Gieo vần theo lối vắt dòng

Một phần của tài liệu nghệ thuật tổ chức ngôn từ trong thơ hát nói của nguyễn công trứ (Trang 78 - 143)

Trong 60 bài hát thơ nói của Nguyễn Công Trứ có hiện tƣợng gieo vần vắt dòng (13 trƣờng hợp, chiếm 2,6 %), tức là âm tiết cuối cùng của dòng trƣớc hiệp vần với âm tiết đầu tiên của dòng sau. Ví dụ:

Bài “Nghĩa người đời” có một cặp vần “trừ - từ” đƣợc gieo theo

lối vắt dòng:

“Công đâu tạo hóa khéo thừa trừ, Từ nghìn trước để nghìn sau”.

Bài “Vịnh sầu tình” có một cặp vần “ái – cái” đƣợc gieo theo lối vắt dòng:

“Càng tài tử càng nhiều tình ái, Cái sầu kia theo hình ấy mà ra.” 2.5.2.7 Gieo vần tập trung

Có rất nhiều bài trong thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ có hiện tƣợng gieo vần tập trung trên một số dòng thơ cạnh nhau để nhấn mạnh, để tạo ra âm hƣởng riêng trong toàn bài cho từng bài. Chẳng hạn:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn “Ngoài biên thùy rạch mũi can tương,

Sĩ làm cho bách thế lưu phương, Trước là sĩ sau là khanh tướng. Kinh luân khởi tâm thượng”,

(Luận kẻ sĩ) Hoặc:

“Duyên ngư thủy hội long vân còn đó, Miếng đỉnh chung cho biết mùi đời. Nhắn trăng nhủ gió đưa người, Bẻ ngành đơn quế cho rồi liền tay. Trần ai ai có kém ai”.

(Nợ tang bồng)

Tóm lại, lối gieo vần chân trong 60 bài thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ bị cố định về mặt vị trí, chịu sự chi phối chặt chẽ của luật bằng – trắc. Còn lối gieo vần lƣng thì rất đa dạng, phong phú. Chúng không bị bó buộc về mặt vị trí, không chụi sự chi phối chặt chẽ của luật bằng – trắc nhƣ lối gieo vần chân. Trong lối gieo vần lƣng, phổ biến hơn cả vẫn là lối gieo vần vị trí 6 trên dòng 8 âm tiết vì trong các bài hát nói của Nguyễn Công Trứ xuất hiện rất nhiều dòng thơ lục bát. Những dòng thơ nhiều âm tiết (9, 10, 11, 12, 14 âm tiết) thƣờng không xuất hiện lối gieo vần lƣng. So với các thể thơ khác nhƣ thể ngũ ngôn, lục ngôn, lục bát, song thất lục bát thì lối gieo vần trong thơ hát nói trội hơn nhiều về mặt số lƣợng lẫn vị trí của vần. Nhƣ vậy, cách gieo vần đã tạo ra một đặc điểm rất riêng để phân biệt thơ hát nói với các thể thơ khác của dân tộc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khảo sát các bài thơ hát nói của các bậc tiền bối nhƣ Nguyễn Bá Xuyến, Cao Bá Quát,…chúng tôi nhận thấy lối gieo vần lƣng xuất hiện rất ít và hầu nhƣ không có. Chẳng hạn, bài “Bài ca tỏ chí” của Nguyễn Bá Xuyến:

“Long vân thiên tải hội Cung kiếm nhất nhàn quan

Áng vũ thành muôn nghìn dặm giang san. Tay chế gấm mới học đòi niên ngoại, Dấu cung kiếm gỡ lần dây Bột Hải, Đặt chiếu chăn cho êm lũ Nhạn hồng. Những đoàn thử tước vắng không, Hỏi án độc chẳng rung chi một tiếng. Hoạn xá hồn như tăng xá tĩnh,

Thần tâm kháp tự thủy tâm thanh. Trong vòng lối lợi đường danh,

Mà sơn nguyệt mấy giang phong dan díu. Xuân Đào lệnh sẻ năm chồi liễu,

Cảnh Phan Lang mượn mấy khóm đào. Nam nhi đáo thử thị hào”.

