Không chỉ riêng Hữu Thỉnh, khi viết về hình tượng đất nước tất cả các nhà thơ đều dành cho đất nước những tình cảm cao đẹp nhất. Trong văn học 1945 -1975, đất nước trở thành đề tài lớn và là hình tượng nổi bật trong thơ ca. Các nhà thơ thế hệ chống Mỹ đã xây dựng được hình tượng đất nước, vừa cụ thể, vừa khái quát. Sự hình dung về đất nước của họ thật giản dị mà thấm thía. Chưa bao giờ đất nước hiện lên cụ thể, chân thực và gần gũi đến như vậy. Với Nguyễn Khoa Điềm hình ảnh đất nước được kết tinh từ những điều bình dị nhất:
Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc... Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
(Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm) Hay một đất nước lớn lao, kỳ vĩ trong thơ Tố Hữu:
Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ Đất anh hùng của thế kỉ XX
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Và một đất nước thật thân thương gần gũi trong thơ Chế Lan Viên:
Ôi, Tổ quốc, ta yêu như máu thịt Như mẹ cha ta như vợ như chồng Ôi, Tổ quốc, nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông
Với Hữu Thỉnh, Tổ quốc trở thành hình tượng tiêu biểu trong sáng tác của ông. Tuy xuất hiện không nhiều song mỗi lần xuất hiện là mỗi lần đất nước được hiện lên với nhiều dáng vẻ khác, thể hiện sự tìm tòi mới mẻ và rất riêng của tác giả. Đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh thì tình cảm dành cho đất nước lại trở lên thiêng liêng hơn bao giờ hết. Đó là hình ảnh một đất nước bị chia cắt :
Khi anh hiểu nhân dân, nhân dân đang chia cắt Yêu Tổ quốc mình, Tổ quốc bị chia đôi
Nỗi đau ấy góp đời mình để xóa
(Đường tới thành phố)
Hòa mình vào nhân dân, hiểu tình cảnh nhân dân đang chia cắt, yêu Tổ quốc, gắn bó vận mệnh của mình với tổ quốc là một trong những lí tưởng của người lính. Nó đã trở thành tư tưởng chung của thời đại khi vận mệnh của dân tộc được đặt lên hàng đầu. Và hơn một lần Thanh Thảo đã từng khẳng định :
Đất nước đẹp mênh mông
Đất nước thấm sâu đến tận cùng xương thịt Chỉ riêng cho người chúng tôi dám chết
(Những người đi tới biển – Thanh Thảo)
Vâng! Nếu Tố Hữu nhìn đất nước trong mưa bom bão đạn vẫn xanh màu hy vọng: Tổ quốc tôi xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển / Xanh
trời, xanh cả những ước mơ, thì hình ảnh đất nước trong thơ Hữu Thỉnh lại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
những trải nghiệm đời lính của ông. Với Hữu Thỉnh đất nước đau thương mà vững vàng, anh hùng, nó không phải là cái gì to lớn, cao xa, trừu tượng mà hiện lên trong những gì gần gũi nhất, bình dị nhất. Tổ quốc có thể chỉ là một gốc sim cằn trong giờ phút hiểm nguy :
Trời ơi nếu kẻ thù chiếm được
Một gốc sim thôi dù chỉ gốc sim cằn Tổ quốc sẽ ra sao? Tổ quốc?
