Mục tiêu về quy hoạch chế biến sàng tuyển than

Một phần của tài liệu Xây dựng nguồn nhân lực cho dự án nhà máy sàng tuyển than Khe Thần Vinacomin giai đoạn 2015 đến 2020 (Trang 76 - 141)

6. Bố cục của luận văn

4.1.1.5. Mục tiêu về quy hoạch chế biến sàng tuyển than

Trƣớc năm 2015 hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch bố trắ các cơ sở sàng tuyển vùng Quảng Ninh nhằm mục tiêu tối ƣu hóa công tác vận chuyển than, đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng về các chủng loại than qua sàng tuyển và đảm bảo phù hợp quy hoạch phát triển đô thị vùng than, quy hoạch giao thông, cảng biển, yêu cầu bảo vệ môi trƣờng. Phấn đấu đến năm 2020 phát triển chế biến than theo hƣớng đa dạng hóa sản phẩm (nhiên liệu đốt trực tiếp, than dùng cho luyện kim, khắ hóa than, nhiên liệu lỏng từ than, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất v.vẦ). Quy hoạch sàng tuyển than đƣợc phê duyệt cụ thể gồm các nội dung chắnh nhƣ sau:

+ Đầu tƣ xây dựng mới các nhà máy sàng tuyển tập trung với công nghệ hiện đại: Lép Mỹ công suất khoảng 5,0 triệu tấn/năm; Khe Thần (giai đoạn I) công suất khoảng 2,5 triệu tấn/năm, Khe Thần (giai đoạn II) công suất khoảng 5,5 triệu tấn/năm; Mạo Khê công suất khoảng 5,0 triệu tấn/năm.

+ Bố trắ, sắp xếp lại các cơ sở/cụm sàng tuyển hiện có phù hợp với quy hoạch sau rà soát, điều chỉnh.

-Với mục tiêu tối ƣu hóa công tác vận chuyển than và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ than trong nƣớc về chủng loại và khối lƣợng, xuất khẩu một phần hợp lý nhằm bảo đảm an ninh năng lƣợng lâu dài cho đất nƣớc, quy hoạch sàng tuyển than vùng Quảng Ninh.

Vùng Mạo Khê-Uông Bắ

*Xây dựng Nhà máy sàng tuyển than trung tâm Mạo Khê

Vùng than Mạo Khê cần xây 01 nhà máy sàng tuyển trung tâm để sàng tuyển toàn bộ than nguyên khai từ mỏ Mạo Khê, Đông Tràng Bạch và Nam Tràng Bạch. Công suất Nhà máy dự kiến 4 triệu tấn/năm, trong đó từ mỏ Mạo Khê 2 triệu

tấn/năm, từ mỏ Tràng Bạch 2 triệu tấn/năm. Công nghệ tại Nhà máy sàng tuyển than Mạo Khê sẽ là sàng tách cám khô tối đa, lấy than cám cấp cho các nhà máy nhiệt điện Mạo Khê, Phả Lại. Nhặt thủ công than cục +120mm, don xô bã sàng 15-120mm đƣợc tuyển bằng huyền phù để thu hồi than cục, cấp cho các nhà máy hóa chất và chế biến than cám chất lƣợng cao để phối trộn. Than bùn xử lý bằng bể cô đặc, lọc ép nâng cao chất lƣợng pha trộn với than cám, cấp cho các nhà máy nhiệt điện.

*Nhà máy sàng tuyển than Khe Thần

Vùng Uông Bắ Vàng Danh cần phải xây dựng mới Nhà máy sàng tuyển trung tâm Khe Thần để sàng tuyển toàn bộ than từ mỏ Nam Mẫu và tƣơng lai cho mỏ Bảo Đài và 1 phần mỏ than Vàng Danh. Công suất ban đầu của Nhà máy dự kiến 4,5 triệu tấn/năm, bao gồm than từ mỏ Nam Mẫu và khu Cánh Gà mỏ Vàng Danh. Sau năm 2020, tùy theo điều kiện cụ thể, sẽ mở rộng nâng công suất Nhà máy tuyển Khe Thần lên 10 triệu tấn/năm để sàng tuyển than từ mỏ Bảo Đài. Công nghệ tại Nhà máy sàng tuyển Khe Thần sẽ là sàng tách than cám khô 0-15mm. Một phần than cám bám dắnh và cấp 15-100mm đƣợc tuyển sơ bộ trên máy lắng 3 sản phẩm. Phần than xô từ máy lắng sẽ đƣợc tuyển qua xoáy lốc huyền phù 2 sản phẩm. Trung gian, than bùn, cám đá sẽ pha trộn thành than cám chất lƣợng thấp, cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện có sử dụng nguồn than chất lƣợng thấp. Than cục sạch cung cấp cho các ngành luyện kim và hóa chất. Trong công nghệ xử lý bùn nƣớc có sử dụng chất keo tụ, hệ thống lọc ép bùn để chế biến than đạt tiêu chuẩn cho tiêu thụ. Công nghệ nhà máy tuyển là hiện đại và tự động hóa đồng bộ.

