Hình tượng biển

Một phần của tài liệu đặc điểm trường ca hữu thỉnh (Trang 75 - 81)

Theo khảo sát của chúng tôi, hình tượng biển xuất hiện khá nhiều trong thơ và trong trường ca Hữu Thỉnh. Trong đó có một số bài xuất hiện dày đặc như: “Tôi đi bào ngư” (Tiếng hát trong rừng): 7 lần; “Phan Thiết có anh

tôi” (Thư mùa đông): 6 lần; đặc biệt ông dành hẳn một trường ca để nói về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xuất hiện 22 lần hình ảnh biển, “Bão biển”: 13 lần,“Hóa thạch những dòng

sông”: 14 lần...

Trước hết, biển trong thơ Hữu Thỉnh biểu trưng cho khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Với người lính đảo biển hiện lên thật nên thơ:

Đảo vắng cỏ non vẫn biết mùa xuân đến Khi trông bờ ngắm một lá thư thăm Biển xanh quá ước gì anh gói được Nhờ con tàu bè bạn đến tay em

(Gửi từ đảo nhỏ - Tiếng hát trong rừng)

Qua cánh cửa hầm chật hẹp, lần đầu tiên thấy biển tươi đẹp dường như người lính thấy quên hết nhọc nhằn sau chặng đường hành quân:

Chính ở đây anh thấy biển lần đầu Qua cửa hầm

Sau những ngày vượt dốc

Biển thì rộng căn hầm quá chật Khẽ trở mình cát trắng đổ hai vai

(Phan Thiết có anh tôi - Thư mùa đông)

Không chỉ với người lính, mà với mỗi người trong chúng ta khi thấy biển lần đầu đều không khỏi kinh ngạc và thán phục bởi cái vô biên, rộng lớn của nó. Biển luôn gắn mình với cát, khi ra với biển người lính lại được hòa mình vào cát, làm bạn với cát, đôi lúc chỉ cần khẽ trở mình cát trắng đổ hai vai.

Việt Nam là một trong những nước tự hào có bờ biển dài và cả những hòn đảo đã đi vào lịch sử: Hoàng Sa, Trường Sa... Biển đảo với đất liền tuy xa mà gần bởi đó là một phần lãnh thổ của Tổ quốc. Theo quan niệm của nhà thơ, biển đảo còn là một bộ phận của giang sơn Tổ quốc và người lính không khỏi tự hào khi được làm chủ vùng biển đảo của Tổ quốc:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những đảo xa

Những quả trứng dập dờn giữa sóng Những nhớ thương không ở ngoài tầm Đất nước...

(Trường ca biển)

Đặc biệt trong “Trường ca biển”, hình ảnh gió, cát, biển được nhà thơ nói đến nhiều lần, nhưng nó không đơn thuần là hình ảnh thiên nhiên mà trở thành biểu tượng, hình hài của Tổ quốc:

Biển có đảo biển đỡ lặp lại mình Đảo có lính cát non thành Tổ quốc

(Trường ca biển)

Đứng trước biển hùng vĩ,đôi lúc tác giả đã suy tư, trăn trở về lẽ sống tình đời, lấy biển để biểu trưng cho lẽ sống cuộc đời. Lấy sự mênh mông của biển cả để làm tiền đề suy tư và khát vọng tình yêu không còn xa lạ trong thơ, nhưng đọc thơ Hữu Thỉnh ta vẫn thấy được nét mới mẻ, bất ngờ. Đã có lúc nhân vật trữ tình trong thơ ông đứng trước biển để tự vấn về tình yêu không trọn vẹn của mình:

Anh phải nói vòng vo anh yêu biển Anh yêu trời để thú nhận yêu em Anh cứ khen người tốt đôi tốt lứa Để giấu đi bao nỗi xót xa thầm

(Tạm biệt Sầm Sơn – Thư mùa đông)

Và đôi lúc đứng trước biển mênh mông ông nhận ra sự chông chênh, trống vắng của con người và đưa ra cách triết lí về tình yêu của riêng mình:

Biển vẫn cậy mình dài rộng thế Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Không phải ngẫu nhiên mà Hữu Thỉnh dành hẳn một trường ca để nói về biển. Khi chiến tranh lùi xa, tưởng như tất cả lại trở về với sự bình yên thì người lính lại đứng trước một thử thách cũng không kém phần nguy hiểm, khó khăn đó là đứng trước biển cả mênh mông. Những người lính đã đi qua bao thác lũ, núi đèo và bây giờ họ đến với biển:

Tôi đã đi suốt hai đầu đất nước

Những vết thương của tôi còn nhiều hơn cả tuổi đời

(Trường ca biển)

Lần đầu tiên đứng trước biển họ có biết bao tâm sự, băn khoăn trong lòng. Họ luôn đặt cho mình câu hỏi: “Tôi phải làm gì?”. Mặc dù người lính đã từng trải nghiệm qua biết bao gian nan, hiểm nguy trong chiến tranh cũng như kinh nghiệm trong cuộc sống và cả kinh nghiệm người đi trước để lại:

Mẹ dặn tôi

Ra sông lấy sóng mà yêu

Đường xa gặp núi lấy đèo mà tin Tôi đã tin và chưa hề bị ngã

(Trường ca biển)

