XUẤT HIỆN NHIỀU TỪ NGỮ MANG ĐIỂN TÍCH, ĐIỂN CỐ

Một phần của tài liệu nghệ thuật tổ chức ngôn từ trong thơ hát nói của nguyễn công trứ (Trang 111 - 113)

Trong 60 bài thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ có sự xuất hiện của 41 điển tích từ lịch sử Trung Hoa cổ đại. Những bài có nội dung diễn tả chí nam nhi thƣờng xuất hiện các điển tích nhƣ “Luận kẻ sỹ”, “Công khai thác”, “Vô

cầu”,… Chẳng hạn:

“Thơ một túi gieo vần Đỗ, Lý (1)

Rượu lưng bầu rót chén Lưu Linh (2)

Đàn Bá Nha (3) gẩy khúc tính tang tình,

Cờ Đế Thích (4) đi về xe pháo mã”.

(Cầm kỳ thi tửu III)

Khổ thơ trên có 4 điển tích: (1) Chỉ hai nhà thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ nổi tiếng nhất đời Đường về thơ ca. (2) Một người nổi tiếng đời Tấn, uống rượu mà không say. (3) Một người đánh cờ nổi tiếng thời Xuân Thu Chiến Quốc.

(4) Hiệu một ông tiên cao cờ thuở xưa. [7]

Điển tích không chỉ làm cho các dòng thơ hát nói hàm chứa nghĩa sâu sắc, cô đọng mà còn giúp Nguyễn Công Trứ “tiết kiệm lời” đến mức tối đa trong hình thức thể hiện. Điển tích Trung Hoa thƣờng là những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trang anh hùng hào kiệt ở phƣơng diện đức và tài, đƣợc lịch sử ghi nhận, đƣợc nhiều ngƣời biết đến.

Trở lại ví dụ trên, nếu ở những vị trí 1, 2, 3, 4 tác giả không sử dụng điển tích thì hàm lƣợng thông tin trong dòng thơ sẽ bị giảm đi nhiều. Ngƣợc lại, khi điển tích xuất hiện thì giá trị của dòng thơ sẽ đƣợc nâng lên. Nhắc đến thơ Trung Quốc, ngƣời ta sẽ nghĩ ngay đến hai nhà thơ nổi tiếng đời Đƣờng là

“thi tiên” Lý Bạch và“thi thánh” Đỗ Phủ. Hay nhắc tới tiếng đàn, ngƣời ta sẽ

nghĩ ngay tới Bá Nha – ngƣời có tài đánh đàn nổi tiếng “nguy ngô hồ chí tại

cao sơn”, “dương dương hồ chí tại thủy”…Thông qua việc sử dụng các điển

tích trên cho thấy Nguyễn Công Trứ cũng có tài làm thơ, uống rƣợu, đánh đàn, chơi cờ, ông cũng giỏi chẳng khác nào ngƣời đời xƣa. Nói một cách khác đi, Nguyễn Công Trứ sử dụng các từ mang điển tích trong thơ hát nói là để soi sáng tài năng của mình, để khoe tài, trổ tài.

Khảo sát các bài thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ, chúng tôi thấy ở những đề tài về thế thái nhân tình nhƣ “Vịnh Thúy Kiều”, “Gánh gạo đưa

chồng”… thì các điển tích bị vắng bóng.

Thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ không chỉ xuất hiện các điển tích mà còn có sự xuất hiện của các điển cố (30 điển cố). Các điển cố không nằm tập trung ở một đề tài nhƣ điển tích mà nằm rải rác ở đề tài.

Ví dụ bài “Lời tiểu thiếp tự tình” có 1 điển cố “Giọng Hà đông”:

Giọng Hà đông thêm cám cảnh cho ai”.

Điển cố trên đƣợc tác giả lấy từ một câu thơ chữ Hán của Tô đông Pha đời Tống chế một ngƣời sợ vợ hiệu là Long Khâu:

Hốt văn Hà Đông sư tử hồng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhƣ vậy, việc sử dụng các điển cố trong thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ sẽ làm tăng tính liên tƣởng, so sánh, khiến ngƣời ta sẽ nghĩ ngay đến những dòng thơ có nội dung tƣơng tự nó để tìm ra những điểm tƣơng đồng và khác nhau.

Tóm lại, trong thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ xuất hiện rất nhiều từ mang điển tích điển cố.

Một phần của tài liệu nghệ thuật tổ chức ngôn từ trong thơ hát nói của nguyễn công trứ (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)