XUẤT HIỆN NHIỀU TỪ HÁN VIỆT

Một phần của tài liệu nghệ thuật tổ chức ngôn từ trong thơ hát nói của nguyễn công trứ (Trang 121 - 122)

Trong các dòng thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ còn có sự xuất hiện của từ Hán Việt. Chẳng hạn:

Thông minh / nhất / nam tử, (3 từ Hán Việt)

Yếu vi / thiên hạ / kỳ”. (3 từ Hán Việt) (Chí nam nhi)

Hai dòng thơ chữ Hán này có nghĩa là “một người con trai thông minh phải làm được những việc kỳ lạ cho thiên hạ, tức là phải làm nên

nghiệp lớn” [7].

Sự xuất hiện của các từ Hán Việt đã làm tăng tính trang trọng, bác học, hàm xúc trên các dòng thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ hơn các từ thuần Việt. Nếu thay các từ Hán Việt trên bằng các từ thuần Việt có nghĩa tƣơng đƣơng (thông minh = giỏi, nhất = một, nam tử = con trai, yếu vi = phải làm,

thiên hạ = trời đất, kỳ = lạ) thì tính trang trọng, hàm xúc trong dòng thơ trên

sẽ bị giảm đi nhiều.

Trong thơ hát nói, Nguyễn Công Trứ rất có ý thức sử dụng từ Hán Việt. So với các bài hát nói khác, lƣợng từ Hán Việt xuất hiện trong bài “Công khai

thác” nhiều nhất, dày đặc nhất:

“Nhi kim / thủy hữu / Dinh điền sứ,

Phụng chỉ / khai sơn hải / chi / nhàn điền. Sơn giai kim / nhi / hải giai tiền,

Ngưỡng / thánh đức/ như / sơn / như / hải.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Non vàng đứng dậy chúc / tam hô.

Quân ân /chiêm bái/ hải trường lưu, Thần tiết / kiên trinh / sơn tự tại. Khai tự cổ / bất khai / chi / Tiền Hải, Tịch dĩ lai / vị tịch / chi / Kim Sơn. Phương tri / ngã quốc / hữu nhân”.

Một phần của tài liệu nghệ thuật tổ chức ngôn từ trong thơ hát nói của nguyễn công trứ (Trang 121 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)