Người lính khi đối diện với hiện thực khốc liệt của chiến tranh

Một phần của tài liệu đặc điểm trường ca hữu thỉnh (Trang 39 - 42)

Đã có một thời văn chương và thơ ca cách mạng “kị” viết về sự thật, về những mất mát hy sinh của dân tộc, cá nhân. Song sự thật vẫn mãi là sự thật, mà không có sự thật nào lại dai dẳng, ám ảnh như sự thật về chiến tranh. Là một người lính trực tiếp cầm súng đánh giặc, Hữu Thỉnh cũng như bao người lính khác luôn bị ám ảnh bởi hiện thực hãi hùng ấy. Khi chiến tranh qua đi, hòa bình lập lại, con người ngày nay sống trong êm ấm hạnh phúc, ta có đủ tỉnh táo và can đảm nhìn lại chặng đường gian khổ đã qua. Bởi chính niềm thôi thúc ấy nên không chỉ trong trường ca mà cả những sáng tác thơ của ông đều viết về sự thật. Cùng với quan điểm ấy, trong Trường ca sư đoàn Nguyễn Đức Mậu viết:

Xin đừng ai chối từ sự thật

Chúng ta nhìn trong suốt cuộc đời nhau

Trong chiến tranh tinh thân dân tộc bao giờ cũng phát triển ở mức cao nhất. Bi kịch anh hùng là một đặc điểm lớn và nó không hoàn toàn trái ngược, mâu thuẫn với tính chất anh hùng ca, tính chất ngợi ca, khẳng định. Đương nhiên, hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh đã được các nhà thơ chuyển tải theo nghĩa thực của nó. Đã từng là người lính trực tiếp tham gia chiến tranh, cầm bút và cầm súng là hai nhiệm vụ không phải ai cũng dễ hoàn thành. Đặc biệt khi phản ánh chiến tranh ở khía cạnh hiện thực càng không hề đơn giản chút nào. Cảm nhận chung khi đọc ba trường ca của Hữu Thỉnh là ông đã có cái nhìn về chiến tranh bằng con mắt của người từng trải, từng đi qua cuộc chiến tranh, không ai khác chính ông có những cảm nhận thật nhất về những gì mình đã chứng kiến, đã trải qua. Viết về hình ảnh người lính khi đối diện với hiện thực khốc liệt của chiến tranh tác giả như có dịp trải lòng mình, có dịp được tưởng niệm lại những kí ức một thời máu lửa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đó là cuộc sống người lính với bao khốn khó:

Phơi chiếc khăn sương sớm mai rửa mặt Ngủ nhát gừng giữa hai đợt tấn công Tay thêm chai mỗi bận moi hầm

Ném cho nhau những khẩu phần khô khốc

(Sức bền của đất)

Có những cuộc hành quân “mưa trơn quá chân tuồi ra khỏi dép”. Và cả những vết thương theo suốt cuộc đời người lính “hai vết thương vì rừng, ba

vết thương vì pháo”. Những đợt sốt rét rừng đeo đẳng họ:

Mưa tối mặt áo quần dán chặt Trận rét rừng xoắn tím cả làn môi

(Đường tới thành phố)

Nếu Chính Hữu miêu tả những khó khăn gian khổ của người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp với bao thiếu thốn, gian khổ áo rách, quần

vá...những trận sốt rét ớn lạnh thì Hữu Thỉnh khắc họa hình ảnh người lính

trong trận sốt rét rừng xoắn tím cả làn môi. Hình ảnh người lính hiện lên trong câu thơ của ông thật tội nghiệp. Những trận hành quân trèo đèo, lội suối, đội cả những trận mưa rừng mà đi. Đã không ít người lính phải bỏ lại thân mình sau những cuộc hành quân.

