XUẤT HIỆN NHIỀU ĐẠI TỪ

Một phần của tài liệu nghệ thuật tổ chức ngôn từ trong thơ hát nói của nguyễn công trứ (Trang 118 - 120)

Trong hệ thống từ loại tiếng Việt, đại từ nhân xƣng thƣờng đƣợc sử dụng với tần xuất cao để tạo dấu ấn đậm nét cho phong cách cá nhân. Trong thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ, đại từ nhân xƣng ngôi thứ nhất đƣợc biểu thị bằng “ngô, ngã, ta, mình”. Ví dụ:

“Vũ trụ giai ngô phận sự”

(Nợ tang bồng)

“Giang sơn nào có cậy trông mình”.

(Đƣờng công danh)

Là ngƣời có lối sống “ngất ngưởng” nên Nguyễn Công Trứ luôn quan niệm mọi việc lớn lao trong trời đất là phận sự của riêng mình. Để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

làm đƣợc điều đó thì cần phải có tài năng. Các đại từ nhân xƣng (“ngô” 6 lần, “mình” 5 lần, “ta” 8 lần và “ngã” 4 lần) đƣợc tác giả sử dụng với mục đích chủ yếu là để khẳng định và thể hiện mình.

Thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, cũng có sự xuất hiện của cái “ta”:

“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ”.

Người khôn người đến chốn lao xao”.

(Nguyễn Bỉnh Khiêm – Nhàn)

Xét nghĩa của từ “ta” trong câu thơ “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ” thì đó là cái “ta” ẩn dấu, hƣớng vào trong nên Nguyễn Bỉnh Khiêm mới tìm đến những nơi vắng vẻ. Còn trong thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ, cái “ta”

đƣợc phô bày một cách trực tiếp, công khai, hƣớng ra ngoài. Chẳng hạn:

“Thú yên ba trời đất để riêng ta”.

(Thoát vòng danh lợi)

Ngoài đại từ nhân xƣng, trong thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ còn xuất hiện các cụm từ nhân xƣng nhƣ “kẻ tài bộ”, “kẻ rừng nho”, “phận tài hoa”, “đấng anh hùng”, “đấng phi thường”, “Ông Hy văn tài bộ”,

“tay ngất ngưởng”. Những cụm từ này thƣờng đƣợc tác giả sử dụng trong

các bài hát nói diễn tả chí nam nhi để bộc lộ tài năng “thiên bẩm” do

“trời đất ban”:

“Gánh kiền khôn đeo nặng kẻ rừng nho.”

(Nợ công danh)

“Ông Hy văn tài bộ đã vào lồng,”

(Bài ca ngất ngƣởng)

“Kẻ tài bộ đã vào phường vận đạt”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sự xuất hiện các cụm từ, các đại từ nhân xƣng đã làm cho tính cách chủ thể xuất hiện trong thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ mà trƣớc đó thơ trung đại hầu nhƣ bị vắng bóng.

So với đại từ nhân xƣng, từ phiếm chỉ “ai” xuất hiện nhiều hơn cả (80 lần). Ví dụ:

“Trần ai ai biết công hầu là ai”

(Vô cầu)

“Ai chê rằng đểu cũng oan,

Cuộc cờ bốn nước cung đàn một dây”.

(Tài tình)

Trong thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ, đại từ “ai” thƣờng dùng để phiếm chỉ chính tác giả ở những đề tài thuật chí.

Một phần của tài liệu nghệ thuật tổ chức ngôn từ trong thơ hát nói của nguyễn công trứ (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)