Thơ ơi thơ hãy ghì lấy gốc sim
(Đường tới thành phố) Hay với ông, Tổ quốc chỉ là một gốc cao su bé nhỏ :
Những ngày chúng ta gan góc hết mình
Một gốc cao su nửa giờ trước là ta, nửa giờ sau chúng chiếm
(Đường tới thành phố)
Có thể khẳng định, tình yêu Tổ quốc, cảm xúc về tổ quốc là một trong những tình cảm thiêng liêng và cao đẹp nhất, nó gần gũi và không còn là tình cảm xa lạ trong thơ Việt Nam. Khi đặt bước chân ra chiến trận là đồng thời người lính đã thể hiện quyết tâm dành hơi thở cuối cùng cho đất nước, Tổ quốc mình. Trong nhiều chiều lựa chọn, người lính vẫn chọn Tổ quốc lên hàng đầu. Do đó, hình ảnh Tổ quốc trong thơ hiện lên vô cùng gần gũi, nó không còn là những khái niệm trừu tượng mà trở nên máu thịt. Chẳng vậy Phạm Quang Đẩu từng khẳng định :
Tiếng Tổ quốc không còn là danh từ trừu tượng Đã trở thành thân quen
Ngôi nhà, gốc cây, đường cái, góc sân Tổ quốc hợp thành từ những gì bình dị nhất
(Ấn tượng về người mẹ)
Hiện thực chiến tranh không bao giờ là mầu hồng bởi nơi ấy luôn có cảnh đầu rơi, máu chảy. Khi đi vào thơ, Hữu Thỉnh không hề né tránh sự thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đau thương của Tổ quốc, mà nói lên thực trạng đó bằng những vần thơ đầy ám ảnh. Nhà thơ nhìn rõ thực tế mà đất nước phải gánh chịu để ý thức rõ hơn trách nhiệm của mỗi người đối với vận mệnh Tổ quốc. Nếu Nguyễn Khoa Điềm khái quát hình ảnh đất nước vơi 4000 nghìn năm lịch sử với biết bao giá trị văn hóa đẹp đẽ mà nhân dân đã bồi đắp theo năm tháng ; một đất nước được cảm nhận như là sự thống nhất ở chiều dài lịch sử, ở chiều rộng không gian địa lý và chiều sâu văn hóa ; thì Hữu Thỉnh lại khắc họa hình tượng đất nước trong đau thương "Bốn nghìn năm đất nước mấy khi yên". Đó là một đất nước luôn phải đương đầu với giặc ngoại xâm, nhưng luôn chiến thắng bởi lòng dũng cảm, kiên cường và chính nghĩa. Trữ tình và triết luận là bút pháp chủ yếu mà Hữu Thỉnh đã sử dụng khi viết về đất nước, Tổ quốc. Vì thế mà hình tượng đất nước trong thơ ông vừa mang tầm triết luận sâu sắc, lại vừa thấm đẫm cảm xúc trữ tình.
Không chỉ vậy, với Hữu Thỉnh đất nước còn được hội tụ ở những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc. Chính những giá trị ấy là cội nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để con người Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách :
Tiếng Việt gọi hồn Việt Giữa đất Việt ngoài khơi Tiếng Việt là ngọn cờ Hội quân trong đêm tối Tiếng Việt để nhận nhau Giữa bao nhiêu rắc rối
(Trường ca biển)
Tiếng Việt không đơn thuần chỉ là tiếng nói mà còn là giá trị văn hóa, là linh hồn của dân tộc còn lại với thời gian và đất nước, nó là tiếng kèn hiệu triệu, là bản sắc để dân tộc nhận ra nhau. Có lẽ viết những dòng thơ này nhà thơ Hữu Thỉnh một lần nữa muốn khẳng định nét độc đáo, nét riêng của tiếng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Việt. Tiếng Việt như ngọn cờ ngoài khơi, trên những con tàu đang bảo vệ chủ quyền của đất nước, nó thiêng liêng và hùng vĩ biết bao.
Với Hữu Thỉnh đất nước còn được nhìn thấy từ trong những nét văn hóa dân gian. Đến với thơ từ ngôi đền văn hóa dân gian, bằng vốn kiến thức phong phú về văn hóa dân gian Hữu Thỉnh đã chuyển tải những hình ảnh đất nước theo cách riêng của mình. Tác giả đã dựng lên hình ảnh về đất nước với
bao trầm tích :
Ta bới sóng đi tìm các dòng sông Gặp Trương Chi cắm sào đứng hát Mỵ Nương vẫn đang ngồi khóc Nước mắt thành ngọc trai... Ta bới sóng đi tìm các dòng sông Gặp nàng Tiên Dung đội cát
(Trường ca biển) Hay :
Đất nước ngày có giặc Mẹ vẫn đỏ miếng trầu
Ấm một vùng tin cậy phía sau lưng
(Sức bền của đất)
Hóa ra tất cả những gì bình dị nhất, ngay cả chỉ một dòng sông cũng chất chứa bao huyền thoại. Đó không chỉ là dòng sông tự nhiên nữa mà nó còn là dòng sông của những cổ tích, truyền thuyết... hằn sâu theo năm tháng. Và Hình ảnh miếng trầu gợi nhắc đến tình nghĩa anh em, chồng vợ, được nuôi dưỡng qua các thế hệ. Nó đã thấm vào máu thịt, vào tâm hồn mỗi người dân Việt. Với những người lính, miếng trầu không chỉ gợi nhắc sự thủy chung, son sắt mà hơn nữa còn khẳng định một chân lí, chính mẹ, quê hương là điểm tựa vững chắc cho người lính chiến thắng kẻ thù. Hình ảnh miếng trầu xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hiện rất nhiều trong thơ ca, nhưng với Hữu Thỉnh đó là miếng trầu của niềm tin, của hơi ấm, là tình mẹ thiêng liêng.