Đâu chỉ vậy, người lính còn phải đối mặt với những rình rập của kẻ thù:

Thằng sống sót rình bắn anh sau gáy Thằng viện binh gào đại bác tầm xa

(Sức bền của đất) Hay những đợt tấn công dữ dội của người lính trong trận giáp lá cà:

Báng súng gẫy Lưỡi lê quăm

Trong trận giáp lá cà Giặc chạy rồi

Anh dựa vào gốc cây ô môi mà thở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Và cả những mất mát, hy sinh:

Xạ thủ trung liên

Nốt ruồi đen chìm xuống

Lưỡng quyền cao khói sáng cao lên Sau loạt bom vùi

Anh gặp toàn lính mới

(Đường tới thành phố)

Sau trận đánh chỉ còn sót lại xạ thủ trung liên, anh gặp toàn lính mới.

Câu thơ dội vào lòng người một cảm giác sửng sốt và gai lạnh. Ta hãy thử tưởng tượng xem, sau một trận chiến tất cả những người lính đều hy sinh chỉ còn lại một người. Đó là sự mất mát không gì bù đắp được. Cuộc chiến dù gian khổ, hy sinh nhưng lớp lớp các thế hệ vẫn tình nguyện tòng quân ra trận tiêu diệt kẻ thù. Tình đồng đội đồng chí càng thắm thiết bao nhiêu thì giây phút này càng tang thương, đau đớn bấy nhiêu.

Song chính những khó khăn ấy dường như có sức mạnh phi thường hun đúc lên bản lĩnh thép cho người lính:

Kẻ thù làm ta già trước tuổi đời Em ta biết cười để moi tim giặc

(Sức bền của đất)

Câu thơ như một lời tâm sự, nó như lời ăn tiếng nói hàng ngày nhưng lại có sức nặng vô hình làm cho mỗi chúng ta khi đọc câu thơ lên không khỏi động niềm trắc ẩn. Kẻ thù chỉ làm ta già đi, đanh lại chứ không làm ta mềm yếu, đến ngay cả nụ cười cũng ẩn chứa bao dũng khí, quyết tâm moi tim giặc. Đâu chỉ những khó khăn, mất mát hy sinh xuất hiện nơi mưa bom bão đạn, khi trở về thời bình người lính vẫn phải đối mặt với bao hiểm nguy, chết chóc. Trường ca biển đã nói lên phần nào những khó khăn khi người lính ra với biển lần đầu. Những bài học đầu tiên khi sống cùng biển, những trận bão biển và cả những mất mát, hy sinh khi người lính bị bão biển cướp đi. Ám ảnh mãi trong tôi là tiếng gọi đồng đội :

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Hoàng ơi, ở đâu

- Vũ ơi, ở đâu

- Vân ơi, ở đâu

Đó là tiếng gọi của những người lính đảo giữa mịt mù bão cát để tìm đồng đội xếp lại đội hình. Thì ra, đâu chỉ có những mất mát, hy sinh nơi chiến trường ác liệt, khi hòa bình người lính vẫn thường xuyên phải đối diện với những khó khăn, có khi còn khủng khiếp hơn.

Như vậy, có thể khẳng định Hữu Thỉnh cũng như bao nhà thơ cùng thời khi viết trường ca không hề né tránh sự thực. Hữu Thỉnh đã săn đuổi hiện thực đến cùng, dựng lên trước mắt người đọc một bức tranh với đầy đủ các gam màu nơi chiến trường đầy khói lửa. Hiện thực khốc liệt nơi chiến trường mà người lính đã trải qua được Hữu Thỉnh tái hiện một cách đa chiều và khá sâu sắc. Những khó khăn về nhu yếu phẩm, những cuộc hành quân và cả những đợt sốt rét rừng hoành hành người lính...cao độ hơn là những tổn thất, hy sinh của người lính trên chiến trường. Đó là những thước phim quý hiếm được viết lại bằng thơ mà Hữu Thỉnh đã cho thế hệ sau cảm nhận rõ hơn về cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc.

Một phần của tài liệu đặc điểm trường ca hữu thỉnh (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)