Người phụ nữ, những người chị, người vợ trong thơ nói chung và trường ca của Hữu Thỉnh nói riêng không chỉ là những người giàu sức chịu đựng, hy sinh gian khổ mà còn là những người phụ nữ có những khát khao rất đỗi đời thường. Đó là khát khao được làm vợ, làm mẹ luôn cháy âm ỉ trong lòng họ. Hữu Thỉnh như đã đi sâu vào trong tâm can của họ, thấy được những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
góc khuất của họ do chiến tranh gây ra. Tiếng kêu gào của bản thể, của những người phụ nữ trong thơ Hữu Thỉnh làm lòng ta se thắt.
Nhập thân vào nhân vật để tập trung thể hiện sự khắc khoải nội tâm để từ đó Hữu Thỉnh nhằm làm nổi bật lên lòng chung thủy của những người vợ, người chị:
Chị chờ đợi quay mặt vào đêm Hai mươi năm mong trời chóng tối Hai mươi năm cơm phần để nguội Thôi đừng ai mừng tuổi chị tôi...
(Đường tới thành phố)
Khoảng thời gian đằng đẵng hai mươi năm lặp đi lặp lại nhiều lần để diễn tả sự khắc khoải chờ đợi chồng. Nỗi nhớ như khắc, như chạm vào tim chị, như hối thúc tuổi trẻ. Thấu hiểu cảnh ngộ của chị, nhà thơ đã dựng lên chân dung một người vợ trẻ suốt bao nhiêu năm phải quay mặt vào bóng tối, quay lưng lại với nhiều cám dỗ, chấp nhận một cuộc sống cô đơn, âm thầm chung thủy chờ chồng cho đến ngày toàn thắng. Hơn nữa, mong trời chóng tối
để một ngày trôi đi thật nhanh, để khỏi chứng kiến cảnh tết đến, xuân về. Cho dù xóm làng rất ý tứ không khoe con trước mặt mà nó vẫn ám ảnh, vật vã trong lòng chị. Khoảng thời gian ấy chị chịu nhiều thiệt thòi về tình cảm, phải sống trong nỗi cô đơn:
Một mình một mâm cơm Ngồi bên nào cũng lệch
Chị chôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền
(Đường tới thành phố)
Nguyễn Đăng Điệp đã có lời bình xác đáng về hình ảnh má lúm đồng
tiền: “sao mà trớ trêu đến thế, cái lúm đồng tiền làm nên duyên con gái, là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đâu chỉ có một người chị cụ thể nào, có bao người phụ nữ đã hóa đá, đã chết mòn trong nỗi khắc khoải triền miên. Ngày chiến thắng trong nụ cười đoàn tụ, ai nhớ đến để trao huy chương cho những nàng Tô Thị bao ngày im lặng
“đợi chờ quay mặt vào đêm” [15]. Bi kịch của tình yêu bị đẩy lên đến đỉnh
điểm khi:
Hai mươi năm chị tôi đi đò đầy Cứ sợ đắm vì mình còn nhan sắc
(Đường tới thành phố)
Thiết nghĩ đây không phải là chuyến đò thực mà có ý nghĩa biểu tượng, là chuyến đò thân phận chở tình duyên và sắc đẹp của con người trước thời gian, trước bao sóng gió. Đó cũng là cảnh ngộ của người vợ trong thơ Trần Chấn Uy:
Đêm đêm chị lang thang dọc bến đò Nơi ấy ngày xưa chị tiễn chồng ra trận Ba mươi năm một mình lận đận
Chị già theo những con nước đầy vơi
(Chị)
Đó là tiếng vang của nỗi nhớ, sự ngóng chờ mòn mỏi của người vợ. Hơn ai hết, nhà thơ hiểu rằng người khốn khổ nhất trong cuộc chiến tranh này là người phụ nữ. Họ là người gánh chịu nhiều thiệt thòi, nhiều cay đắng trong suốt cuộc chiến tranh.
Những khát khao làm vợ, làm mẹ vẫn luôn âm ỉ cháy trong lòng họ:
Chị thiếu anh nên chị bị thừa ra Trong giỗ Tết họ hàng nội ngoại
Bao nhiêu tiếng cười vẫn côi cút một mình Những đêm trở trời trái gió
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình ảnh người vợ côi cút một mình dội vào lòng người đọc một cảm giác cô đơn, buồn tẻ. Nhập vào cảnh ngộ người vợ, và đi vào tận cùng ngõ sâu tâm hồn họ, Hữu Thỉnh đã diễn tả tâm trạng ngập chìm trong nỗi buồn, mất mát không gì bù đắp nổi trong tình cảnh của người vợ xa chồng.