Nhưng giờ đây đứng trước biển, từng ấy kinh nghiệm với người lính vẫn chưa đủ, bởi với biển thì khác: “không ngã chưa hẳn đã khỏi chìm”. Môi trường biển chẳng dễ dàng gì với người lính đảo, chạm vào thực tế nghiệt ngã của biển cả, người lính mới nhận ra những kinh nghiệm trước đây vẫn chưa đủ:

Bao vốn liếng cả một đời cóp nhặt Bước xuống tàu trở thành kẻ tay không

(Trường ca biển)

Và người lính lại bắt đầu làm quen với cuộc sống mới và biển đảo sẽ dạy cho họ những kinh nghiệm mới:

- Cấm đi câu đi tắm một mình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Cấm bơi xa miệng vực Nhất thiết phải bơi đứng

Cá mập không quen săn mồi thẳng

(Trường ca biển)

Đọc cả bản trường ca, có lẽ ấn tượng nhất với độc giả vẫn là chương

“Đối thoại biển”. Bởi đây không chỉ là cuộc đối thoại giữa người lính và biển,

mà thông qua đoạn đối thoại này tác giả muốn gửi đến một triết lí sâu sắc và rất thời sự về cuộc sống: Đất nước muốn phát triển không thể chỉ dựa vào kinh nghiệm cũ, không chỉ sống mãi với ánh hào quang chiến thắng mà còn phải dựa vào bản thân và thực tiễn cuộc sống mà vươn lên. Đoạn đối thoại:

Người lính nói:

- Có bí quyết gì sau lớp sóng kia chăng Biển nói:

- Sống với nước hãy bắt đầu từ nước Người lính nói:

- Tôi đã đi suốt hai đầu đất nước Biển hiu hiu thán phục

- Những vết thương của tôi nhiều hơn cả tuổi đời Biển hiu hiu thán phục

Và biển chỉ hỏi anh đơn giản điều này - Anh có biết bơi không?

(Đối thoại biển – Trường ca biển)

Qua cuộc đối thoại này dường như Hữu Thỉnh muốn gửi gắm triết lí: Phải thích ứng với thực tế, nhất là trong thời kì đổi mới, không chỉ ở người lính mà ở tất cả mọi người, ở toàn dân tộc.

Có thể nói, hình tượng biển là một hình tượng thơ khá nổi bật trong sáng tác của Hữu Thỉnh. Qua hình tượng này cho ta thấy cách nhìn đầy lạc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quan, trong sáng của tác giả về vẻ đẹp của biển cả quê hương. Và quan trọng hơn, dùng cách nói sáng tạo về biển nhà thơ thể hiện triết lí sâu sắc về dân tộc, đất nước, những chiêm nghiệm về lẽ đời và cách ứng xử trước thực tế có nhiều thay đổi..Nó tươi mát mà lại vững chãi, gần gũi mà sâu sắc, bình dị mà cũng vô cùng lớn lao. Trường ca biển có thể coi “như một bản giao hưởng về số phận và phẩm chất của con người Việt Nam, cảnh ngộ của dân tộc Việt Nam trong trùng điệp những thử thách éo le và khắc nghiệt. Trong bản giao hưởng đó, mỗi lời sóng là một khúc solo về số phận cá nhân xen giữa những

hòa tấu phức điệu cuồn cuộn về số phận cộng đồng” (Đỗ Minh Tuấn - Diễn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chương 3

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG TRƯỜNG CA HỮU THỈNH

3.1. Ngôn ngữ

Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Ngôn ngữ là chất liệu cơ bản, là yếu tố đầu tiên của văn học. Dù bắt đầu từ đâu thì những người cầm bút đều phải chú trọng đến nghệ thuật ngôn từ. Những nhà thơ xưa từng dụng công rất nhiều với ngôn ngữ. Nguyễn Cư Trinh đã từng nói: “Một chữ mà nghĩ ba năm

mới được, giảng ngàn năm chưa xong”. Từ ngữ đưa vào thơ là từ ngữ đã

được nhào nặn qua cảm xúc của mỗi nhà thơ. Người ta ví quá trình đó giống

như “lọc quặng”, phải lọc hàng nghìn tấn quặng thơ để tìm được tinh chất, sự

mới mẻ của nhà thơ nằm chính trên con chữ. Trong quá trình sáng tạo mỗi nhà thơ, nhà văn lại có cách “lao động chữ” khác nhau. Chính vì vậy mà tạo nên phong cách độc đáo của mỗi người.

Mỗi nhà văn, nhà thơ đều có lối đi riêng của mình trong cách sử dụng ngôn ngữ, nhà thơ Hữu Thỉnh cũng vậy. Ta có thể nhận thấy lớp từ ngữ mà nhà thơ sử dụng là lớp từ từ ngữ thông dụng đời thường, lớp từ ngữ mượn từ sáng tác dân gian, từ ngôi đền văn học dân gian. Vẫn trên cái nền chất liệu ngôn ngữ cổ điển nhưng được thổi vào đó lối tư duy hiện đại, thông qua đó ta thấy được sự kế thừa và sáng tạo trong thơ Hữu Thỉnh.

Một phần của tài liệu đặc điểm trường ca hữu thỉnh (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)