Viết “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã nhận định:
“Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.”
Ngƣời có tài luôn chịu sự chi phối, quy định của mệnh trời. “Mệnh” đã
“thiên biến vạn hóa” và biểu hiện bằng một loạt các từ ngữ khác nhau trong
thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ nhƣ “thiên”, “lão thiên”, “con tạo”,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn “Đố kỵ sá chi con tạo,”
(Chí nam nhi)
“Đường công danh sau trước cũng là thường,
Con tạo hóa phải rằng ghen ghét mãi,”
(Đƣờng công danh)
“Thử xem cơ tạo xây vần”
(Ngƣời với tạo vật)
Trong các bài thơ hát nói, có lúc tác giả dùng “mệnh” để giàng buộc tài và danh:
“Thành sự do thiên lý”
(Danh lợi)
“Cùng khi ấy hẳn là thông khi khác, Số tảo vãn tùy cơ phó thác”.
(Quân tử cố cùng)
Mọi việc trong trời đất mà ngƣời quân tử thực hiện, thành hay bại là do ý trời. Do vậy, mọi nỗ lực của cá nhân sẽ là vô ích nếu bị “con tạo ghét
ghen”. Thông qua khái niệm “mệnh”, Nguyễn Công Trứ đã gián tiếp khoe
tài năng của chính mình.
Nhƣng cũng có lúc tác giả dùng “mệnh” để nói lên sự hạn định của nó với thú vui chơi hƣởng lạc của con ngƣời:
“Hạn lấy tuổi để mà chơi lấy, Cuộc hành lạc bao nhiêu là lãi đấy. Nếu không chơi thiệt ấy ai bù”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Mệnh đã quy định thời gian sống của mỗi cá nhân con ngƣời nên Nguyễn Công Trứ đã không ngần ngại khi nói đến bài toán “được – mất” ,
“lãi – thiệt” trong lúc vui chơi “phỉ chí”.
Trong xã hội phong kiến, ngƣời ta thƣờng bị mơ hồ trƣớc
“mệnh”. “Mệnh” là “thứ mây mù tôn giáo phong khỏa, bịt lối nhận
thức của con người về xã hội,…Hạnh phúc và bất hạnh, giàu và nghèo,
thành đạt và không thành đạt…đều bị quy lý do về mệnh” [32, tr. 71.]
Tuy nhiên, trong bài “Con tạo ghét ghen”, “mệnh” lại đƣợc Nguyễn Công Trứ dùng với nghĩa để ám chỉ vua chúa:
“Bắt bẻ tiều lao hành khốn mãi, Khả quái lão thiên đa ác thái”,
(Con tạo ghét ghen) Sống trong một xã hội:
“Tiền tài hai chữ son khuyên nhược, Nhân nghĩa đôi đường nước chảy đôi”
Dần dần, Nguyễn Công Trứ đã nhận ra đƣợc bản chất của bọn vua chúa “ruột gan không có, có chông gai”. Vua là đấng minh quân tối cao, đại diện cho trời để trị nƣớc cứu đời nhƣng lại trở thành kẻ độc ác, tham lam.
“Mệnh” thƣờng nghiệt ngã với ngƣời quân tử. Để làm giảm đi sự
quy định của “mệnh”, Nguyễn Công Trứ đã chỉ ra lối thoát bằn con đƣờng học vấn:
“Độc thư thiên bất phụ, Hữu chí sự cánh thành”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trời sẽ không phụ ngƣời đọc sách, nếu có chí ắt sẽ thành công. Từ đó, tác giả đi đến khẳng định:
“Hữu chí công danh tài bất lụy, Sơ lai bồng thỉ hựu hà phương”.
(Danh lợi)
Ngƣời có chí lập công danh thì cái tài sẽ không bị giàng buộc bởi số mệnh của trời.