Có người vợ, chồng hy sinh phải sống cuộc đời cô đơn, lẻ loi. Con người ta có đủ sức mạnh để chịu đựng những hy sinh mất mát về vật chất, nhưng làm sao chịu đựng được sự cô đơn, làm sao sống được cả cuộc đời quạnh quẽ:
Những đêm trở trời trái gió Tay nọ ấp tay kia
Súng thon thót ngoài đồn dân vệ Một mình một mâm cơm
Ngồi bên nào cũng lệch
(Đường tới thành phố)
Và chị buồn như bông điệp xé đôi, bằng tuổi trẻ không bao giờ trở lại
(Đường tới thành phố).
Có một điều đặc biệt là dù cho số phận nghiệt ngã, cuộc đời người phụ nữ trong trường ca Hữu Thỉnh có gian nan đến đâu thì họ vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào ngày mai. Dù sự tin tưởng ấy đôi lúc chỉ là ảo vọng:
Chị vẫn tin chữ hợp cuối trang Kiều Hoa mai nở hai lần hoa có hậu
Chị vẫn tin có mùa thu xanh đền cho cuốc kêu tháng sáu Vẫn tin có ngày hái quả cho anh
(Đường tới thành phố)
Nhưng liệu rằng ý chí sắt đá của người phụ nữ có chiến thắng được những khát khao đời thường không? Hữu Thỉnh đã diễn tả rất tinh tế chiều sâu tâm lí người phụ nữ với những khao khát đời thường. Từ đó cho ta thấy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
được những trạng thái trong chiều sâu tâm hồn mỗi con người, thủy chung và tin tưởng, khát khao và dồn nén, cam chịu nhưng ẩn sau đó là một sức sống mãnh liệt:
Mãn tang anh chị vẫn chưa già ...Trời còn bao nhiêu thu
Tóc chị thắm làm thắt lòng nội ngoại
(Trường ca biển)
Ngày anh không về đó là một nỗi đau không thể nào nguôi ngoai trong chị, mặc dù chị đã từng tin chữ hợp cuối trang Kiều, nhưng chiến tranh là vậy, người vợ đã từng vượt qua mưa bom bão đạn, vượt qua bao thử thách trong cuộc sống để chờ anh về và giờ đây chị lại phải chịu thêm một lần thử thách: mãn tang anh chị vẫn chưa già. Có lẽ đó là nỗi đau âm ỉ, sâu kín nhất trong cõi lòng họ. Nó đóng đinh trong lòng họ suốt cuộc đời.
Khai thác vấn đề này, nhà thơ thể hiện một cái nhìn hết sức cảm thông, chia sẻ và thấu hiểu những người phụ nữ. Chính điều đó đã góp phần làm xoa dịu bớt những nỗi cay cực mà người phụ nữ phải gánh chịu:
Có người lính ở Trường Sa Đi cùng anh dạo ấy
Hôm nay lúa lại nhen đòng
Chim bay ngược bão hoa trong thiếp mời Hôm nay tái giá chị tôi
Liền anh cùng với bao người đứng trông Chị tôi đi thửa hương vòng
Ngậm ngùi trên mộ cũ
Cháu ở lại cùng bà bống bống bang bang
(Trường ca biển)
Có thể nói những dòng thơ viết về phụ nữ thường mang lại nhiều xúc động, day dứt cho người đọc. Bản thân đề tài tuy không phải mới nhưng bao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
giờ cũng chứa đựng những rung cảm lớn lao với mỗi người. Hóa thân vào những người mẹ, người vợ, người chị tác giả đã khẳng định vai trò, sự đóng góp, hy sinh to lớn của người phụ nữ vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến. Với sự chân thật trong cảm xúc, tác giả đã khắc họa khá thành công chân dung người mẹ, người vợ trong thời kì đất nước có chiến tranh. Cuộc kháng chiến 30 năm đã làm biết bao cặp vợ chồng phải chia ly, nào ai tính được có biết bao người phụ nữ phải mòn mỏi chờ đợi hạnh phúc lứa đôi. Chất bi tráng của lòng chung thủy là sự hy sinh cao cả, là không gì lay chuyển được của lời thề trái tim mình trong tình yêu. Hóa thân vào những người mẹ, người chị, người vợ Hữu Thỉnh nhằm ca ngợi những người góp phần làm nên trang sử oanh liệt của dân tộc Việt Nam.