Khát vọng hạnh phúc

Một phần của tài liệu đặc điểm trường ca hữu thỉnh (Trang 53 - 56)

Nếu chỉ có lí tưởng cách mạng soi đường để đưa người lính đến chiến thắng, thiết nghĩ thế vẫn là chưa đủ. Có một điều thôi thúc người lính chiến đấu đến quên mình đó chính là khát vọng hòa bình, khát vọng hạnh phúc, là ngọn lửa sưởi ấm và soi sáng con đường người lính đang đi. Đất nước rơi vào cảnh tang thương, chia cắt, chưa bao giờ con người lại mơ ước hòa bình một cách da diết, cháy bỏng đến thế. Chiến tranh là hoàn cảnh mà trong đó những nhu cầu nhỏ nhoi nhất, bình dị nhất cũng không thực hiện được. Cuộc sống nhân bản, cuộc sống đời thường bị che lấp. Để đổi lấy một cuộc sống bình yên, cả dân tộc ta đã trả một giá quá đắt. Đó là cả một thế hệ:

Để có một đồng bằng trước mặt

Chúng ta lên đường mười tám đôi mươi

(Đường tới thành phố)

Và hơn một lần người lính trong trường ca của Thanh Thảo cũng nhận ra điều ấy:

Ai từng trải những năm ấy đều hẳn biết Ta phải trả giá thế nào cho một bài ca

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khát vọng về một hạnh phúc bình thường được các nhà thơ khắc họa qua nỗi thèm khát dòng sông và ánh trăng.

Dường như hình ảnh dòng sông, dòng suối, dòng nước, con sóng, xuất hiện rất nhiều trong trường ca trước hết là một sự bình yên, như cơn mưa làm dịu bớt sự khốc liệt của cuộc chiến. Nếu Thanh Thảo ví dòng sông là nơi hòa giải bầu trời và mặt đất:

Cảm ơn dòng sông em làm dịu vẻ khắc nghiệt những cánh rừng Nơi hòa giải bầu trời mặt đất

(Những người đi tới biển)

Thì dòng sông trong trường ca Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh hiện lên thật đẹp và lung linh, luôn là khởi nguồn của sự sống, của khát vọng:

Dòng sông như bữa tiệc sau rừng

Nhà triết học Hêraclit đã từng nói: không ai có thể tắm hai lần trên

cùng một dòng sông. Những dòng sông luôn lưu chuyển, đổi thay. Nó chính

là sự vận động không ngừng của vạn vật. Dòng sông ở đây cũng vì thế được các tác giả nhìn như dòng sông cuộc đời, dòng sông cách mạng và dòng sông lịch sử, nhà thơ Hữu Thỉnh viết:

Nhưng đừng viết về chúng tôi như cốc chén đứng trên bàn Xin hãy viết như dòng sông chảy xiết

(Đường tới thành phố)

Cả thế hệ những người lính chống Mĩ đã tắm mình trong dòng sông lịch sử. Các con sông đều đổ ra biển cả. Họ là những dòng nước đã góp phần làm nên chiến thắng đại thắng mùa xuân năm 1975. Dù sống hay chết, dù ngắn ngủi hay dài lâu, cuộc đời ấy vẫn là những dòng sông chảy xiết, dòng sông mãnh liệt huy hoàng chứ không êm đềm, phẳng lặng.

Cùng với hình ảnh cánh rừng, dòng sông là hình ảnh ánh trăng. Đây là hình ảnh mang nhiều nét lãng mạn và gắn với người lính trong chiến tranh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với Nguyễn Đức Mậu, hình ảnh ánh trăng hiện lên vừa da diết, bùi ngùi, vừa xa xăm, đôi khi tưởng như không thực:

Tổ quốc xa như vầng trăng tôi ngóng đêm rừng Sao tôi nghĩ trăng mọc từ đất bắc

Những người lính gối đầu võng bạt Nhớ quê hương gặp trăng sáng lưng trời

(Trường ca sư đoàn) Và tâm trạng ấy được lặp lại trong trường ca của Hữu Thỉnh:

Nhân dân trở về từ bên kia mặt trăng Lại vằng vặc những bến bờ thương nhớ

(Đường tới thành phố)

Trên con đường hành quân gian khổ, trăng đã trở thành một người bạn, một niềm an ủi để người lính có thể vơi đi bao mệt nhọc; và trăng đã trở thành người bạn tri kỉ để người lính dốc bầu tâm sự.

Với người lính khát vọng hạnh phúc luôn thường trực trong họ:

Còn ao ước nào hơn Tự do và Đoàn tụ Vào rừng lấy mật và đẵn gỗ Thương mẹ và yêu em Còn hạnh phúc nào hơn Tổ quốc! (Sức bền của đất) Nỗi khát khao ấy, đã đôi lúc người lính như muốn nói cùng với mẹ:

Mẹ bảo: cơm chưa ăn thì gạo vẫn để dành Vâng thưa mẹ: chiến tranh đừng vô tận

(Sức bền của đất)

Không chỉ là khát vọng hạnh phúc của người lính. Trường ca viết về chiến tranh chống Mĩ đã rất chú ý đến cuộc sống đời thường, nhân bản của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

con người. Nhiều tác phẩm trường ca đã đi sâu vào những niềm đau âm ỉ, dai dẳng, những khao khát nhỏ bé nhưng rất người mà trong hoàn cảnh thời chiến cả dân tộc đã phải hy sinh. Đó là tình yêu không thành:

Những mảnh vỡ mối tình đầu như thủy tinh nhọn sắc Bao đợi chờ ứa máu đến mai sau

(Đường tới thành phố) Là người vợ vò võ trong đêm dài với nỗi cô đơn của riêng mình:

Tay nọ ấp tay kia...

Một mình một mâm cơm ngồi bên nào cũng lệch

(Đường tới thành phố)

Có thể khẳng định đây là điểm độc đáo của trường ca giai đoạn này. Cuộc chiến tranh khốc liệt của dân tộc diễn ra hòa lẫn cả niềm vui chiến thắng và mất mát, tổn thất hy sinh. Và đằng sau cuộc chiến tranh, nhìn sâu vào những góc khuất ấy là tiếng kêu gào của bản thể, của đời sống cá nhân đáng và cần được hưởng hạnh phúc. Một đời sống cá thể phong phú đã được trường ca nhắc đến trong diễn trình lịch sử.

Một phần của tài liệu đặc điểm trường ca hữu thỉnh (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)