Đối với mỗi nhà thơ chân chính, sáng tạo ngôn ngữ thơ ca là một công việc đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng nghỉ. Đối với Hữu Thỉnh cũng vậy, trong suốt chặng đường thơ của mình, ông đã có những đóng góp ý nghĩa cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
việc sáng tạo và hoàn thiện ngôn ngữ thơ ca Việt Nam hiện đại. Bên cạnh đi sâu khai thác cái hay, cái đẹp của văn học dân gian, Hữu Thỉnh còn không ngừng mài dũa ngôn từ để có thể phản ánh một cách sâu sắc về mọi vấn đề đời sống xã hội và tâm hồn con người, nhất là việc tác giả dụng công sáng tạo cái mới làm “lạ hóa” ngôn ngữ thơ. Những từ, những câu thơ in đậm dấu ấn cá nhân nhà thơ.
Thế mạnh của Hữu Thỉnh là ở cảm giác, thông qua cảm giác, nhờ cảm giác, nhà thơ có thể cụ thể hóa một cách tài tình những sắc thái xúc cảm mơ hồ nhất. Sự kết hợp giữa cái vô hình và cái hữu hình, cái cụ thể và cái trừu tượng không còn là thao tác xa lạ đối với thơ hiện đại. Điều quan trọng là phải tạo ra cái mới, cái dấu ấn sáng tạo riêng trên cơ sở nguyên tắc chung ấy. Hữu Thỉnh tỏ ra thuần thạo và có nhiều thành công trên phương diện này. Ông có nhiều hình ảnh thơ lạ và bất ngờ: “Chị làm anh sững sờ khói bếp”, “Chúng tôi bơi trong thương nhớ của riêng mình”, “Đất nước theo em ra ngõ một
mình”, ”Cô đơn đầy đường không ai thèm nhặt”...Một tần số cực lớn những
câu thơ có sự kết hợp giữa cái hữu thể và cái vô hình, đa phần đó lại là những câu thơ hay: “Vịn vào tiếng hát”, “cười rung bè rau muống”, “Xiêu vẹo đỡ một hoàng hôn rách rưới”, “Nụ cười ẩn giữa binh đao”, “Bắt gặp tình thương đi đưa đám hận thù”, “Buồn như lá sen rách”, “Cầm thời gian lên
soi”, “Cả đất trời say sóng ở Trường sa”...đã khẳng định đây là một “đặc
điểm thi pháp” nổi trội, một ưu thế của thơ Hữu Thỉnh.
Việc sử dụng những định ngữ nghệ thuật làm cho sự vật mô tả trở nên cụ thể hóa, vật chất hóa gần sát lại với người đọc, kích thích mạnh vào giác quan, trí tưởng tượng đối với người đọc như: “Chỉ thấy vầng trăng cuối tháng
mới quăng lên” (Chuyến đò đêm giáp ranh – Tiếng hát trong rừng); “Mẹ dắt
tôi qua những miệng vực sâu của mọi sự rủi ro” (Trường ca biển); “Tháng
hai buồn tiếng thạch sùng kêu” (Trường ca biển); “Bàn chân lính đánh vần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Từ ngữ trong thơ Hữu Thỉnh luôn mang một dáng dấp hiện đại trong cách kết hợp và lựa chọn, giàu giá trị tạo hình, gợi cảm. Trong một câu thơ, đoạn thơ ta thường xuyên bắt gặp những “nhãn tự” như: “Nước ngấn lưng đê
sẫm lời mẹ dặn” (Sức bền của đất); “Chị chôn tuổi xuân trong má lúm đồng
tiền”,“Trận rét rừng xoắn tím cả làn môi” (Đường tới thành phố)...
Qua cuộc khảo sát trên cho ta thấy tài năng của Hữu Thỉnh trong việc sáng tạo và cách tân ngôn ngữ thơ. Đọc những bản trường ca cũng như những tác phẩm thơ của Hữu Thỉnh chúng ta thấy ông đã nhuộm những câu thơ của mình bằng tiếng nói của tâm hồn chân thành và một tài năng yêu thơ cháy bỏng. Ông đã tạo cho mình một hình thức ngôn ngữ thật đặc biệt, vừa thông dụng, gần gũi với đời sống mà vẫn không đánh mất chất thơ của chúng. Mượn ngôn ngữ dân gian nhưng ngôn ngữ đó được vận dụng, được tái tạo qua một tư duy thơ hiện đại. Đặc biệt cách nhà thơ sáng tạo ra những từ ngữ mới lạ, độc đáo tạo được ấn tượng và sự hấp dẫn đối với người đọc. Có lẽ chính vì điều này mà thơ ca của Hữu Thỉnh luôn được đông đảo bạn đọc đón nhận.