Vai trò của âm chính trong các vần thơ

Một phần của tài liệu nghệ thuật tổ chức ngôn từ trong thơ hát nói của nguyễn công trứ (Trang 91 - 96)

Tính nhạc trong các vần thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ không chỉ phụ thuộc vào thanh điệu, âm cuối mà còn phụ thuộc khá nhiều vào âm chính. Để tạo ra tính nhạc, âm chính cũng phải đƣợc phân bố một cách chặt chẽ theo quy luật đồng nhất hoàn toàn hoặc đồng nhất một đặc trƣng âm sắc / âm lƣợng.

Căn cứ vào kết quả khảo sát phần vần,chúng tôi thấy có 368 / 487 cặp vần có sự đồng nhất về âm chính (chiếm 75,6 %). Trong đó:

107 cặp vần đồng nhất về nguyên âm hàng trƣớc, chiếm 22 %. Ví dụ, cặp vần “nghị”, “bí” trong hai dòng thơ:

“Phù thế giáo một vài câu thanh nghị.

Cầm chính đạo để tịch tà cự bí.”

của bài “Luận kẻ sỹ” có sự đồng nhất về nguyên âm hàng trƣớc là |i|.

157 cặp vần đồng nhất về nguyên âm hàng giữa, chiếm 32,2 %. Ví dụ:

“Thù thế kể lấy làm đệ nhất,

Tiếng xỏng xảnh đầy trong trời đất.”

(Vịnh đồng tiền)

(Cặp vần “nhất”, “đất” có chung âm chính | |)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn “Cầu xe ngựa lúc đi về mới tỏ,

Duyên ngư thủy hội long vân còn đó.”

(Nợ tang bồng)

(Cặp vần“tỏ”, “đó” có chung âm chính | |).

Không chỉ có sự đồng nhất hoàn toàn, các âm chính trong các vần thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ còn có sự đồng nhất về đặc trƣng âm sắc hoặc âm lƣợng.

Có 102 cặp vần có sự đồng nhất về đặc trƣng âm sắc, chiếm 21 %. Trong đó, cặpvần mang âm sắc bổng là 23, chiếm 4,7 %. Ví dụ:

“Không tài tình quang cảnh có ra chi, Thú tiêu sầu rượu rót thơ đề.”

(Tài tình)

Cặp vần trong âm tiết “chi”, “đề”“i”, “ê” là hai nguyên âm hàng trƣớc nên mang âm sắc bổng.

Có 54 cặp vần mang âm sắc trung hòa, chiếm 11 %. Ví dụ:

“Nên dan díu mối tình chưa dứt, Sá nghĩ xa xôi nghìn dặm đất.”

(Cảnh biệt ly)

Cặp vần trong âm tiết “dứt”, “đất” có hai nguyên âm “ư”, “â” thuộc hàng giữa nên mang âm sắc trung hòa.

Có 55 cặp vần mang âm sắc trầm, chiếm 11,3 %. Ví dụ:

“Ngắm cỏ hoa, hoa cỏ ngậm ngùi,

Gươm đoạn sầu, thơ trục muộn đủ rồi.”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cặp vần trong âm tiết “ngùi”, “rồi” có hai nguyên âm hàng sau là “u”, “ô” nên mang âm sắc trầm.

So với những cặp vần đồng nhất về đặc trƣng âm sắc, cặp vần đồng nhất về đặc trƣng âm lƣợng ít hơn (17 cặp, chiếm 3,5 %). Trong đó, 4 cặp vần mang âm lƣợng lớn, chiếm 0,8 %. Ví dụ:

“Giang sơn hầu dễ anh hùng mấy ai, Thanh vân trông đó mà coi.”

(Đƣờng công danh)

Cặp vần trong âm tiết “ai”, “coi” có hai nguyên âm “a”, “o” nên chúng mang âm lƣợng lớn.

Có 8 cặp vần mang âm lƣợng lớn vừa, chiếm 1,6 %. Ví dụ:

“Trăng đưa đàn nguyệt, sấm rồng trống lôi, Trăm năm đài các lạ đời.”

(Thú thanh nhàn)

Cặp vần trong âm tiết“lôi”, “đời” có hai nguyên âm “ô”, “ơ” nên mang âm lƣợng lớn vừa.

Có 5 cặp vần có âm lƣợng nhỏ, chiếm 1,0 %. Ví dụ:

“Chuồn đội mũ mượn màu đạo đức, Thịt hay ăn một cục tham si.”

(Đánh thức ngƣời đời)

Cặp vần trong âm tiết “đức”, “cục” có chứa nguyên âm “ư”, “u” nên có âm lƣợng nhỏ.

Nhƣ vậy, các cặp vần mang đặc trƣng âm sắc trong 60 bài thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ nhiều hơn các cặp vần mang đặc trƣng âm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lƣợng. Các nguyên âm hàng giữa (thuộc âm sắc trung hòa) xuất hiện nhiều hơn các nguyên âm (bổng) ở hàng trƣớc, nguyên âm (trầm) ở hàng sau.