Vùng Hòn Gai

Than vùng Hòn Gai sản lƣợng khai thác không cao, chất lƣợng tƣơng đối tốt. Các mỏ phân tán cách xa nhau. Việc đầu tƣ các tuyến đƣờng vận tải để xây dựng 1 nhà máy tuyển trung tâm cho toàn vùng Hòn Gai là rất khó khăn và chi phắ đầu tƣ rất lớn. Hơn nữa, than vùng Hòn Gai sẽ chủ yếu cấp cho nội địa, nên việc đề xuất xây dựng 1 nhà máy tuyển trung tâm cho toàn vùng Hòn gai là không hợp lý

*Vùng Cẩm Phả

* Nhà máy sàng tuyển Khe Chàm

Hiện nay, vùng Cẩm Phả có 3 nhà máy sàng tuyển than với tổng công suất 11 triệu tấn/năm, đủ đáp ứng cho sản xuất than chất lƣợng cao phục vụ cho xi măng và

xuất khẩu. Do khó khăn về việc xử lý đá xắt thải, nên việc mở rộng các nhà máy sàng tuyển than Cửa Ông là không khả thi. Để đáp ứng nhu cầu than chất lƣợng cao trong tƣơng lai, cần thiết phải xây dựng 01 nhà máy sàng tuyển than trung tâm tại vùng Khe Chàm để chế biến than nguyên khai từ các mỏ Khe Chàm, Cao Sơn và Bắc Cọc Sáu. Công suất Nhà máy sàng tuyển Khe Chàm dự kiến 6 triệu tấn/năm. Công nghệ nhà máy tuyển Khe Chàm bao gồm sàng khô là chủ yếu, tuyển máy lắng để sơ bộ tách đá, tuyển xoáy lốc huyền phù để nâng cao chất lƣợng than cục, xử lý bùn nƣớc bằng hệ thống xoáy lốc phân cấp, bể cô đặc có sử dụng chất trợ lắng, hệ thống lọc ép thu hồi chế biến pha trộn than bùn thành than thƣơng phẩm. Cần tận thu than trung gian, cám đá để nâng cao hệ số thu hồi than sạch, hiệu quả vốn đầu tƣ, Trong tƣơng lai tiếp theo, tùy nhu cầu sử dụng sẽ tiếp tục mở rộng Nhà máy theo hƣớng sàng khô là chủ yếu, bổ sung nâng cấp các thiết bị tuyển nhằm tiết kiệm chi phắ đầu tƣ nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc nhu cầu sản phẩm cho nền kinh tế quốc dân.

4.1.2. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của VINACOMIN

Trƣớc tiên có thể khẳng định, công tác phát triển nguồn nhân lực là một yếu tố hết sức cơ bản, quan trọng góp phần để VINACOMIN phát triển lớn mạnh nhƣ hiện nay. Thời gian qua, công tác này đƣợc làm thƣờng xuyên, liên tục, xuyên suốt trong quá trình chỉ đạo điều hành. Hiện nay, VINACOMIN có một lực lƣợng lao động đông đảo. Đó chắnh là tiềm năng, động năng lớn cho phát triển.

Xác định chiến lƣợc phát triển ỘTừ tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân lực đi lên giàu mạnhỢ, những năm qua, cùng với sự lớn mạnh của Tập đoàn, quy mô nguồn nhân lực cũng không ngừng phát triển, bình quân tăng từ 4-6%/năm, trong đó, công tác chăm lo đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ sự phát triển bền vững của Tập đoàn luôn đƣợc coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Kinh phắ cho công tác này ngày càng đƣợc chú trọng, trung bình mỗi năm thực hiện khoảng trên 63.000 triệu đồng.VINACOMIN hiện có 135.000 lao động với 500 ngƣời có trình độ trên Đại học, 30.000 ngƣời trình độ Đại học hoặc Trung cấp (chiếm khoảng 20%) và số còn lại là lực lƣợng lao động có tay nghề và bậc thợ. Đây là thế mạnh, đƣợc xem nhƣ một yếu tố hết sức cơ bản, quan trọng góp phần để VINACOMIN phát triển lớn mạnh nhƣ hiện nay. Tập đoàn đã đặc biệt quan tâm đến công tác đào

tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công nhân để chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và chiến lƣợc phát triển của Tập đoàn cũng nhƣ các doanh nghiệp thành viên. Các hoạt động, chƣơng trình đào tạo nhân lực từ cấp đơn vị thành viên đến cấp Tập đoàn đƣợc tổ chức ở trong và ngoài nƣớc đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của từng đơn vị và triển khai có hiệu quả các dự án đầu tƣ mới. Hai yếu tố mà VINACOMIN luôn chú trọng trong công tác phát triển nguồn nhân lực, đó là:

