Nội dung đào tạo

Một phần của tài liệu Xây dựng nguồn nhân lực cho dự án nhà máy sàng tuyển than Khe Thần Vinacomin giai đoạn 2015 đến 2020 (Trang 95 - 98)

6. Bố cục của luận văn

4.2.2.2. Nội dung đào tạo

Hiện nay tại dự án Nhà máy sàng tuyển than Khe Thần - Vinacomin chƣa có chiến lƣợc đào tạo gắn liền với tầm nhìn và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Kế hoạch đào tạo hàng năm có thì cũng rất sơ sài hình thức, cán bộ chuyên trách đào tạo chƣa có, kinh phắ đào tạo chƣa đƣợc Vinacomin phân cấp. Từ đó Nhà máy cũng chƣa tắch cực đề xuất các biện pháp triển khai kế hoạch đào tạo và đánh giá đƣợc hiệu quả của công tác đào tạo.

Muốn có năng suất lao động cao thì phải có nhân viên giỏi. Vắ dụ một nhân viên văn phòng có khả năng đánh máy 60từ/phút chắc chắn sẽ có năng suất lao động cao hơn nhân viên mổ cò trên bàn phắm. Nhƣng đa số các đơn vị chỉ biết phàn nàn về sự kém cỏi của nhân viên mình mà không chịu nhận thức rằng, nếu đƣợc đào tạo lại tốt, họ sẽ khá hơn rất nhiều. Nhƣ trong trƣờng hợp trên, chỉ sau hơn hai tuần huấn luyện bài bản, một nhân viên văn phòng bất kỳ có thể đạt tới tốc độ 50 - 60từ/ phút. Do đó nhu cầu đào tạo của nhân viên là thật sự cần thiết, nên trƣớc mắt Nhà máy sẽ cố gắng tập trung những việc sau:

Tuyển dụng lao động chƣa qua đào tạo Liên hệ ký hợp đồng đào tạo với các trƣờng dạy nghề trong tập đoàn TKV Đào tạo tại các trƣờng dạy nghề đào tạo Sinh viên về thực tập tại Nhà máy Sinh viên về trƣờng thi tốt nghiệp Nhà máy tiếp nhận, khám sức khỏe, học an toàn các bƣớc Nhà máy ký hợp đồng thử việc từ 1-3 tháng Nhà máy ký hợp đồng chắnh thức và bố trắ về các bộ phận

- Tuyển dụng cán bộ phụ trách đào tạo có đủ năng lực: phải có khả năng xây dựng chiến lƣợc đào tạo, có khả năng triển khai chắnh sách đào tạo của Vinacomin, lập và triển khai kế hoạch đào tạo định hƣớng công tác bồi dƣỡng, đào tạo lại một cách thƣờng xuyên cho đội ngũ cán bộ công nhân viên (đào tạo tại chỗ và đào tạo bên ngoài); xây dựng đƣợc chƣơng trình kế hoạch, nội dung đào tạo cụ thể hàng năm (trong đó có tiến độ thời gian thực hiện hàng quý). Phải xác định đúng nhu cầu đào tạo của Nhà máy thiếu, thừa hay sai đều mang lại thiệt hại cho đơn vị. Phải chỉ ra: ai, khi nào, cần đào tạo cái gì? Nhu cầu đào tạo phải gắn liền với thực tiễn của đơn vị. Nó phải phục vụ cho chiến lƣợc kinh doanh, góp phần đạt đƣợc các mục tiêu trong từng giai đoạn sản xuất kinh doanh của Nhà máy.

- Căn cứ vào tình hình thực tế của từng cán bộ công nhân viên mà Nhà máy sẽ tổ chức đào tạo (chỉ lựa chọn những nhân viên có khả năng tiếp thu và ham hiểu biết, học hỏi). Thời gian đào tạo tối thiểu cho nhân viên là 5 ngày trong một năm và phải đƣợc bố trắ sắp xếp một cách thật họp lý để nhân viên có thể đƣợc học và hoàn thành tốt yêu cầu đƣợc giao.

- Thiết kế các chƣơng trình đào tạo cho Nhà máy, lập chƣơng trình đào tạo ngắn hạn hàng năm cho CBCNV ở các đơn vị trực thuộc nhƣ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên kinh tế, công nhân quản lý vận hành qua các chƣơng trình tổ chức khoá:

- Các lớp bồi dƣỡng chuyên môn để cấp chứng nhận, chứng chỉ hành nghề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy.

- Bồi dƣỡng nghiệp vụ: quản lý đấu thầu, quản lý giá đầu tƣ xây dựng công - trình, công tác kế toán thống kê, lao động tiền lƣơng, nghiệp vụ công đoàn, nữ công.