Tóm lại, tất cả các âm chính trong 487 cặp vần đều đƣợc phân bố đúng quy tắc để tạo tính nhạc trên các dòng thơ. Phần lớn âm chính trong các cặp vần có sự đồng nhất hoàn toàn sẽ tạo ra sự hòa âm tốt hơn so với các nguyên âm có sự đồng nhất về một đặc trƣng nào đó (đặc trƣng về âm sắc / đặc trƣng về âm lƣợng).

Trong thơ hát nói của Nguyễn Bá Xuyến, Nguyễn Quý Tân, Cao Bá Quát,... , tính nhạc xuất hiện chủ yếu ở các cặp vần chân, và lối ngắt nhịp trên các dòng thơ theo luật bằng – trắc. Thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ, ngoài các cặp vần chân ra còn xuất hiện các cặp vần lƣng ở nhiều vị trí khác nhau, các cặp vần đƣợc gieo theo lối vắt dòng và các cặp vần đƣợc gieo tập trung trên các dòng thơ. Trong thơ hát nói, Nguyễn Công Trứ còn sử dụng rất nhiều các kiểu dòng khác nhau, khác hẳn với các bậc tiền bối chỉ ƣa dùng kiểu dòng 7 – 8 âm tiết. Do vậy, tính nhạc đƣợc tạo ra trên các dòng thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ sẽ đa dạng và phong phú hơn tính nhạc trong các dòng thơ hát nói của Nguyễn Bá Xuyến, Cao Bá Quát,…

Tiểu kết chƣơng 2:

Trong chƣơng này, chúng tôi đã đi sâu vào miêu tả một số đặc điểm hình thức thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ . Qua đó, chúng tôi nhận thấy:

Đặc điểm hình thức trong thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ về khổ thơ, dòng thơ, mƣỡu, luật bằng – trắc, vần, nhịp và tính nhạc là tƣơng đối thống nhất, tuân theo một quy luật chung, nhất định.

Trƣớc Nguyễn Công Trứ, thơ hát nói đã xuất hiện và gắn với tên tuổi của Nguyễn Bá Xuyến. Căn cứ vào sự tổng kết của các nhà nghiên cứu ca trù thì 32 bài thơ hát nói của Nguyễn Bá Xuyến đƣợc coi là thuộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hình thức thể hát nói (tự do về số dòng / bài, kết thúc bài là dòng lục, số dòng trong bài là lẻ) nhƣng chƣa thuần thục về thể loại nhƣ số âm tiết / dòng chƣa đƣợc tự do mà chỉ xoay quanh kiểu dòng 7 – 8 âm tiết; luật bằng trắc ở âm tiết cuối và cách gieo vần chân chƣa cố định ở một vị trí...

Các bài thơ hát nói của Nguyễn Bá Xuyến và các tác giả tiền bối trƣớc Nguyễn Công Trứ không có sự thống nhất về mặt hình thức thể loại nên không tạo ra đƣợc đặc điểm chung nhất về hình thức cho thơ hát nói. Và phải đến Nguyễn Công Trứ thì hình thức của thơ hát nói mới xuất hiện, ông đã biến

“thơ ca trù thành thể thơ thuần Việt” (Trƣơng Chính) mang một đặc điểm rất

riêng so với các thể thơ khác của dân tộc nhƣ lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ TRONG THƠ HÁT NÓI CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ

3. DẪN NHẬP

Theo Nguyễn Hữu Đạt [14], ngôn ngữ thơ bao giờ cũng in đậm dấu ấn cá nhân vì đó là sản phẩm của riêng tác giả. Khi phong cách cá nhân đƣợc hình thành, nó sẽ chi phối trực tiếp đến cách sử dụng từ ngữ, thế giới quan sáng tác của nhà thơ thông qua việc lựa chọn đề tài, đối tƣợng phản ánh…

Do nhu cầu “tự bạch” rất lớn nên đề tài trong thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ rất đa dạng, có nhiều bài vịnh cảnh (Vịnh Tây Hồ, Vịnh cảnh Nội..), vịnh ngƣời (Vịnh Thúy Kiều, Vịnh Trần Đoàn…), vịnh văn chƣơng (Vịnh tỳ bà, Vịnh tiền Xích Bích…), vịnh vật, việc (Vịnh đồng tiền, Thú tổ tôm,…). Nhƣng nội dung mà tác giả quan tâm nhất, đề cập nhiều nhất trong thơ hát nói chính là tài năng và thú ăn chơi. Phần lớn các từ ngữ trong thơ hát nói đƣợc tác giả sử dụng là để phục vụ lối ăn chơi và tƣ tƣởng khoe tài, cậy tài của chính mình.

Khảo sát thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ chúng tôi nhận thấy về mặt từ ngữ có một số điểm nổi bật nhƣ sau:

Một phần của tài liệu nghệ thuật tổ chức ngôn từ trong thơ hát nói của nguyễn công trứ (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)