Không có sự xuất hiện của vần lƣng mà chỉ xuất hiện vần chân. 2.6 ĐẶC ĐIỂM CỦA NHỊP

Khảo sát thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ chúng tôi nhận thấy có 11 loại dòng. Ở mỗi loại dòng sẽ có một cách ngắt nhịp riêng.

Dòng 4 âm tiết (có 4 / 911 dòng, chiếm 0,4 %) chỉ có một cách ngắt nhịp duy nhất là nhịp 2/2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chẳng hạn: “Kẻ về, / người ở”. (nhịp 2/2) (Cảnh biệt ly)

Dòng 5 âm tiết (có 20 / 911 dòng, chiếm 2,2 %) có 2 loại nhịp là nhịp 2/3, nhịp 3/2.

Nhịp 2/3 của dòng 5 âm tiết có 17 trƣờng hợp, chiếm 1,9 %. Ví dụ:

“Thiên tuế / diệc vi thương”

(Nghĩa ngƣời đời)

Nhịp 3/2 của dòng 5 âm tiết có 3 trƣờng hợp, chiếm 0,3 %. Ví dụ: “Nguyệt lai môn / hạ nhàn”

(Chữ nhàn)

Dòng 6 âm tiết (có 129 / 911 dòng, chiếm 14,2 %) có 2 loại nhịp là nhịp 2/2/2, nhịp 3/3.

Nhịp 2/2/2 có 115 trƣờng hợp, chiếm 12,6 %. Ví dụ:

“Trăm hoa / cũng bẻ / một cành”.

(Yêu hoa)

Nhịp 3 /3 có 14 trƣờng hợp, chiếm 1,6 %. Ví dụ:

“Thấu tình chăng / kẻ trượng phu ?”.

(Lời tiểu thiếp tự tình)

Dòng 7 âm tiết (có 471 / 911 dòng, chiếm 51,7 %) có 5 loại nhịp là nhịp 3/2/2, 2/3/2, 3/4, 4/3, 2/2/3.

Nhịp 3/2/2 có 325 trƣờng hợp, chiếm 25,8 %. Ví dụ:

“Thương cái cò / lặn lội / bờ sông”

(Gánh gạo đƣa chồng)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn “Nợ nhà / tình vay một / trả mười”.

(Trong trần mấy mặt làng chơi) Nhịp 2/2/3 có 94 trƣờng hợp, chiếm 10,3 %. Ví dụ:

“Bạc mệnh / chẳng lầm / người tiết nghĩa”.

(Vịnh Thúy Kiều) Nhịp 3/4 có 79 trƣờng hợp, chiếm 20,3 %. Ví dụ: “Đất Trường An / là cổ đế kinh”. (Vịnh cảnh Hà Nội) Nhịp 4/3 có 33 trƣờng hợp, chiếm 3,6 %. Ví dụ: “Đã biết má hồng / thì phận bạc.” (Vịnh Thúy Kiều)

Dòng 8 âm tiết (có 254 trƣờng hợp, chiếm 27,9 %) có 5 loại nhịp là nhịp 2/2/2/2, 4/4, 3/2/3, 3/3/2, 2/3/3.

Nhịp 2/2/2/2 có 15 trƣờng hợp, chiếm 1,6 %. Ví dụ:

“Khi ca, / khi tửu, / khi cắc, / khi tùng.”

(Bài ca ngất ngƣởng)

Nhịp 2/3/3 có 9 trƣờng hợp, chiếm 1,0 %. Ví dụ:

“Phụng chỉ / khai sơn hải / chi nhàn điền.”

(Công khai thác)

Nhịp 3/2/3 có 105 trƣờng hợp, chiếm 11,5 %. Ví dụ:

“Mà cỏ hoa / man mác / dấu thương đài.”

(Vịnh hồ Tây)

Nhịp 3/3/2 có 97 trƣờng hợp, chiếm 10,7 %. Ví dụ:

“Chiếc cô lộ / mảnh lạc hà / bát ngát.”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhịp 4/4 có 28 trƣờng hợp, chiếm 3,1 %. Ví dụ:

“Nẻo đi thì nhớ / nẻo về thì thương.”

(Cảnh biệt ly)

Dòng 9 âm tiết (có 20 trƣờng hợp, chiếm 2,2 %) có 4 loại nhịp là nhịp 3/3/3, 2/2/2/3, 2/2/3/2, 2/4/3.

