Trong thơ hát nói, Nguyễn Công Trứ đã sử dụng rất nhiều từ ngữ chỉ không gian rộng lớn nhƣ “vũ trụ”, “non sông”, “bốn bể”, “giang san”,
“vòng trời đất”,…Phần lớn, các từ ngữ này đều nằm trong đề tài thuật chí ở
các bài “Đường công danh”, “Nợ tang bồng”, “Cầm kỳ thi tửu”, “Chí nam
nhi”, “Bốn bể là nhà”,…Ví dụ:
“Vũ trụ giai ngô phận sự, ……v…….v…….
“Phải có danh gì với núi sông”
(Nợ tang bồng)
“Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc”.
(Chí khí anh hùng)
“Hồ thỉ đã quen tay vũ trụ,
Túi giang sơn bốn bể là nhà.”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Với tính cách độc đáo nên tác giả đã tìm đến một không gian tầm cỡ để
“vẫy vùng cho phỉ chí”, “dọc ngang ngang dọc”, để trực tiếp ý thức về vai trò
to lớn của cá nhân mình trong trời đất.
Ngoài không gian tự do, rộng lớn, Nguyễn Công Trứ còn nhắc đến một không gian nhỏ hẹp, tù túng qua từ “lồng”:
“Vũ trụ nội mạc phi phận sự, Ông Hy văn tài bộ đã vào lồng,”
(Bài ca ngất ngƣởng)
Tóm lại, trong thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ các từ ngữ biểu thị không gian rộng lớn nhiều hơn các từ biểu thị không gian nhỏ hẹp. Điều này, chứng tỏ tác giả luôn khát khao tự do trƣớc sự giàng buộc hà khắc của lễ giáo phong kiến chuyên quyền.
Bên cạnh các từ ngữ biểu thị không gian là các từ ngữ biểu thị thời gian của cuộc đời. Nó đối lập hẳn với cái vô hạn, vô trùng của vũ trụ càn khôn bởi đời ngƣời là hữu hạn, con ngƣời chỉ là một sinh linh bé nhỏ tồn tại trong trời đất vĩnh hằng. Trong thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ, từ ngữ biểu thị thời gian có lúc đƣợc thể hiện cụ thể qua giờ, ngày, tháng, mùa, năm:
“Suốt năm canh bên gối mơ hồ,
Chiếc thuyền luống đi về trong bóng nguyệt,”
(Vịnh hậu Xích Bích)
“Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy,
Cảnh phù du trông thấy cũng buồn cười”. (Vịnh nhàn)
“Qua ngày mai lại đến ngày mai”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn “Xuân sang hoa cỏ đua tươi,
Khoe màu quốc sắc trẻ mùi thiên hương,”
(Vịnh màu xuân)
“Mấy trăm năm là mấy trăm năm”.
(Đánh thức ngƣời đời)
Nhiều khi, thời gian đƣợc thể hiện gián tiếp thông qua tuổi tác của con ngƣời:
“Trẻ tạo hóa già ngẩn ngơ lắm việc”
(Tuổi già cƣới vợ hầu)
“Trẻ chẳng thương mà già cũng chẳng tha”.
(Con tạo ghét ghen)
Tạo hóa giống nhƣ một định mệnh, con ngƣời vẫn phải trải qua quy luật cố hữu từ ngàn đời là “sinh, lão, bệnh, tử”. Thông qua các từ ngữ biểu thị thời gian, tác giả đã ý thức đƣợc sự ngắn ngủi của kiếp ngƣời. Do vậy, thời gian trong thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ không chỉ đơn thuần mang nghĩa cụ thể về giờ, ngày, tháng, mùa, năm mà còn là thời gian của sự hƣởng thụ, để hƣởng thụ. Ví dụ:
“Kể chi thằng lên bảy đứa lên năm, Dẫu ba vạn sáu nghìn ngày là mấy chốc.
………v……v…………..
Hạn lấy tuổi để mà chơi lấy,
………v………v………
Nếu không chơi thiệt ấy ai bù.”
(Chơi xuân kẻo hết xuân đi)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bóng quang âm chơi lấy kẻo già.
……..v…………v…………
Thôi thôi chơi cũng là chơi vậy, Biết mùi chơi chưa dễ mấy người”.
(Trong trần mấy mặt làng chơi)
Thời gian là một đi không trở lại nên tác giả đã cố gắng “chơi” kẻo
“hết xuân đi”.