Ngôn ngữ thơ mang màu sắc dân gian

Một phần của tài liệu đặc điểm trường ca hữu thỉnh (Trang 84 - 90)

Trong cuốn Thơ Việt Nam hiện đại (nhiều tác giả), PGS.TS Lưu Khánh Thơ đã cho rằng: Một trong những đặc điểm nổi bật trong các sáng tác của Hữu Thỉnh nói chung và trường ca nói riêng là mang đậm màu sắc dân gian.

“Trong làng thơ, anh nổi tiếng là người mê và thuộc nhiều ca dao tục ngữ... Hữu Thỉnh có thể nói chuyện say sưa suốt ngày về ca dao. Anh phân tích thấu đáo, cặn kẽ, hiểu biết từng cái hay, cái đẹp của những câu ca dao như một người chuyên nghiên cứu văn học dân gian. Vốn kiến thức phong phú này đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

làm Hữu Thỉnh thêm giàu có, tạo thuận lợi cho những tìm tòi sáng tạo của thơ anh. Hữu Thỉnh tiếp thu truyền thống dân tộc không những chỉ là ở cách nói, cách ví von, so sánh mà còn ở cách tư duy, cách liên tưởng độc đáo, ở

một âm hưởng xa xôi khó nhận biết” [35, 411]. Một trong những lí do làm

nên sự thành công ấy thiết nghĩ đó là sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với những tác phẩm của ông. Chất liệu dân gian được Hữu Thỉnh vận dụng khá nhuần nhuyễn và đạt giá trị nghệ thuật cao.

Quê hương và con người miền đất Trung du Bắc Bộ dường như đã ăn sâu vào tâm khảm nhà thơ, nuôi dưỡng hồn thơ ông. Chính từ cái nôi văn hóa đó mà những thi liệu dân gian Bắc Bộ trở nên gần gũi, quen thuộc khi đi vào trang thơ Hữu Thỉnh. Nhà thơ từng tâm sự: “Tôi đến ngôi đền của thơ ca bằng hơi thở của dân gian, tôi đưa bao câu ca dao, dân ca vào thơ, có câu

ảnh hưởng gần, có câu ảnh hưởng xa” [18, 429]. Đọc thơ ông ta nhận thấy,

không chỉ trường ca mà nhiều bài thơ của Hữu Thỉnh ngôn từ của nó bắt nguồn từ văn học dân gian như ca dao, dân ca, tục ngữ, lời ăn tiếng nói của nhân dân, từ trong chất liệu dân gian...Việc tiếp nhận ảnh hưởng này một mặt thể hiện vốn văn hóa dân gian của tác giả, mặt khác cũng phản ánh “bầu khí quyển” nuôi dưỡng hồn thơ của tác giả để từ đó chuyển hóa thành nguồn cảm hứng trong quá trình sáng tác, đặc biệt là ý thức lao động và mài dũa tài năng của nhà thơ. Không phải ngẫu nhiên mà Lý Hoài Thu lại cho rằng: “Dù viết về chiến tranh hay tình yêu, tâm trạng con người hay non sông mây gió, thơ Hữu

Thỉnh thấm đẫm sắc vị dân gian” [69, 51].

Qua khảo sát ba bản trường ca: Sức bền của đất, Trường ca biển,

Đường tới thành phố chúng tôi nhận thấy nhiều bài thơ của ông bắt nguồn từ

cảm hứng dân ca:

Trông ra bờ ruộng năm nào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mẹ tôi nón lá bước lên

Mạ non đầu hạ trăng liềm cuối thu

(Trông ra bờ ruộng) Hay:

Con chim xanh mê trái lựu trước vườn Mùa hạ trôi qua từ ngày chim trốn tiếng

(Trở lại mùa xuân – Tiếng hát trong vườn)

Trong trường ca của ông có nhiều đoạn được lấy từ cảm hứng dân ca:

Bởi nơi ta về có mười tám thôn vườn trầu Mỗi vườn trầu có bao nhiêu mùa hạ

(Đường tới thành phố ) Hay:

Hai chữ thủy chung đính ở góc khăn ...Chim bay về núi tối rồi

...Nàng về nuôi cái cùng con

(Sức bền của đất)

Nhiều bài thơ tác giả rất thành công khi vận dụng nhuần nhuyễn và biến đổi hợp lí, linh hoạt những câu tục ngữ dân gian:

Vào lính xe tăng anh trước anh sau Nết ở ăn người thì lạnh nóng

Khi đã hát hòa cùng một giọng Một người đau tất cả quên ăn

(Trên một chiếc xe tăng) Hay:

“Làng xóm nặng tình lạt mềm buộc chặt”; “Ăn trông nồi, là nhường nhịn anh em, ngồi trông hướng, là biết thù bóng tối”; “Cha khuyên: có chí thì nên”..

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

“Nụ cười bán tín bán nghi”...

(Đường tới thành phố).

Cũng có những câu thơ Hữu Thỉnh lấy lại nguyên bản của câu ca dao, để tạo nên cung bậc cảm xúc:

Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy Cúc sẽ về, xóm Mũi sẽ về ta

(Đường tới thành phố) Hay:

Bao giờ lúa trổ đòng đòng Lúa đang trổ

Anh về đấy chị

(Đường tới thành phố ) Cũng có khi đó là sự tương phản:

Gió đâu gió mát sau lưng

Không, em không phải sau lưng. Em đang ngồi trước mặt

(Đường tới thành phố)

Đặc biệt Hữu Thỉnh còn độc đáo ở chỗ là mượn ca dao để nói lên phép đối nhân xử thế, triết lí nhân sinh của con người Việt Nam:

Mẹ em tham khúc cá thu

Gả con về biển mịt mù tăm tăm

(Sức bền của đất) Hay:

Ra sông lấy sóng mà yêu

Đường xa gặp núi lấy đèo mà tin

(Trường ca Biển )

Câu thơ như một lời nhủ thầm mà vô cùng thấm thía: ra sông phải yêu sóng, đi đường xa gặp núi thì lấy đèo mà tin. Thì ra để đi đến chiến thắng trước hết mỗi người lính phải làm chủ được hoàn cảnh và làm chủ được chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mình. Đó chính là “chìa khóa” giúp người lính tìm được con đường sống, tự do và hạnh phúc.

Ta còn bắt gặp cả những bài đồng dao xuất hiện trong trường ca của ông:

Thả đỉa ba ba Chớ bắt đàn bà Phải tội đàn ông Cơm trắng như bông Gạo tiền như suối Bỏ mắm bỏ muối Bỏ chuối hạt tiêu Bỏ niêu cứt gà Bỏ cho bà nào Bỏ cho bà này (Sức bền của đất)

Hẳn ai trong mỗi chúng ta lại không thuộc bài đồng dao thời thơ ấu. Bài đồng dao gợi cho chúng ta nhớ về những kí ức xa xưa. Những kỉ niệm lại ùa về trong kí ức nhà thơ. Nó làm cho trường ca gần với cuộc sống hơn, thật hơn. Dẫu biết rằng đó chỉ là khoảng lặng trong tâm tưởng của những người lính khi nhớ về quê hương làng xóm. Song chính điều đó lại giúp chúng ta hiểu thêm, nhờ nó mà chúng ta có quê hương, gốc gác...