Nhịp 3/3/3 có 13 trƣờng hợp, chiếm 1,4 %. Ví dụ:

“Trẻ thơ ngây / già tuổi tác / tính làm chi.”

(Nợ phong lƣu)

Nhịp 2/2/2/3 có 2 trƣờng hợp, chiếm 0,2 %. Ví dụ:

“Tri túc / tiện túc / đãi túc / hà thì túc”.

(Vịnh nhàn)

Nhịp 2/2/3/2 có 3 trƣờng hợp, chiếm 0,3 %. Ví dụ:

Thơ rằng:/ “Tạo hóa / có ghen chi / mệnh số.”

(Vô cầu)

Nhịp 2/4/3 có 2 trƣờng hợp, chiếm 0,2 %. Ví dụ:

“Thơ rằng: / đạo thông thiên địa / hữu hình ngoại.”

(Thích ngao du)

Dòng 10 âm tiết (có 3 / 911 dòng, chiếm 0,3 %)có 3 loại nhịp là 3/2/3/2, 2/3/2/3, 3/3/4.

Nhịp 3/2/3/2 có 1 trƣờng hợp, chiếm 0,1 %. Ví dụ:

“Đã xông pha / bút trận, / thì gắng gỏi / kiếm cung.”

(Chí nam nhi)

Nhịp 2/3/2/3 có 1 trƣờng hợp, chiếm 0,1 %. Ví dụ:

“Sầu lai / dữ phụ ẩm / do thả / thắng tục khách”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhịp 3/3/4 có 1 trƣờng hợp, chiếm 0,1 %. Ví dụ:

“Khi thủ khoa / khi tham tán / khi tổng đốc Đông.”

(Bài ca ngất ngƣởng)

Dòng 11 âm tiết (có 4 / 911 dòng, chiếm 0,4 %) có có 2 loại nhịp là 3/2/2/2/2, 2/4/3/2.

Nhịp 3/2/2/2/2 có 3 trƣờng hợp, chiếm 0,3 %. Ví dụ:

“Như bất bình / như khấp / như tố / như oán / như van.”

(Vịnh tỳ bà)

Nhịp 2/4/3/2 có 1 trƣờng hợp, chiếm 0,1 %. Ví dụ:

“Sực nhớ / kẻ quay ngọn giáo / vịnh câu thơ / thuở trước.”

(Vịnh tiền Xích Bích)

Dòng 12 âm tiết (có 5 / 911 dòng, chiếm 0,5 %) có 2 loại nhịp là nhịp 4/2/4/2, 3/3/3/3.

Nhịp 4/2/4/2 có 1 trƣờng hợp, chiếm 0,1 %. Ví dụ:

“Để đoàn ấm á / càu ràu, / khiến lũ tài ranh / vơ vẩn”.

(Vịnh đồng tiền)

Nhịp 3/3/3/3 có 4 trƣờng hợp chiếm 0,4 %. Ví dụ:

“Rượu một bầu, / thơ một túi, / cờ một cuộc, / cầm một xoang.”

(Vịnh Trần Đoàn)

Dòng 14 âm tiết ( có 1 / 911 dòng, chiếm 0,1 %) chỉ có 1 loại nhịp là 4/3/4/3. Ví dụ:

“Phú quý tương dĩ / hậu sinh ngô, / bần tiện tương dĩ / ngọc ngô thành.”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

So sánh cách ngắt nhịp của thơ hát nói Nguyễn Công Trứ với thể Từ và thể ngũ ngôn, chúng ta thấy: Thể Từ chỉ có cách ngắt nhịp lẻ nhƣ: Dòng 5 âm tiết ngắt nhịp 2/3 Dòng 7 âm tiết ngắt nhịp 4/3 Dòng 8 âm tiết ngắt nhịp 3/5 và 1/7 Dòng 9 âm tiết ngắt nhịp 4/5 Dòng 10 âm tiết ngắt nhịp 3/7 Dòng 11 âm tiết ngắt nhịp 6/5 và 4/7 Và thể ngũ ngôn (có 2 cách ngắt nhịp chính là 2/3 hoặc 3/2),

Nhƣ vậy, thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ có cách ngắt nhịp phong phú và đa dạng hơn cả do sự xuất hiện của nhiều kiểu dòng khác trong cùng một bài thơ nhƣ kiểu dòng 4, 5, 6, 7,...âm tiết.

