Quá trình sáng tác của nhà thơ Hữu Thỉnh

Một phần của tài liệu đặc điểm trường ca hữu thỉnh (Trang 30 - 32)

1.2.1.Các giai đoạn sáng tác

Hữu Thỉnh tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, bút danh là Vũ Hữu, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942 tại làng Phú Vinh, xã Duy Phiên, huyện Tam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Được sinh trưởng trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học, và nhà thơ tự hào khi được sinh ra trên mảnh đất quê hương giàu truyền thống văn hóa. Miền đất “thiếu nước, bạc màu” (Hữu Thỉnh) nhưng lại lưu giữ nhiều phong tục cổ, các di tích đền chùa... Phải chăng chính yếu tố này đã làm nên một Hữu Thỉnh đôn hậu, mộc mạc, chân chất; ngay cả trong sáng tác thơ ca cái đôn hậu ấy cũng không hề mất đi, thấm đẫm màu sắc dân gian.

Hữu Thỉnh có một tuổi thơ với đầy đủ vị ngọt, đắng của cuộc đời. Mười tuổi ông đã phải đi làm phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp. Đến năm 1954 ông mới được đi học, tốt nghiệp phổ thông năm 1963. Ngay sau đó ông vào bộ đội tăng thiết giáp, Trung đoàn 202, đã từng học lái xe, làm cán bộ tiểu đội, dạy bổ túc văn hóa và làm cán bộ tuyên huấn, hòa mình vào cuộc kháng chiến đầy gian khổ hào hùng của dân tộc. Có thể khẳng định ông là một nhà thơ – chiến sĩ, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Những đoạn đường 9 - Nam Lào, Quảng Trị, Tây Nguyên, chiến dịch Hồ Chí Minh đã đi vào kí ức không thể phai mờ của nhà thơ. Đây chính là giai đoạn để ông “thai nghén” những bài thơ, bản trường ca nổi tiếng sau này

Sau năm 1975, Hữu Thỉnh học Đại học Văn hóa và là một trong số những sinh viên khóa đầu tiên của trường Viết văn Nguyễn Du.

Từ năm 1982, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ cán bộ biên tập, Trưởng ban thơ, Phó tổng Biên tập của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Từ 1990 đến nay, Ông chuyển sang công tác tại Hội nhà văn Việt Nam, trở thành Tổng biên tập Tuần báo văn nghệ, tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn các khóa III, IV, V, ủy viên Ban thư ký khóa 3. Hiện ông là Chủ tịch Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

Tác phẩm đã xuất bản: Âm vang chiến hào (Thơ in chung - 1975); Trường ca Đường tới thành phố (1979); Thơ ngắn, trường ca Từ chiến hào tới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thành phố (1985); Khi bé Hoa ra đời (Thơ thiếu nhi, in chung - 1985); Tập thơ

Thư mùa đông (1994); Trường ca biển (1994); Thơ Hữu Thỉnh (1998); Trường

ca Sức bền của đất (2004); Tập thơ Thương lượng với thời gian (2005).

Với các giải thưởng cao quí: Giải ba cuộc thi thơ trên báo Văn nghệ với bài thơ Mùa xuân đi đón. Giải A cuộc thi thơ trên báo Văn nghệ năm 1975 - 1976 (Tác phẩm Chuyến đò đêm giáp ranh và trường ca Sức bền của đất).

Với Trường ca biển tác giả lại lần nữa được nhận giải thưởng xuất sắc của Bộ

Quốc phòng vào năm 1994, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007...và nhiều giải thưởng cao quí khác. Những giải thưởng lớn về thơ đã ghi nhận sức sáng tạo bền bỉ không mệt mỏi và khẳng định tài năng, vị trí của nhà thơ trong ngôi nhà văn học Việt Nam. Điều đó càng khẳng định hơn nữa sức sống lâu bền của những bài thơ trong lòng công chúng. “Hữu Thỉnh có cái may mắn là khá nhiều bài thơ và nhất là trường ca của anh qua sự thẩm

định của thời gian vẫn có giá trị tương đối ổn định” [59, 31].

Một phần của tài liệu đặc điểm trường ca hữu thỉnh (Trang 30 - 32)