Thứ nhất, đảm bảo cho ngƣời lao động có việc làm, có mức thu nhập ổn định và yếu tố thứ hai có tắnh chiến lƣợc đó là chú trọng công tác đào tạo, phát triển nhân lực có trình độ cao đáp ứng đƣợc sự phát triển của khoa học công nghệ, và yêu cầu phát triển của Ngành dƣới nhiều hình thức khác nhau: Ngắn hạn, dài hạn, trong nƣớc, nƣớc ngoài, tái đào tạo, đào tạo nâng cao...

Thứ hai, đáp ứng nhu cầu từ thực tiễn sản xuất kinh doanh,thời gian qua, VINACOMIN cũng đã tổ chức nhiều khoá đào tạo trong nƣớc và nƣớc ngoài cho hàng nghìn lƣợt CBCNV; tổ chức các khoá đào tạo bồi dƣỡng chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, đặc biệt là khối hầm lò; tổ chức các khoá bồi dƣỡng kỹ năng lãnh đạo cho đội ngũ lãnh đạo quản lý các đơn vị trong Tập đoàn.VINACOMIN xác định, việc xây dựng phát triển nguồn nhân lực qua mỗi thời kỳ lại có một biện pháp khác nhau cho phù hợp với tình hình tại mỗi thời điểm, tuy nhiên tựu trung lại vẫn tập trung vào 3 đối tƣợng chắnh: Cán bộ quản lý cao cấp, trung cấp; đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt trong khai thác khoáng sản; đào tạo đội ngũ công nhân có trình độ, tay nghề cao. Ba lực lƣợng này chắnh là kiềng 3 chân cho sự phát triển của VINACOMIN trong thời gian tới.

Trong quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030, chủ trƣơng phát triển ngành than bền vững, hiệu quả theo hƣớng đồng bộ, phù hợp với sự phát triển chung của các ngành kinh tế khác. Mục tiêu Chắnh phủ đề ra cho ngành than: đến năm 2020 khai thác đạt 60 triệu - 65 triệu tấn; đến năm 2025 đạt 66 triệu - 70 triệu tấn; đến năm 2030 đạt trên 75 triệu tấn. Để đạt đƣợc mục tiêu này, trong những năm tới cần xây dựng đội ngũ công nhân, lao

động Tập đoàn Than - Khoáng sản phát triển mạnh mẽ, trên cơ sở thực hiện tốt các giải pháp sau đây:

Thứ nhất, nâng cao trình độ nhận thức chắnh trị cho đội ngũ công nhân, lao động. Thực hiện giải pháp này, tổ chức đảng, công đoàn, các tổ chức chắnh trị - xã hội trong các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa và có các biện pháp, hình thức thắch hợp để tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chắnh sách, pháp luật của Nhà nƣớc, làm cho công nhân, lao động hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với doanh nghiệp; hiểu rõ vinh dự và nghĩa vụ của mình đối với việc sản xuất nhiều than cho đất nƣớc; khơi dậy tinh thần yêu nƣớc, ý thức tự hào dân tộc, tinh thần tự chủ, sáng tạo trong công nhân, lao động.

Xuất phát từ đặc điểm làm việc của công nhân để có biện pháp tuyên truyền phù hợp. Đặc biệt, cần đi sâu đi sát công nhân, nhất là bám sát địa bàn cƣ trú của ngƣời lao động để tuyên truyền, với phƣơng châm ỘGặp từng ngƣời, bám từng cụm nơi công nhân ởỢ để vận động, thuyết phục.

Thứ hai, bảo đảm việc làm, an toàn vệ sinh nơi làm việc cho đội ngũ công nhân, lao động. Để tạo điều kiện cho ngƣời lao động có việc làm thƣờng xuyên, vấn đề hàng đầu hiện nay là nâng cao trình độ học vấn, trình độ nghề nghiệp và khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến của họ. Trƣớc mắt, cần xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chắnh sách đào tạo, đào tạo lại, đáp ứng các yêu cầu cấp bách về nguồn lao động có chất lƣợng cao. Phát triển các loại hình dịch vụ liên quan đến khai thác, chế biến, tiêu thụ than, khoáng sản. Xây dựng văn hóa an toàn trong lao động tại nơi làm việc. Nâng cao trách nhiệm của cả ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động trong thực hiện an toàn - vệ sinh lao động. Đẩy mạnh giáo dục, nâng cao nhận thức và năng lực hành vi ứng xử an toàn cho công nhân, lao động trong doanh nghiệp để dần trở thành nếp sống văn hóa về an toàn - vệ sinh lao động.Ban hành các tiêu chuẩn, quy phạm, quy chế về an toàn - vệ sinh lao động trong điều kiện mới; phát triển hệ thống bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp; cơ chế tự kiểm tra giám sát an toàn tại nơi làm việcẦ Đổi mới công nghệ khai thác than, trang bị máy móc, phƣơng tiện hiện đại cho khai thác than lộ thiên, cơ giới hóa khai thác hầm lò và đi lại của công nhân trong hầm lò.

