Giọng điệu ngợi ca, mang âm hưởng sử thi

Một phần của tài liệu đặc điểm trường ca hữu thỉnh (Trang 98 - 102)

Với các trường ca hiện đại, đề tài chủ yếu nói về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của nhân dân ta. Giọng điệu chính của nó là giọng anh hùng ca, ngợi ca, mang âm hưởng sử thi. Dù càng về sau, tính anh hùng ca ngày càng nhạt hóa, nhưng đó vẫn là giọng điệu xuyên suốt các tác phẩm. Những tác phẩm trường ca của Hữu Thỉnh cũng không phải là ngoại lệ. Không khí hào hùng hay tính chất anh hùng ca thấm đẫm trong trường ca của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ông. Cuộc chiến tranh sẽ bi thương nếu ta chỉ nhìn thấy chết chóc, đau khổ; hơn thế, nếu không có chất anh hùng ca thì tự nó sẽ rơi vào nhàm chán. Bởi lẽ trường ca là những tác phẩm truyền tải những vấn đề lớn lao của dân tộc, bởi

“nội dung của trường ca là các sự kiện có ý nghĩa toàn dân, toàn dân tộc, đó là chiến tranh, là cách mạng, là sự đổi thay, thử thách tồn vong của đất

nước” [40, 216]. Lẽ đương nhiên Hữu Thỉnh đến với trường ca cũng không

nằm ngoài khao khát tổng kết, nhận diện lại lịch sử, bộc lộ trách nhiệm và tình cảm của mình với dân tộc. Tất cả những điều lớn lao ấy tự bản thân nó đã mang tính sử thi và nội dung anh hùng ca.

Có thể khẳng định các trường ca của Hữu Thỉnh đều có cảm xúc chủ đạo là ngợi ca và mang âm hưởng sử thi. Đó là những khúc ca, ca ngợi dân tộc anh hùng, trong đó có những con người anh hùng, quê hương, hậu phương anh hùng. Đến với trường ca Sức bền của đất, người đọc lại được sống lại với những trang sử vẻ vang của dân tộc, nó như một động lực thôi thúc người lính hành quân ra trận:

Ngô Quyền nhìn người dân binh cuối cùng trước giáo gươm giặc tới Người lệnh cho thủy triều đầu quân

Sai rừng gỗ lim trùng trùng làm cọc. Trần Quốc Tuấn đại bản doanh trên nước Kế đầu tiên là kế nhân hòa

Lệnh đầu tiên: người hiền không bỏ sót

Đại yến của Quang Trung chỉ cơm nắm muối vừng Ăn trên mình ngựa...

(Sức bền của đất)

Đó là những trang sử anh hùng, là truyền thống được viết bằng máu của chính cha ông ta. Nó như một niềm thôi thúc thế hệ sau không quên truyền thống đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đó còn là giây phút hành quân âm thầm mà ngùn ngụt sức mạnh ở bên trong:

Ta chao chân trên những mảnh bờ Lặng lẽ nhận sức bền của đất Đạp cứ điểm lần theo từng dấu dép

Ta nhận ra màu bùn của những cánh đồng chiêm

(Sức bền của đất)

Nghĩa mẹ không chỉ là “chín tháng cưu mang”, mà còn là ở công lao dưỡng dục, dạy con biết yêu, ghét, biết thù bọn ác. Mẹ vừa là Tổ quốc, quê hương là nơi bình yên, là chỗ dựa tin cậy của mỗi đứa con trong lúc bình yên cũng như khi đất nước mình có bóng giặc ngoại xâm:

Mẹ là người chúng con nhớ nhất Đất nước ngày có giặc

Mẹ vẫn đỏ miếng trầu

Ấm một vùng tin cậy phía sau

(Sức bền của đất)

Đến với trường ca Đường tới thành phố ta sẽ được hòa mình vào chặng đường hành quân hối hả trong không khí dầu sôi, lửa bỏng của chiến tranh:

Con đường tấy lên như một lời thề Đất gọi ta

Làng gọi ta Nóng bỏng

Vịn vào cây ven đường nhẵn bóng Ngỡ như đồng đội đỡ ta lên

(Sức bền của đất) Hay :

Đường ta đi gian khó chẳng mau quên Cả cái vấp cũng găm thành nỗi nhớ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Con đường hành quân vất vả nhưng “găm đầy nỗi nhớ”, con đường ấy sẽ theo suốt cuộc đời mỗi người lính với bao buồn vui, tủi cực. Song tất cả sẽ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hóa thành thơ khi người lính luôn hướng về lí tưởng cách mạng, về ngày mai

tươi sáng.

Có khi đó là những gương mặt anh hùng, đó là hình ảnh người tư lệnh, người chiến sĩ lái xe tăng, đôi vợ chồng hoạt động ở vùng địch hậu... đó là anh bộc phá viên giỏi toán:

Khi anh hiểu nhân dân, nhân dân đang chia cắt Yêu Tổ quốc mình, Tổ quốc bị chia đôi

(Đường tới thành phố) Hay đó là người mẹ tảo tần sớm hôm “ra khẩu lệnh” cho người lính:

Mẹ đang đi gánh rạ giữa đồng

Rạ chẳng nặng mà nặng nhiều vì gió ...những cánh đồng in dấu chân của mẹ Cứ ngày ngày ra khẩu lệnh cho tôi

(Đường tới thành phố)

Hay đó là đó là giây phút tự hào, với bao nỗi niềm sung sướng trong ngày Sài Gòn toàn thắng:

Những mặt người như cờ đỏ mới may Cả thành phố biến thành trẻ nhỏ

(Đường tới thành phố)

Hạnh phúc của chiến thắng hiện hình trên gương mặt mỗi con người. Cả thành phố náo nức lạ thường, ai nấy đều vui như trẻ nhỏ được tặng quần áo mới. Niềm vui chiến thắng khó nói hết được bằng lời. Không khí hào hùng vào ngày 30 tháng 4 như một mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc, trở thành sự kiện không thể thiếu trong trường ca của Hữu Thỉnh cũng như của Thanh Thảo, Thu Bồn...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Có thể khẳng định nhờ có giọng điệu ngợi ca, cùng không khí hào hùng mang đậm chất sử thi đã tạo nên sức cuốn hút cho những bản trường ca của Hữu Thỉnh. Đó chính là không khí thời đại với những nội dung lớn lao: tình cảm thiêng liêng, trong sáng đối với đất nước trong những tháng ngày gian lao, là suy tưởng của cả một thế hệ được sinh ra và thử thách trong chiến tranh; đó là sự ngợi ca về những mất mát, sống còn của cuộc chiến tranh hào hùng của dân tộc...Nhờ đó khi đọc trường ca của Hữu Thỉnh, người đọc như được sống trong không khí thực nóng bỏng của những tháng ngày bom đạn chiến trường, hay niềm vui sướng đến tột cùng vào ngày đất nước giải phóng.

Một phần của tài liệu đặc điểm trường ca hữu thỉnh (Trang 98 - 102)