Cùng mạch cảm nghĩ ấy, Nguyễn Đức Mậu đã dựng lên hình ảnh một đất nước thật cụ thể mà xúc động :
Chúng tôi lớn lên đã có mưa ngâu Đã có miếng trầu lá xanh, vôi trắng
Đã có đá mài gươm, đã vàng tre làng Gióng Ông đồ rau đội nồi cháo loãng
Lửa nhen lời cổ tích thâu đêm
(Trường ca sư đoàn)
Tìm về những giá trị truyền thống của dân tộc là nhà thơ đang tìm về những giá trị bền vững góp phần làm nên bản sắc văn hóa dân tộc. Đây cũng chính là hình thức nhà thơ góp sức vào sự phát triển giá trị văn hóa dân tộc, tiếp "lửa" truyền thống cho thế hệ sau. Phải chăng đây cũng chính là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sức sống lâu bền cho thơ Hữu Thỉnh.
Đất nước không chỉ là những gì bình dị nhất, chứa đựng hồn dân tộc. Đất nước còn được Hữu Thỉnh nhìn qua những người con ưu tú của dân tộc. Với một thái độ thành kính, ngưỡng mộ, Hữu Thỉnh đã có những vần thơ thật xúc động về những con người ấy. Không chỉ Tố Hữu, Hoàng Trung Thông..mà ngay cả Hữu Thỉnh cũng có những vần thơ thật xúc động về Bác – vị cha già của dân tộc. Trở về nơi Bác đã ra đi tìm đường cứu nước, nhìn cảnh sông nước bến Nhà Rồng lại nghĩ đến Bác, mong ước được nghe Bác nói, được nghe Bác đọc thơ khi mỗi độ xuân về :
Đã trở về từng hạt muối ngoài khơi
Từng đọt măng trên rừng, từng đám mây lưu lạc Tất cả dưới bàn tay của Bác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chúng con thèm nghe Bác nói một câu Giữa bến Nhà Rồng mênh mông sóng nước Thèm nghe thơ, thèm đôi tay bắt nhịp Để vui hết được những gì ta có hôm nay
(Đường tới thành phố)
Đó còn là tình cảm ngưỡng mộ với sự hy sinh dũng cảm của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi :
Nếu anh còn giờ này anh ở đâu ? Anh Trỗi Đeo quanh anh không phải những vòng hoa Không nguyệt quế, không cầu vồng huyền hoặc Đeo quanh anh là những vòng người
(Đường tới thành phố)
Như vậy, có thể khẳng định hình tượng Tổ quốc là hình tượng nổi bật trong thơ Hữu Thỉnh nói chung và trong trường ca của ông nói riêng. Viết về đất nước bằng tình cảm chân thành và thành kính, Hữu Thỉnh đã dựng lên trước mắt người đọc hình ảnh một đất nước dù đau thương nhưng vẫn vững vàng, đẹp rạng ngời. Đó là vẻ đẹp của một dân tộc với bề dày văn hóa, chính nghĩa và đang ngày một khởi sắc dù cho bao mưa bom bão đạn, mất mát do chiến tranh gây ra. Đó là hình ảnh những người con ưu tú của dân tộc, là những vật báu luôn toả sáng với các thế hệ bởi công lao bảo vệ gìn giữ và dựng xây đất nước.