Khảo sát thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ, chúng tôi nhận thấy phần lớn nhịp ngắt là nhịp lẻ nhƣ nhịp 2/3, 3/2, 3/3, 3/3/3,...Do vậy, âm hƣởng đƣợc tạo ra sẽ bị dồn dập cuộn trào, rất hợp với lối sống “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ.

Chính sự phong phú về nhịp ngắt đã làm cho các bài thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ giàu tiết điệu để chống lại sự gò bó nhàm chán theo một công thức cố định nhƣ trong thơ luật. Tiết điệu sẽ biến đổi theo các dòng trong từng bài. Những dòng thơ ngắt nhịp chẵn sẽ có tiết điệu bằng phẳng, dàn trải, êm ái, đối lập hẳn với các dòng có cách ngắt nhịp lẻ. Chẳng hạn:

“Những ngờ rằng / khoán thiết / thu sơn (nhịp 3/2/2)

Thái Sơn như lệ, / Hoàng Hà như đới”. (nhịp 4/4)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong 60 bài thơ hát nói, mỗi bài là một tâm trạng khác nhau của Nguyễn Công Trứ. Khi thì tác giả thảnh thơi ngao du phong nguyệt, khi thì tác giả gấp gáp tận hƣởng cuộc sống trần thế (chơi xuân kẻo hết xuân đi), hoặc bi quan trƣớc số mệnh đất trời (thành sự do thiên lý),...do vậy nhịp ngắt trong các bài đó sẽ bị biến đổi để tạo ra sự co thắt về tiết điệu cho phù hợp với tâm trạng, quan niệm về cuộc đời của chính tác giả.

So với thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ, nhịp ngắt trong thơ hát nói của Cao Bá Quát, Nguyễn Bá Xuyến, Nguyễn Quý Tân... không đƣợc đa dạng bằng vì các tác giả này ƣa dùng kiểu dòng 7 – 8 âm tiết. Chẳng hạn bài “Bài

ca tỏ chí” của Nguyễn Bá Xuyến:

“………..

Dấu cung kiếm / gỡ lần dây / Bột Hải /, (nhịp 3/3/2)

Đặt chiếu chăn / cho êm / lũ Nhạn hồng /. (nhịp 3/2/3)

Những đoàn / thử tước / vắng không /, (nhịp 2/2/2)

Hỏi án độc / chẳng rung chi / một tiếng /. (nhịp 3/3/2)

Hoạn xá hồn / như tăng xá tĩnh /, (nhịp 3/4)

Thần tâm / kháp tự thủy / tâm thanh /. (nhịp 2/3/2)

...”

chỉ xuất hiện nhịp 2/3/2, 3/3/2, 2/2/3,…mà không có các nhịp 2/2 (ở dòng 4 âm tiết); 2/3, 3/2 (ở dòng 5 âm tiết); 2/2/2, 2/4 , 3/3 (ở dòng 6 âm tiết);…

2.7 TÍNH NHẠC

Trong thơ hát nói, tính nhạc giữ một vai trò quan trọng vì hát nói là thơ

“điệu nói”, trong quá trình diễn xƣớng phải có nhạc kèm theo thì mới thấy hết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tính nhạc đƣợc tạo ra từ các nguyên âm, phụ âm và thanh điệu trong tiếng Việt. Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ đi sâu vào 3 yếu tố tạo ra tính nhạc trong thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ là thanh điệu, âm cuối và âm chính.

2.7.1 Vai trò của thanh điệu trong nhịp thơ, vần thơ

2.7.1.1 Vai trò của thanh điệu trong nhịp thơ

Khảo sát 60 bài thơ hát nói, chúng tôi thấy tất cả các quãng nhịp liền nhau đều nằm trong sự đối lập về âm vực hoặc âm điệu của thanh điệu trong âm tiết cuối.