- Lớp quản lý tài chắnh, quản trị doanh nghiệp, quản trị nguồn nhân lực. - Hội thảo chuyên đề, huấn luyện nghiệp vụ kỹ thuật.

- Trang bị tủ sách tƣ liệu: đầy đủ các đầu sách, tài liệu cần thiết để CBNCV tham khảo nâng cao nghiệp vụ.

Kế hoạch tổ chức các lớp đào tạo phải có tiến độ thời gian cụ thể để các đon vị trực thuộc biết trƣớc và chủ động bố trắ nhân viên tham gia đào tạo mà không ảnh hƣởng đến kể hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị.

- Tổ chức hình thức đào tạo và kiểm tra chéo giữa các bộ phận trong Nhà máy, nghĩa là hƣớng dẫn nhân viên thực hiện công việc của nhau. Sự luân phiên trong công việc sẽ giúp nhân viên tìm lại cảm giác hƣng phấn khi làm việc. Những nhiệm vụ hay trách nhiệm mới lạ thƣờng mang tắnh thách thức cao và xét từ góc độ tâm lý, nhân viên bao giờ cũng muốn cố gắng hoàn thành tốt để khẳng định bản thân. Với việc mở rộng kiến thức và khả năng nhƣ vậy, nhân viên sẽ cảm thấy mình thật sự thành công. Một lợi ắch khác của việc đào tạo và kiểm tra chéo là nhân viên có thể làm thay công việc của đồng nghiệp khi họ vắng mặt vì một lý do nào đó (đau ốm, nghỉ phép...).

- Đối với các lớp tập huấn, huấn luyện, bồi dƣỡng nghiệp vụ ngắn hạn dành cho lao động mới tuyển dụng: Nhà máy tổ chức cho các lớp các tập huấn, huấn luyện, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho ngƣời lao động tùy theo chuyên môn nghiệp vụ với ngƣời giảng dạy là các giáo viên kiêm kiêm chức (là các cán bộ tại các phòng ban) cho một số ngành nghề nhƣ: Công nghệ, môi trƣờng sàng tuyển than, kỹ thuật điện, sửa chữa thiết bị máng cào, máy lọc ép các loại, máy nén hơi công nghiệp... Đối với một số ngành đặc biệt khác, ngƣời giảng dạy cần phải có chứng chỉ huấn luyện theo quy định nhƣ: huấn luyện thiết bị nghiêm ngặt về thiết bị hơi, công nghệ tuyển than, thiết bị thủy lực, thiết bị đo gió đo khắ.... Huấn luyện về các loại này Nhà máy ký hợp đồng thuê giáo viên từ các trƣờng dạy nghề trong TKV (Đại học mỏ địa chất Hà nội, Quản trị kinh doanh TKV, đào tạo nghề mỏ Hồng cẩm ...) hoặc từ các chuyên viên từ Bộ Công thƣơng.

-Với lao động trung và dài hạn: Căn cứ theo chiến lƣợc phát triển sản xuất kinh doanh của Vinacomin giao cho hàng năm, Nhà máy chủ động trong việc lập kế hoạch và kinh phắ đào tạo, tuyển chọn quản lý, bồi dƣỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, thực hiện các chế độ chắnh sách đối với ngƣời lao động và quản lý theo quy định của pháp luật và nhà nƣớc hiện hành.

-Hằng năm có trách nhiệm tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng và cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ cán bộ do các đơn vị quản lý theo quy định tại quy chế quản lý của Vinacomin hiện hành.

-Chủ động phối hợp với các Trƣờng đại học - cao đẳng, dạy nghề và các cơ sở giáo dục, đào tạo trong nƣớc và nƣớc ngoài để tổ chức đào tạo bồi dƣỡng cập nhật

kiến thức nâng cao trình độ cho cán bộ, công nhân đáp ứng kịp thời sự phát triển sản xuất kinh doanh của Nhà máy và Tập đoàn.

-Nguồn kinh phắ đào tạo của Nhà máy đƣợc xây dựng cùng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và đƣa vào giá thành sản xuất của đơn vị đƣợc lãnh đạo Tập đoàn phê duyệt.

Hiệu quả của giải pháp

Công tác đào tạo là một quá trình liên tục, nhân viên của bạn sẽ làm việc tốt hơn và có năng suất hơn nếu họ thƣờng xuyên đƣợc chú ý tới, đƣợc đánh giá và đào tạo. Việc đào tạo phát triển nhân viên ở mọi cấp bậc là vô cùng quan trọng, nhiều doanh nghiệp còn có cơ sở đào tạo riêng của mình và họ còn mời thêm các chuyên gia và cố vấn đào tạo từ bên ngoài tham gia.

Một phần của tài liệu Xây dựng nguồn nhân lực cho dự án nhà máy sàng tuyển than Khe Thần Vinacomin giai đoạn 2015 đến 2020 (Trang 95 - 98)