Lối gieo vần chân

Một phần của tài liệu nghệ thuật tổ chức ngôn từ trong thơ hát nói của nguyễn công trứ (Trang 72 - 75)

Thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ chủ yếu gieo vần chân (368 / 487 cặp vần, chiếm 75,6 %) theo quy tắc luân phiên bằng – trắc giữa các cặp vần với nhau tính từ dòng thứ 2 trở đi. Ví dụ bài “Gánh trung hiếu”:

Dòng 1: “Vũ trụ chức phận nội,

Dòng 2: Đấng trượng phu một túi kinh luân.

Dòng 3: Thượng vị đức, hạ vị dân,

Dòng 4: Sắp hai chữ quân thân mà gánh vác. Dòng 5: Có trung hiếu nên đứng trong trời đất,

Dòng 6: Không công danh thời nát với cỏ cây

Dòng 7: Chí tang bồng hồ thỉ dạ nào khuây,

Dòng 8: Phải hăm hở ra tài kinh tế, Dòng 9: Người thế giả nợ đời là thế,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dòng 10: Của đồng lần thiên hạ tiêu chung. Dòng 11: Hơn nhau hai chữ anh hùng”.

(Gánh trung hiếu)

có 5 cặp vần chân ở các vị trí dòng 2 và 3, 4 và 5, 6 và 7, 8 và 9, 10 và 11. Tóm lại, trong thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ, các cặp vần chân luôn chiếm ƣu thế về mặt số lƣợng, cố định về mặt vị trí.

Trong thơ hát nói của Nguyễn Bá Xuyến, các cặp vần chân thƣờng không cố định về mặt vị trí. Chẳng hạn trong bài “Bất quá tức sở cư”

“Bất quá tức sở cư chi vị, Hoặc xuân du hoặc hạ thưởng, Hoặc thu ẩm hoặc đông ngâm. Người đầm sen biết thú sen đầm, ….v…v…

Của Nguyễn Bá Xuyến thì vần chân đƣợc gieo từ âm tiết cuối dòng thứ 3. Còn trong bài “Tu kỉ đãn tri” thì vần chân lại đƣợc gieo từ âm tiết cuối dòng 2:

“Tu kỉ đãn tri vi lạc thiện, Trí thân vị tất độc thư đa. Phận ở trời mà họa của nhà, …………..v………v……….

Sau Nguyễn Công Trứ, lối gieo vần chân trong thơ hát nói của Dƣơng Khuê, Nguyễn Khuyến,…đã ổn định hơn, không bị xáo trộn về vị trí nhƣ của các bậc tiền bối. Bài “Vườn Bùi chốn cũ” của Nguyễn Khuyến, các cặp vần chân đã đúng về mặt vị trí theo luật bằng trắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vườn Bùi chốn cũ

Bốn mươi năm lụ khụ về đây,

Trông ngoài sân đua nở mấy chồi cây. Thú khâu hác lâm tuyền âu cũng thế, Bành Trạch cầm xoang ngâm trước ghế. Ôn Công rượu nạt chuốc chiều xuân. Ngọn gió xuân ngoảnh lại lệ đầm khăn, Chí thương hải tang điền qua mấy lớp. Ngươi chớ hận Lỗ Hầu chẳng gặp, Như lơ thơ tóc trắng làm chi, Đi về sao chẳng về đi.”

Khác với thơ hát nói, thể Từ của Trung Quốc chỉ dùng một loại vần cố định (cùng bằng hoặc cùng trắc). Chẳng hạn điệu “Mãn giang hồng”:

“Nộ phát xung quan, Bằng lan xứ,

Tiêu tiêu vũ yết. Đài vọng nhỡn,

Ngưỡng thiên trường khiếu, Tráng hoài khích liệt.

Tam thập công danh trần dữ thổ, Bát thiên lý lộ vân hòa nguyệt. Mặc đẳng nhàn,

Bạch liễu thiếu niên đầu. Không bi thiết,

…..v….v…..”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghệ thuật tổ chức ngôn từ trong thơ hát nói của nguyễn công trứ (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)