Thứ ba, nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho công nhân, lao động. Hình thành một số cơ sở đào tạo đạt trình độ tiên tiến của khu vực, gắn đào tạo với chuyển giao công nghệ và thực nghiệm sản xuất tại một số mỏ. Thành lập cơ sở dạy nghề trong doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp khai thác than, khoáng sản sử dụng nhiều lao động. Tập trung đầu tƣ phát triển một số trung tâm dạy nghề ở các vùng mỏ, phù hợp với quy hoạch chung về phát triển ngành. Từng bƣớc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy nghề, bồi dƣỡng công nhân lành nghề, có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm thực tiễn để làm giáo viên hƣớng dẫn thực hành trong các trƣờng đào tạo công nhân mỏ. Đổi mới phƣơng pháp dạy nghề, ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào giảng dạy; phát huy tắnh chủ động của học sinh, tăng thời gian thực hành, thực tập và tự rèn luyện của học sinh; kết hợp dạy nghề với thực hành tại mỏ. Tập trung đầu tƣ cơ sở vật chất cho đào tạo nghề của Tập đoàn; đổi mới, bổ sung cơ chế, cơ sở về dạy nghề; đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp. Trong đào tạo, tái đào tạo đội ngũ lao động phải chú trọng đồng bộ các lĩnh vực: chuyên môn tay nghề, kiến thức luật pháp, tắnh kỷ luật và tác phong làm việc khoa học.

Thứ tư, phát huy vai trò của tổ chức đảng, Đoàn Thanh niên ở các doanh nghiệp trong xây dựng đội ngũ công nhân của Tập đoàn. Nâng cao chất lƣợng hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khai thác mỏ. Đi sâu, đi sát doanh nghiệp, với phƣơng châm ỘBám công nhân tại nơi làm việc và nơi ởỢ tổ chức tuyên truyền các chủ trƣơng, nghị quyết và đƣờng lối của Đảng đến với đội ngũ công nhân, lao động. Thành lập bộ phận chuyên trách làm công tác xây dựng Đảng trong doanh nghiệp trực thuộc Đảng ủy Tập đoàn. Đẩy mạnh các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chắ Minh trong doanh nghiệp. Các cơ sở đoàn trong doanh nghiệp cần tăng cƣờng tổ chức các diễn đàn thanh niên công nhân, nâng cao nhận thức chắnh trị cho đoàn viên, thanh niên. Phát triển các hình thức tập hợp thanh niên công nhân thông qua tổ chức đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên trong các loại hình doanh nghiệp hoặc ở các khu nhà trọ, thực hiện phƣơng châm ỘỞ đâu có thanh niên, ở đó có tổ chức đoàn, hộiỢ.

Thứ năm, vai trò của công đoàn các cấp trong chăm lo đời sống công nhân, lao động. Công đoàn Tập đoàn tham gia với các cơ quan chức năng về đẩy nhanh lộ trình cải cách tiền lƣơng, quy định rõ việc tăng lƣơng hằng năm và mức chênh lệch giữa các bậc lƣơng. Công đoàn tham gia với lãnh đạo Tập đoàn thực hiện các biện pháp, chắnh sách khuyến khắch đầu tƣ xây dựng nhà ở cho công nhân, bảo đảm nhà ở cho cả công nhân đơn thân và hộ gia đình công nhân. Trong các khu công nghiệp, khu mỏ phải có một tỷ lệ cân đối, thắch hợp dành để xây dựng bệnh viện, trƣờng học, công viên, chợ, khu vui chơi giải trắ và cảnh quan thiên nhiên hài hoà với môi trƣờng sống của công nhân. Phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng các câu lạc bộ lao động vừa và nhỏ ở các khu mỏ để công nhân tham gia vui chơi, giải trắ, đọc sách, nghe nhạc, xem phimẦ Nâng cao chất lƣợng công tác tuyên truyền giáo dục của công đoàn cơ sở; đẩy mạnh các phong trào thi đua trong công nhân, lao động; phối hợp giữa công đoàn các đơn vị thành viên Tập đoàn với liên đoàn lao động địa phƣơng trong việc đẩy mạnh các hoạt động xây dựng đội ngũ công nhân,

Một phần của tài liệu Xây dựng nguồn nhân lực cho dự án nhà máy sàng tuyển than Khe Thần Vinacomin giai đoạn 2015 đến 2020 (Trang 76 - 141)