Không chỉ vậy, giọng điệu thơ Hữu Thỉnh cũng chịu nhiều ảnh hưởng của thơ dân gian. Nhiều câu thơ của ông còn nguyên âm hưởng lời ru:

Bên bồi bên lở về đâu

Bên trong bên đục dài lâu tình đời

(Đường tới thành phố ) Hay:

À ơi tình cũ nghẹn lời

Tham vàng bỏ ngãi kiếp người mong manh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Và những câu thơ thấm đượm hồn sắc dân gian:

Người xanh người đỏ Gánh gió leo dây Bắc thang hỏi trời Đèn khêu trước bão

(Thư mùa đông – Một ngày)

Ở một số bài thơ tình, Hữu thỉnh có một cách nói riêng, mang hơi hướng của những câu ca dao trữ tình, đằm thắm:

Anh nhớ em như cơn mưa tích nước Cứ chực òa chỉ một cớ không đâu

(Có một điều như thế)

Ngoài ra, thơ Hữu Thỉnh, các yếu tố mượn từ sáng tác dân gian xuất hiện dày đặc như các từ: “Mái gianh”, “bến sông”, “hạt thóc”, “cây cau”,

“hoa gạo”....Đặc biệt trong trường ca Sức bền của đất, nhà thơ miêu tả cuộc

kháng chiến vĩ đại của dân tộc bằng những chất liệu dân dã, gần gũi với người dân nơi xóm mạc. Vốn là người lính xuất thân từ nông dân, hơn ai hết ông cảm nhận rõ cuộc sống của chính mình, của những người thân nơi quê hương. Trước những vấn đề lớn của đất nước, Hữu Thỉnh đã lí giải bằng cách nói riêng, giản dị mà sâu lắng:

Chiến dịch mở ra khi thời vụ bắt đầu Mang cái rét riêng hai đi bám giặc Mang chất thép định hình trên bàn cát Qua những cánh đồng đang sủi tăm phù sa Ta chao chân trên những mảng bờ

Lặng lẽ nhận sức bền của đất

(Sức bền của đất)

Song, điều đáng nói là, Hữu Thỉnh đã sử dụng những thi liệu dân gian quen thuộc để chuyển tải tư duy thơ hiện đại mới mẻ của mình. Hình ảnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

“Mình về anh dặn câu này Sông sâu chớ lội đò đầy chớ qua”

Đã được Hữu Thỉnh vận dụng sáng tạo và tài tình để tạo dựng một

“chuyến đò” số phận của một người phụ nữ nhan sắc từng đằng đẵng suốt hai

mươi năm “chôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền”, khắc khoải chờ chồng:

Hai mươi năm chị tôi đi đò đầy Cứ sợ đắm vì mình còn nhan sắc

(Đường tới thành phố)

Con “đò đầy” trong ca dao khi đi vào trong thơ ông đã trở thành một

biểu tượng đầy ám ảnh về sự mất mát hy sinh thầm lặng mà vô cùng lớn lao của người phụ nữ trong chiến tranh. Đây cũng là cách tạo tứ thơ, ý thơ, biểu tượng thơ – tiêu biểu cho sự vận dụng, chuyển hóa tài hoa và tinh tế văn học dân gian, được vận dụng phổ biến trên nhiều cấp độ trong cả hành trình sáng tạo và tạo nên vẻ hấp dẫn, độc đáo trong phong cách thơ Hữu Thỉnh.

Qua việc tìm hiểu chất liệu dân gian trong trường ca của Hữu Thỉnh ta thấy được Hữu Thỉnh đã xây dựng một “lâu đài” văn học dân gian trong những bản trường ca của mình. Chính ông đã làm cho kho tàng văn học dân gian thêm phong phú; ông đã tô điểm cho “ngôi đền” văn học dân gian thêm lung linh, khởi sắc. Đó là những ảnh hưởng không thể không nói đến. Bởi nó đã thấm sâu, ăn nhập vào những bản trường ca và những tác phẩm thơ ca của ông như một lẽ tự nhiên. Chẳng vậy GS. Phong Lê đã khẳng định: “Nét đặc trưng này cũng là một điểm mạnh và là yếu tố cơ bản hình thành cá tính thơ

Hữu Thỉnh, làm nên nét đặc sắc trong thơ anh” [34, 410].

Một phần của tài liệu đặc điểm trường ca hữu thỉnh (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)