Giọng điệu xót thương, cay đắng

Một phần của tài liệu đặc điểm trường ca hữu thỉnh (Trang 102 - 105)

Bên cạnh giọng điệu ngợi ca mang âm hưởng sử thi, đọc ba bản trường ca của Hữu Thỉnh người đọc còn bị ám ảnh bởi những mất mát, hy sinh của dân tộc ta trong cuộc chiến tranh tàn khốc. Dưới chân bức tượng đài chiến thắng bao giờ cũng là máu và hoa. Hiện thực không thể bị lu mờ khi chiến tranh đi qua, bởi đó là những gì thật nhất, nhân sinh nhất về cuộc chiến tranh. Chính điều đó đã tạo cho trường ca của Hữu Thỉnh nói riêng và các nhà thơ khác nói chung một giọng điệu chung đó là giọng điệu xót thương, cay đắng.

Đọc trường ca của Hữu Thỉnh, chúng tôi nhận thấy ở cả ba bản trường ca đều có những khám phá về chiến tranh sâu sắc, thành thực và không né tránh. Bởi né tránh lúc này sẽ trở thành dối trá. Hơn nữa, là người trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh, hơn ai hết Hữu Thỉnh có được những trải nghiệm thật nhất về cuộc chiến tranh, hơn ai hết chính ông là người cảm nhận được những mất mát, hy sinh do chiến tranh gây ra.

Nhà thơ nhìn lại cuộc chiến tranh trong niềm vui sướng hào hùng và cả những mất mát khôn nguôi. Ông viết về những hy sinh rất cụ thể, từ đó tội ác của quân thù hiện lên trần trụi, ghê sợ:

Nó ròng xuống xác một người lính Bị chặt đầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chân còn dép, chân không Máu anh bỏng xuống núi ngàn Đời anh treo một dấu than giữa trời

(Đường tới thành phố)

Không chỉ đề cập đến những mất mát hy sinh của dân tộc ta, các trường ca của Hữu Thỉnh bắt đầu tập trung đến con người cá nhân. Chiến tranh đã qua, cùng với vấn đề dân tộc, cộng đồng, con người cá nhân trở thành đối tượng được các nhà thơ quan tâm nhiều hơn. Hạnh phúc cá nhân của con người được đặt ra đầy sức ám ảnh; con người còn lại được gì sau chiến tranh? Hình ảnh những người dân tội nghiệp, đói rách đi tìm miếng ăn thực sự làm người đọc ám ảnh:

Người đi mò trai chết bởi thuồng luồng Chết vì rắn mới nhận ra rắn độc

..Cha mẹ đi tìm miếng ăn

Treo con trên cây kiến bâu đầy mặt Tìm thấy miếng ăn

Quay về Con đã chết

Miếng ăn rơi như máu rụng trong rừng.. Tiếng hú bật ra vụt tắt ngang chừng

(Sức bền của đất)

Câu thơ dội vào lòng người đọc một sự đắng chát bởi cuộc đời khó nhọc của người dân. Nhân dân đang chìm trong đêm đen nô lệ, đang oằn mình bởi kế sinh nhai. Câu thơ không có một lời kể tội ác của quân xâm lược, song tự nó đã phơi bày bộ mặt tham tiền, khát máu, vô nhân đạo của chúng.

Qua ba bản trường ca có thể thấy, Hữu Thỉnh đặc biệt quan tâm đến người phụ nữ. Những người mẹ, người vợ chờ đợi đến mòn mỏi không thấy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chồng, con quay trở về sau cuộc chiến tranh. Những trái tim bằng máu thịt ấy đâu phải sắt đá mà không biết đau? Họ sẽ sống ra sao khi những trụ cột trong gia đình lần lượt mất đi? Là phụ nữ nên họ cũng có những khát khao đầy nữ tính: thiên chức làm mẹ, được che chở, yêu thương...Tất cả dường như quá xa vời với họ trong cuộc chiến tranh. Thấm thía biết bao khi nghe lời tâm sự trong lá thư của vợ người lính Tư lệnh viết cho chồng năm 1972:

Chúng em chẳng sợ địch lùng Đêm về sợ tiếng ru con trên đài

(Đường tới thành phố)

Bom đạn, địch lùng các chị coi thường, nhưng khát khao được làm mẹ luôn là nỗi giày vò lớn nhất. Các chị “sợ” tiếng ru con, “sợ” cái khát khao đời thường làm mềm lòng mình trong chiến đấu. Ta thấy thảng thốt trước hiện thực đầy sức ám ảnh đó. Đó là cái “sợ” mang đầy tính nhân văn, cái “sợ” rất người. Thì ra, không ai khác, chính người phụ nữ, những người vợ, người mẹ là người chịu thiệt thòi nhất sau chiến tranh:

Mẹ đang xếp lại cho anh những bộn bề giá sách Nhưng nhớ thương thì biết xếp vào đâu

(Đường tới thành phố)

Như vậy, nhờ có vốn sống thực tế, cách tư duy sâu sắc và thành thật trong cách nhìn mà Hữu Thỉnh đã tái hiện cuộc chiến tranh như bản chất của nó. Điều đó đã lí giải vì sao, bên cạnh giọng ngợi ca, anh hùng ca thì trường ca hiện đại nói chung và trường ca của Hữu Thỉnh nói riêng đều có giọng xót thương, cay đắng. Đó chính là những mất mát, hy sinh, những góc khuất mà không gì có thể bù đắp được. Nó như một vết thương lòng lẩn sâu vào tâm khảm những con người đã đi qua cuộc chiến tranh. Đọc trường ca của Hữu Thỉnh đã giúp cho thế hệ chúng tôi (sinh ra và lớn lên trong thời bình) thấm thía hơn những gì cha ông ta đã trải qua. Nó thực sự là những thước phim tài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

liệu quí giá giúp cho chúng tôi hiểu về cuộc chiến đấu của dân tộc ta một cách đầy đủ, toàn diện hơn.

Một phần của tài liệu đặc điểm trường ca hữu thỉnh (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)