Ví dụ về sự đối lập âm điệu:

Dòng thơ: “Ngàn vàng / trác lấy / trận cười”

B B / T T / T B 1 2 / 3 4 / 5 6 B / T / B (Nợ phong lƣu) có 3 nhịp là B – T – B. Ví dụ về sự đối lập âm vực:

Dòng thơ “Tầm dương giang / đầu dạ / tống khách”. 1 2 3 4 5 6 7

B / T / T

của bài “Vịnh tỳ bà” có 3 nhịp là B – T – T

Tóm lại, sự phân bố thanh điệu một cách hợp lý trong các âm tiết cuối nhịp đã góp phần tạo ra tính nhạc trong các bài hát nói.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.7.1.2 Vai trò của thanh điệu trong vần thơ

Theo Mai Ngọc Chừ thì tính nhạc trong vần đƣợc tạo ra bằng cách dựa vào sự đồng nhất hoàn toàn hoặc đồng nhất một đặc trƣng âm điệu (cùng bằng hoặc cùng trắc) của thanh điệu.

Trong thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ, nhìn chung thanh điệu phân bố trong 487 cặp vần đều đúng luật (474 / 487 cặp, chiếm 97,3 %). Phần lớn các cặp vần có sự đồng nhất một đặc trƣng âm điệu (310 cặp, chiếm 63,7 %), còn lại là các cặp vần có sự đồng nhất hoàn toàn (164 cặp, chiếm 33,7 %).

Ví dụ cặp vần có sự đồng nhất về thanh điệu:

“Thiếp lui về nuôi cái cùng con. Cao bằng cách trở nước non.”

(Gánh gạo đƣa chồng)

Cặp vần “con”, “non” có cùng thanh không dấu.

Ví dụ cặp vần có sự đồng nhất một đặc trƣng âm điệu (cùng bằng):

“Hạ sang tàn lửa càng cao,

Khúc ca dải phụ lựa vào năm dây”.

(Vịnh mùa hạ)

Cặp vần “cao”, “vào” có cùng âm điệu bằng.

Ví dụ cặp vần có sự đồng nhất một đặc trƣng âm điệu (cùng trắc):

“Đường mây rộng thênh thênh cử bộ, Nợ tang bồng trong trắng vỗ tay reo.”

(Chí khí anh hùng)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua khảo sát thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ chúng tôi thấy có 13 cặp vần (chiếm 2,7 %) không đúng quy luật phân bố của thanh điệu nên tính nhạc đƣợc tạo ra từ các dòng thơ này sẽ bị hạn chế.

Ví dụ cặp vần “dã”, “mà” trong dòng thơ bài “Cầm kỳ thi tửu II”:

Lúc vị ngộ Vị tân Sằn dã,

Lấy bút nghiên mà hẹn với non sông.”

không cùng âm điệu vì “dã” mang thanh trắc còn“mà” mang thanh bằng. Cùng với thanh điệu, một yếu tố khác cũng góp phần quan trọng để tạo nên tính nhạc là âm cuối, âm chính. Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ xem xét vai trò của âm cuối, âm chính trong các vần thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ.

2.7.2 Vai trò của âm cuối trong các vần thơ

Để tạo tính nhạc, các âm cuối trong vần phải có sự đồng nhất hoàn toàn hoặc đồng nhất một đặc trƣng nào đó (đặc trƣng vang hoặc đặc trƣng vô thanh). Qua khảo sát phần vần, chúng tôi thấy có 482 / 487 cặp vần có sự đồng nhất hoàn toàn về âm cuối, chiếm 99 %.

Ví dụ, cặp vần “thơ”, “cờ” trong hai dòng thơ:

“Vui cùng phong nguyệt một bầu thơ, Chuyện cổ kim so sánh tựa bàn cờ.”

của bài “Thoát vòng danh lợi” có sự đồng nhất về âm cuối (rezo).

Trong thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ chỉ có 1 cặp vần đồng nhất đặc trƣng vang (chiếm 0,2 %). Đó là cặp vần “tàn –vàng” trong bài “Chơi xuân kẻo hết xuân đi”:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn “E đến khi hoa rữa trăng tàn,

Xuân một khắc dễ nghìn vàng đổi chác”.

Có 4 cặp vần đồng nhất đặc trƣng vô thanh (tắc), chiếm 0,8 % . Đó

Một phần của tài liệu nghệ thuật tổ chức ngôn từ trong thơ hát nói của nguyễn công trứ (Trang 78 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)