý nghĩa biểu tượng, nó tượng trưng cho lí tưởng cách mạng, niềm tin vào tương lai, lòng yêu nước của nhân dân và tình yêu đôi lứa. Đặc biệt hình ảnh lửa xuất hiện nhiều nhất trong trường ca

Đường tới thành phố.

Có một ngọn lửa không biết được nhóm lên từ khi nào, chỉ biết khi đất nước có giặc ngoại xâm ngọn lửa ấy lại sáng lên và góp thành ngọn lửa yêu nước:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trước mặt là bao nhiêu miền quê Sau lưng là bao nhiêu miền quê Ngọn lửa ta đốt lên ở giữa

(Đường tới thành phố)

Ngọn lửa ấy sẽ không bao giờ tắt bởi nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác : chúng tôi sưởi bằng ngọn lửa của mình, lại thấy ấm từ các anh

đi trước. Nó chính là ngọn lửa của niềm tin, hy vọng dù chiến tranh có ác liệt,

dù ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc :

Ngọn lửa này

Và hy vọng của anh

Của chúng tôi những người mới đến

(Đường tới thành phố)

Lửa rất cần đối với mỗi người lính, để họ tìm ra nhau, đồng đội nhận ra mình và để tìm tri kỉ :

Chúng tôi người chủ những căn hầm Đốt ngọn lửa để tìm vào tri kỉ

Hầm là nơi che máu che sương Là cửa sổ mở về hướng mẹ

(Đường tới thành phố)

Ngọn lửa soi sáng cho con trong căn hầm tăm tối, nó còn là điểm tựa cho con hướng về mẹ. Có những lúc khó khăn, ốm đau ngọn lửa lại soi sáng thêm những hy sinh, mất mát, gian khổ mà người lính đã trải qua. Giây phút ấy ngọn lửa trở thành biểu tượng cho tình yêu đôi lứa :

Em nhớ anh hãy nhớ về ngọn lửa Lửa đang soi mặt đất mấy tầng đêm Những cơn khát bậm môi vào bẹ chuối... Cho em nhận ra anh, đồng đội nhận ra mình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy lí tưởng cách mạng và hành trình đi tới chiến thắng chính là mục đích, là quyết tâm của người lính khi ra trận. Có thể khẳng định đây là những điều rất khó nói bằng thơ. Nhưng bằng con mắt của một người từng trải và tài năng của một nhà thơ đã giúp Hữu Thỉnh chuyển tải nó bằng những hình ảnh quen thuộc và mang tính biểu tượng cao. Như Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo...Hữu Thỉnh đã lấy hai hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống, đó là hình ảnh con đường và hình ảnh ngọn lửa làm biểu tượng cho lí tưởng cách mạng và hành trình đi tới chiến thắng của người lính. Nó quen thuộc mà không nhàm chán, giản dị mà lại vô cùng lớn lao kì vĩ.

Một phần của tài liệu đặc điểm trường ca hữu thỉnh (Trang 48 - 53)